Nguyên Tắc 4S Cho Doanh Nghiệp Khởi Sự Kinh Doanh
Có thể bạn quan tâm
- Nguyên tắc "1 cộng 1 bằng 3" và tiết lộ lần đầu của Coteccons về công thức tạo "deal" bền vững
- Trao Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án FDI dệt may tại Ninh Thuận
- KDI Holdings nhận cú đúp giải thưởng tại Chương trình bình chọn “Dự án đáng sống năm 2024”
- Xuất khẩu 76,3 tỷ USD hàng hóa sang thị trường CPTPP
- Phòng cháy chữa cháy Liên Việt: Giải pháp khác biệt trong hoạt động thi công PCCC
- Tổng công ty Hàng hải tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Ấn Độ
- Lần đầu khởi nghiệp, tiếp cận nhà đầu tư ra sao?
- CEO Google nói gì với doanh nhân và cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam?
Ngoài ra còn có mô hình phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) và nhiều lý thuyết, học thuật tương tự để các doanh nhân có thể áp dụng trong quá trình vận hành doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với những doanh nghiệp khởi sự, việc áp dụng tất cả các nguyên tắc ấy chưa chắc đã mang lại hiệu quả, mà ngược lại còn có thể làm rối quy trình. Chuyên trang về khởi nghiệp Entrepreneur cho rằng một doanh nghiệp khởi sự chỉ cần áp dụng nguyên lý 4S dưới đây:
1. Service (Dịch vụ)
Có phải bạn đã tìm ra được giải pháp cho một vấn đề hay một nhu cầu của khách hàng?
Có phải giải pháp của bạn sẽ góp phần cải thiện cuộc sống của khách hàng?
Cho dù bạn đang sản xuất một sản phẩm hay cung cấp một dịch vụ hữu hình thì kiểu gì bạn cũng phải đem lại giá trị cho khách hàng. Có thể là bạn tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới nhưng cũng có thể sản phẩm đã có trên thị trường còn thiếu hoặc chưa được tốt như của bạn.
Thế nên hãy tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề đó.
2. System (Hệ thống)
Bạn có thể tự mình sản xuất và phân phối các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn nghĩ ra?
Hay do người khác sản xuất và cung cấp nó cho bạn?
Hãy hình dung rõ ràng về hệ thống sản xuất và cung ứng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Đôi khi ý tưởng của bạn quá mới hay quá sáng tạo nên cần một khoản tiền lớn và nhiều nguồn lực để triển khai nhưng bản thân bạn không đủ lực. Trong khi đó, nếu ý tưởng này qua tay một công ty hoặc một đơn vị khác thì lại cho ra sản phẩm một cách nhanh gọn và hiệu quả. Trong trường hợp này, bạn có thể ký một thỏa thuận cấp phép để doanh nghiệp khác làm.
Cũng do công ty mới thành lập nên bạn sẽ phải quyết định nhiều vấn đề quan trọng khác, từ cơ cấu công ty cho đến việc quản lý tài chính và theo dõi sổ sách. Thậm chí, thời gian đầu bạn vẫn phải làm những công việc hành chính trên, nhưng sau này bạn có thể giao chúng cho nhân viên dưới quyền.
Ưu tiên hàng đầu của bạn là đáp ứng và gia tăng nhu cầu.
3. Strategy (Chiến lược)
Làm thế nào để thu hút được khách hàng đầu tiên?
Bạn đã nghĩ đến việc làm thế nào để kiếm được khách hàng thứ 1 triệu chưa?
Làm thế nào bạn sẽ khuếch trương quy mô kinh doanh?
Hay làm thế nào để rút lui khỏi công ty sau khi đạt được mục tiêu lợi nhuận chưa?
Rất nhiều doanh nghiệp mở công ty từ một ý tưởng tuyệt vời nhưng sau một thời gian ngắn thì họ hết tiền và chỉ muốn rút lui. Lý do có thể là vì họ không đủ khả năng phát triển doanh nghiệp hoặc ôm đồm quá nhiều (hay quá ít) mảng kinh doanh.
Giải pháp tốt nhất là hãy chuẩn bị một chiến lược dài hạn bên cạnh những mục tiêu ngắn hạn để đảm bảo chắc chắn rằng bạn đang đưa công ty mình đi đúng hướng. Chiến lược của bạn càng linh hoạt thì bạn càng dễ thành công.
Việc lập kế hoạch ngay từ khi mới bắt đầu là một thách thức đối với hầu hết các doanh nghiệp khởi sự vì không phải ai cũng đủ kinh nghiệm để lường trước những gì có thể xảy ra. Đây cũng là lý do vì sao bạn phải tìm kiếm sự tư vấn, hỗ trợ của những nhà tư vấn giỏi và thậm chí cả những người đồng sáng lập giàu kinh nghiệm.
Tóm lại, bạn luôn luôn phải chuẩn bị sẵn chiến lược và kế hoạch cho doanh nghiệp mình.
4. Spine (Can đảm)
Bạn có đủ động lực để bắt đầu?
Nếu đã có được 3 chữ S trên, chữ S cuối cùng mà bạn cần để gầy dựng một doanh nghiệp mới là sự can đảm. Bạn cũng nên hiểu rằng rất nhiều các doanh nghiệp khởi sự gặp thất bại. Thế nên bạn hoàn toàn có thể không thành công với lần kinh doanh đầu tiên nhưng hãy dùng chính những kinh nghiệm và bài học rút ra được từ những lần vấp ngã đó làm lên thành công của công ty và tạo nên một doanh nhân xuất sắc nhất.
Hãy nghĩ đơn giản rằng lập nghiệp cũng giống như hẹn hò. Những lần làm quen đầu bao giờ cũng khó nhất vì bạn sẽ cảm thấy lo lắng không biết mọi chuyện sẽ ra sao. Nhưng càng về sau, mọi thứ sẽ trở nên quen thuộc và dễ dàng hơn.
6 bẫy kinh doanh các nhà khởi nghiệp cần tránh Theo Janet Attard - Nhà sáng lập, CEO của trang Bussinessknowhow.com, đồng thời là CEO của Công ty truyền thông Attard Communications Inc, việc dồn hết tiền... #khởi nghiệp # startup # nguyên tắc khởi nghiệp # marketing #khởi nghiệp bán hàng # khởi nghiệp kinh doanh # khởi sự kinh doanh Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- Nguyên tắc "1 cộng 1 bằng 3" và tiết lộ lần đầu của Coteccons về công thức tạo "deal" bền vững
- Trao Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án FDI dệt may tại Ninh Thuận
- KDI Holdings nhận cú đúp giải thưởng tại Chương trình bình chọn “Dự án đáng sống năm 2024”
- Xuất khẩu 76,3 tỷ USD hàng hóa sang thị trường CPTPP
- Phòng cháy chữa cháy Liên Việt: Giải pháp khác biệt trong hoạt động thi công PCCC
- Tổng công ty Hàng hải tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Ấn Độ
- 17 doanh nghiệp Việt Nam nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women
- Thay “chiếc áo” quá chật cho doanh nghiệp nhà nước
- M&A trong logistics còn nhiều rào cản pháp lý
- "Ông lớn" xăng dầu tại Ninh Bình bị thu hồi giấy phép kinh doanh
- Sumitomo Corporation đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vào Rikkeisoft
- 1 Bộ Giao thông Vận tải có bộ trưởng mới
- 2 Luật mới có hiệu lực, nhà đầu tư bất động sản thay đổi “khẩu vị”
- 3 Người Việt đứng thứ hai thế giới về tiền số, đại biểu kiến nghị phải thu thuế
- 4 Hà Nội sẽ có nhà hát Opera hiện đại bậc nhất, rộng hơn 25.000 m2
- 5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/11
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
- Sống xanh, sống sang tại Vinhomes Golden River
- Bất động sản nhà phố “tăng tốc”, The Larita đón sóng đầu tư khu Tây TP.HCM
- Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024
Từ khóa » Chiến Lược 4t
-
KIỂM SOÁT RỦI RO - LinkedIn
-
Quản Trị Chiến Lược - Chương 5 (4T) Phân Tích Tình ... - TaiLieu.VN
-
Nguyên Tắc "4T" Trong Kinh Doanh - Ngọc Thắng
-
Quản Trị Chiến Lược - Chương 5 (4T) Phân Tích Tình ... - Tài Liệu Mới
-
Những Chiến Lược Quản Lý Rủi Ro Hiệu Quả - Business - Envato Tuts+
-
Chiến Lược 4T để Trở Thành Người Chồng Lý Tưởng - Tình Yêu
-
Công Thức 4T Giúp Kiếm Tiền Từ Chứng Khoán Năm 2022
-
Elevator Pitch Và Công Thức 4T Cho Người Bán Hàng B2B
-
Quản Trị Rủi Ro: Chiến Lược & Quy Trình Trong Thời đại Mới | ITD Vietnam
-
Nestlé Việt Nam đã Sử Dụng Chiến Lược 4T Như Thế Nào để được ...
-
Biển Đông Và Nguyên Tắc 4T - Đại Học Hoa Sen
-
Quản Trị Chiến Lược - Chương 5 (4T) Phân Tích Tình Thế CL & Các ...
-
Elevator Pitch Là Gì? - Công Thức 4T Và 12 Ví Dụ Cụ Thể - B Coaching
-
Biển Đông Và Nguyên Tắc 4T - Vietnamnet