Nguyên Sinh Vật Là Gì Lớp 6? - Toploigiai

Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số nguyên sinh vật có cấu tạo đa bào, nhân thực, có thể quan sát bằng mắt thường. Cùng Toploigiai tổng hợp kiến thức về nguyên sinh vật là gì lớp 6 trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục nội dung 1. Nguyên sinh vật là gì2. Vai trò của nguyên sinh vật3. Bệnh do nguyên sinh vật gây nên4. Trắc nghiệm về nguyên sinh vật

1. Nguyên sinh vật là gì

Đa số nguyên sinh vật là những cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số nguyên sinh vật có cấu tạo đa bào, nhân thực, có thể quan sát bằng mắt thường.

Nguyên sinh vật đa dạng về hình dạng và môi trường sống:

- Trùng roi xanh: Sống ở bề mặt ao hồ, di chuyển bằng roi bơi dài.

- Trùng biến hình: Sống ở bề mặt ao hồ, hình dạng luôn thay đổi do hình thành chân giả để di chuyển và bắt mồi.

- Trùng giày: Sống ở bề mặt nước cống, rãnh hoặc bề mặt nước đục, di chuyển bằng lông bơi.

- Trùng sốt rét: Sống bắt buộc trong tuyến nước bọt của muỗi Anophen và trong máu của người, gây bệnh sốt rét.

- Tảo lục đơn bào: Sống ở các ao, hồ, mương, rãnh và nơi đất ẩm, tế bào có lục lạp chứa diệp lục.

>>> Xem thêm: Thế giới sinh vật được tổ chức như thế nào?

2. Vai trò của nguyên sinh vật

a. Vai trò trong tự nhiên

- Tảo quang hợp cung cấp oxy cho các động vật dưới nước

- Là nguồn thức ăn cho các động vật lớn hơn

- Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác

nguyên sinh vật là gì lớp 6

b. Vai trò đối với con người

- Một số tảo có giá trị dinh dưỡng cao được chế biến thành thực phẩm chức năng

- Nhiều loại rong biển được con người dùng làm thức ăn hoặc dùng trong chế biến thực phẩm.

- Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong sản xuất chất dẻo, chất khử mùi, sơn, chất cách điện, cách nhiệt, …

- Một số nguyên sinh vật có vai trò quan trọng trong các hệ thống xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch của môi trường nước.

>>> Xem thêm: Vi sinh vật khuyết dưỡng là gì?

3. Bệnh do nguyên sinh vật gây nên

Các loại bệnh do nguyên sinh vật gây ra trong cộng đồng (loại bệnh, nguyên nhân, giải pháp)

* Bệnh sốt rét:

Nguyên nhân: Người bị sốt rét do trong cơ thể xuất hiện loại ký sinh trùng Plasmodium gây nên. Loại ký sinh trùng này gây truyền nhiễm ở người thông qua muỗi cái Anophen chích vào máu. Từ đó kí sinh trùng tìm đường vào tế bào gan của người nhiễm bệnh và sinh sôi. Khi tế bào gan đột ngột bị phá vỡ, kí sinh trùng theo đó thoát ra và xâm nhập và sinh sôi thêm ở các tế bào hồng cầu rồi lại tiếp tục phá vờ, sinh sôi ở các tế bào hồng cầu.

Cách phòng tránh:

+ Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, dọn sạch những khu vực ẩm ướt, nhiều bụi bẩn để ngăn chặn muỗi phát triển. Nếu được lắp lưới chống muỗi ở khu vực cửa ra vào, cửa sổ…

+ Phun tồn lưu trong nhà, xịt chống côn trùng hoặc áp dụng các mẹo đuổi muỗi.

+ Mắc mùng và nhét mùng cẩn thận khi ngủ để tránh nguy cơ muỗi đốt vào ban đêm.

* Bệnh kiết lỵ:

Nguyên nhân: Kiết lỵ có thể do một số nguyên nhân gây ra. Nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh kiết lỵ. Các loại vi trùng bao gồm shigella, campylobacter, E. coli, salmonella và các loại vi khuẩn khác. Kiết lỵ lây lan khi vi khuẩn có trong phân hoặc trên ngón tay bẩn được đưa vào bụng. Không có thói quen rửa tay và ăn thực phẩm bị ô nhiễm có thể gây ra tình trạng này. Kiết lỵ thường có ở các trung tâm chăm sóc ban ngày, nhà dưỡng lão, trại tị nạn và những nơi khác mà điều kiện sống chật chội và vệ sinh môi trường kém.

Cách phòng tránh:

+ Rửa tay thường xuyên và cẩn thận với xà phòng.

+ Nếu con bạn đang ở độ tuổi quấn tã và bị nhiễm vi khuẩn, sau khi thay tã xong phải lau sạch khu vực xung quanh với chất khử trùng như thuốc tẩy gia dụng pha loãng và đặt tã trong thùng rác có nắp đóng kín. Sau đó, rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.

+ Những người bị nhiễm vi khuẩn không nên chuẩn bị thức ăn hoặc rót nước cho người khác. Vi khuẩn kiết lỵ có mặt trong phân bệnh nhân bị bệnh tiêu chảy trong vòng 1 hoặc 2 tuần sau khi các triệu chứng đã dừng lại.

4. Trắc nghiệm về nguyên sinh vật

Câu 1: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?

A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.

Trả lời:

Đáp án: C

Câu 2: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?

A. Trùng Entamoeba                

B. Trùng Plasmodium

C. Trùng giày

D. Trùng roi

Trả lời:

Đáp án: A

Câu 3: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?

A. Trùng roi          

B. Tảo         

C. Trùng giày        

D. Trùng biến hình

Trả lời:

Đáp án: B

Câu 4: Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào?

A. Đường tiêu hóa                    

B. Đường hô hấp

C. Đường tiếp xúc                    

D. Đường máu

Trả lời:

Đáp án: D

Câu 5: Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?

A. Mắc màn khi đi ngủ               

B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy

C. Phát quang bụi rậm              

D. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt

Trả lời:

Đáp án: D

Câu 6: Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?

A. Mọc thêm roi                         

B. Hình thành bào xác

C. Xâm nhập qua da                 

D. Hình thành lông bơi

Trả lời:

Đáp án: B

Câu 7: Trùng kiết lị kí sinh ở đâu trên cơ thể người?

A. Dạ dày             

B. Phổi                 

C. Não                  

D. Ruột

Trả lời:

Đáp án: D

Câu 8: Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?

A. Sốt, rét run, đổ mồ hôi                    

B. Đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói

B. Da tái, đau họng, khó thở               

D. Đau tức ngực, đau họng, đau cơ

Trả lời:

Đáp án: B

Câu 9: Ý nào sau đây không phải là vai trò của nguyên sinh vật với con người?

A. Cộng sinh tạo mối quan hệ cần thiết cho sự sống của con người

B. Cung cấp thực phẩm cho con người

C. Dùng làm nguyên liệu trong sản xuất chất dẻo

D. Chỉ thị độ sạch của nước

Trả lời:

Đáp án: A

--------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu nguyên sinh vật là gì lớp 6? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Từ khóa » đa Số Nguyên Sinh Vật Là Những Cơ Thể Nào