Nguyên Tắc 4S Cho Doanh Nghiệp Khởi Sự Kinh Doanh
Có thể bạn quan tâm
- Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng
- EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon
- Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương
- Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành
- Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu
- Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025
- Lần đầu khởi nghiệp, tiếp cận nhà đầu tư ra sao?
- CEO Google nói gì với doanh nhân và cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam?
Ngoài ra còn có mô hình phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) và nhiều lý thuyết, học thuật tương tự để các doanh nhân có thể áp dụng trong quá trình vận hành doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với những doanh nghiệp khởi sự, việc áp dụng tất cả các nguyên tắc ấy chưa chắc đã mang lại hiệu quả, mà ngược lại còn có thể làm rối quy trình. Chuyên trang về khởi nghiệp Entrepreneur cho rằng một doanh nghiệp khởi sự chỉ cần áp dụng nguyên lý 4S dưới đây:
1. Service (Dịch vụ)
Có phải bạn đã tìm ra được giải pháp cho một vấn đề hay một nhu cầu của khách hàng?
Có phải giải pháp của bạn sẽ góp phần cải thiện cuộc sống của khách hàng?
Cho dù bạn đang sản xuất một sản phẩm hay cung cấp một dịch vụ hữu hình thì kiểu gì bạn cũng phải đem lại giá trị cho khách hàng. Có thể là bạn tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới nhưng cũng có thể sản phẩm đã có trên thị trường còn thiếu hoặc chưa được tốt như của bạn.
Thế nên hãy tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề đó.
2. System (Hệ thống)
Bạn có thể tự mình sản xuất và phân phối các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn nghĩ ra?
Hay do người khác sản xuất và cung cấp nó cho bạn?
Hãy hình dung rõ ràng về hệ thống sản xuất và cung ứng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Đôi khi ý tưởng của bạn quá mới hay quá sáng tạo nên cần một khoản tiền lớn và nhiều nguồn lực để triển khai nhưng bản thân bạn không đủ lực. Trong khi đó, nếu ý tưởng này qua tay một công ty hoặc một đơn vị khác thì lại cho ra sản phẩm một cách nhanh gọn và hiệu quả. Trong trường hợp này, bạn có thể ký một thỏa thuận cấp phép để doanh nghiệp khác làm.
Cũng do công ty mới thành lập nên bạn sẽ phải quyết định nhiều vấn đề quan trọng khác, từ cơ cấu công ty cho đến việc quản lý tài chính và theo dõi sổ sách. Thậm chí, thời gian đầu bạn vẫn phải làm những công việc hành chính trên, nhưng sau này bạn có thể giao chúng cho nhân viên dưới quyền.
Ưu tiên hàng đầu của bạn là đáp ứng và gia tăng nhu cầu.
3. Strategy (Chiến lược)
Làm thế nào để thu hút được khách hàng đầu tiên?
Bạn đã nghĩ đến việc làm thế nào để kiếm được khách hàng thứ 1 triệu chưa?
Làm thế nào bạn sẽ khuếch trương quy mô kinh doanh?
Hay làm thế nào để rút lui khỏi công ty sau khi đạt được mục tiêu lợi nhuận chưa?
Rất nhiều doanh nghiệp mở công ty từ một ý tưởng tuyệt vời nhưng sau một thời gian ngắn thì họ hết tiền và chỉ muốn rút lui. Lý do có thể là vì họ không đủ khả năng phát triển doanh nghiệp hoặc ôm đồm quá nhiều (hay quá ít) mảng kinh doanh.
Giải pháp tốt nhất là hãy chuẩn bị một chiến lược dài hạn bên cạnh những mục tiêu ngắn hạn để đảm bảo chắc chắn rằng bạn đang đưa công ty mình đi đúng hướng. Chiến lược của bạn càng linh hoạt thì bạn càng dễ thành công.
Việc lập kế hoạch ngay từ khi mới bắt đầu là một thách thức đối với hầu hết các doanh nghiệp khởi sự vì không phải ai cũng đủ kinh nghiệm để lường trước những gì có thể xảy ra. Đây cũng là lý do vì sao bạn phải tìm kiếm sự tư vấn, hỗ trợ của những nhà tư vấn giỏi và thậm chí cả những người đồng sáng lập giàu kinh nghiệm.
Tóm lại, bạn luôn luôn phải chuẩn bị sẵn chiến lược và kế hoạch cho doanh nghiệp mình.
4. Spine (Can đảm)
Bạn có đủ động lực để bắt đầu?
Nếu đã có được 3 chữ S trên, chữ S cuối cùng mà bạn cần để gầy dựng một doanh nghiệp mới là sự can đảm. Bạn cũng nên hiểu rằng rất nhiều các doanh nghiệp khởi sự gặp thất bại. Thế nên bạn hoàn toàn có thể không thành công với lần kinh doanh đầu tiên nhưng hãy dùng chính những kinh nghiệm và bài học rút ra được từ những lần vấp ngã đó làm lên thành công của công ty và tạo nên một doanh nhân xuất sắc nhất.
Hãy nghĩ đơn giản rằng lập nghiệp cũng giống như hẹn hò. Những lần làm quen đầu bao giờ cũng khó nhất vì bạn sẽ cảm thấy lo lắng không biết mọi chuyện sẽ ra sao. Nhưng càng về sau, mọi thứ sẽ trở nên quen thuộc và dễ dàng hơn.
6 bẫy kinh doanh các nhà khởi nghiệp cần tránh Theo Janet Attard - Nhà sáng lập, CEO của trang Bussinessknowhow.com, đồng thời là CEO của Công ty truyền thông Attard Communications Inc, việc dồn hết tiền... #khởi nghiệp # startup # nguyên tắc khởi nghiệp # marketing #khởi nghiệp bán hàng # khởi nghiệp kinh doanh # khởi sự kinh doanh Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon
- Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương
- Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành
- Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu
- Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025
- Liên minh Doanh nhân Vùng Vịnh lớn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam
- ThaiBinh Seed ghi dấu ấn với Giải Vàng Chất lượng quốc gia
- Tanimex đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi khu công nghiệp Tân Bình
- Vinhomes và Tập đoàn Nomura Real Estate hợp tác chiến lược trong lĩnh vực phát triển bất động sản
- Trước thềm 2025: Thị trường co-working space tại TP.HCM có diễn biến đáng chú ý
- Hỗ trợ doanh nghiệp sẽ rất khác
- 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- 2 Hà Nội cập nhật bảng giá đất, có nơi lên tới 695 triệu đồng/m2
- 3 Lo lắng về giá vàng năm 2025
- 4 Đường đi của thủ tục đầu tư đặc biệt
- 5 Thúc tiến độ hạng mục kết nối với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up
Từ khóa » Tiêu Chuẩn 4s Trong Giao Tiếp Là Gì
-
4s Trong Giao Tiếp Kinh Doanh Là Gì - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Quy Tắc 4S Mà Bất Cứ Ai Muốn Khởi Nghiệp Thành Công đều Phải Làm ...
-
Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Bệnh Viện - TailieuXANH
-
4 Nguyên Tắc (4S) Quan Trọng Giúp Bạn Khởi Nghiệp Thành Công
-
Tomorrow Marketers Academy - 4. Kỹ Năng Giao Tiếp Để Biết Mình ...
-
Nhà Khởi Nghiệp Và Nguyên Tắc 4S - Viện Kế Toán & Quản Trị Doanh ...
-
Tiêu Chuẩn Nhân Viên Lễ Tân Khách Sạn 4 Sao
-
Trình Tự Ngủ 4s/5s Giúp Trấn An Bé Yêu
-
Đại Lý ô Tô 4s Là Gì?
-
Bài Giảng Những Vấn đề Chung Về Giao Tiếp
-
Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Ngành Khách Sạn
-
HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP NHÓM ĐÔI DÀNH CHO TRẺ ĐẶC BIỆT( P1)
-
Cửa Hàng 4S Là Gì - Học Tốt