Nguyên Tắc Khách Quan Trong Triết Học - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Bản chất của nguyên tắc khách quan trong triết học
  • Nội dung nguyên tắc khách quan trong triết học
  • Vận dụng nguyên tắc khách trong hoạt động thực tiễn

Khi nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, chúng ta thấy rằng vật chất quyết định ý thức nhưng ý thức lại tác động trở lại đối với vật chất đó là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trên cơ sở mỗi quan hệ biện chứng này, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã rút ra được nguyên tắc khách quan. Vậy cơ sở lý luận và vận dụng của nguyên tắc khách quan trong triết học là gì?

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến nguyên tắc khách quan.

Bản chất của nguyên tắc khách quan trong triết học

Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, triết học Mác – Lenin đã rút ra nguyên tắc phương pháp luận là phải xuất phát trừ thực tế khách quan.

Xuất phát từ thực tế khách quan tức là xuất phát từ tính khách quan của vật chất, chúng ta phải xuất phát từ bản thân sự vật, không thể tùy tiện gán cho sự vật cái mà nó không có hoặc là nó chưa có. Trong hoạt động thì chúng ta phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, mục tiêu, phương hướng thì đều phải xuất phát từ thực tế khách quan. Tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con người.

Như vậy, xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan có ý nghĩa rất lớn cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Có thể khái quát được rằng bản chất của nguyên tắc khách quan đó là khi đánh giá, phân tích sự vật hiện tượng nào đó thì chúng ta phải đánh giá đúng như sự vật thể hiện như vậy. Chúng ta không được gán cho sự vật cái mà nó không có. Khi chúng ta bôi hồng hoặc to đen sự vật là chúng ta vi phạm nguyên tắc khách quan trong đánh giá.

Nội dung nguyên tắc khách quan trong triết học

– Thế nào là tôn trọng điều kiện khách quan, quy luật khách quan?

Mỗi chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng như chính sự tồn tại của nó, không bị những tếu tố chủ quan chi phối để nhận thức sai lệch, tô hồng hay bôi đen cho sự vật, cần phải có phương pháp nhận thức thức khoa học và tuân thủ theo các nguyên tắc phương pháp luận trong triết học để luôn tôn trọng điều kiện khách quan.

+ Trong mọi hoạt động, khi đề ra phương hướng hoạt động phải căn cứ vào điều kiện khách quan, quy luật khách quan để đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả và không bị các yếu tố khách quan cản trở.

+ Khi xác định phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động phải căn cứ vào các quy luật khách quan để lựa chọn phương pháp, cách thức phù hợp với từng điều kiện khách quan đảm bảo cho sự phát triển của đối tượng tác động và hoạt động đó theo đúng ý thức của mỗi người.

+ Có kế hoạch điều chỉnh mục tiêu của bản thân cho phù hợp khi điều kiện khách quan có sự biến đổi để phát huy ý thức của bản thân luôn năng động và sáng tạo trong mọi điều kiện khách quan.

– Phát huy tính năng động chủ quan: theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì ý thức không thụ động mà nó có tính động lập, tương đối với vật chất và nó tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Bản chất của ý thức mang tính năng động, sáng tạo.

+ Tri thức khoa học và vận dụng tri thức khoa học có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Vì tri thức khoa học giúp cho hành động của mỗi người trở đúng quy luật và có hiệu quả hơn.

+ Luôn phát huy tính tích cực của ý thức và tìm tòi cái mới, phương pháp mới. Vì những yếu tố này giúp ta phát triển bật phá, khác biệt so với những cá nhân khác luôn hoạt động theo quy luật mà không chịu đổi mới.

+ Luôn phát huy tính sáng tạo vì sáng tạo mới giúp phát triển trí tuệ và tạo nên đột phá, biết dự đoán một cách khoa học, phù hợp quy luật khách quan khi đó chúng ta có thể đối phó với những biến đổi của quy luật khách quan.

Vận dụng nguyên tắc khách trong hoạt động thực tiễn

– Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: nguyên tắc khách quan đòi hỏi con người trong hoạt động thực tiễn phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, lấy khách quan làm cơ sở, phương tiện hoạt động.

Những đường lối, chủ trương, chính sách của phải xuất phát từ thực tế xã hội trong từng giai đoạn khác nhau. Trong các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam trước đây chúng ta luôn xác định điều kiện tất yếu diễn ra cuộc cách mạng từ đó đề ra chủ trương, đường lối phù hợp. Điều kiện khách quan như: sự chín muồi của mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội tạo nên cuộc khủng hoảng về chính trị sâu sắc hay sự vực dậy của nông dân khi bị áp bức, bóc lột quá sức chịu đựng…

– Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam: xuất phát từ việc tôn trọng các điều kiện tất yếu để thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, đòi hỏi phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường do vật các sản phẩm, hàng hóa phải được sản xuất dựa trên nền tảng vững chắc của cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại với cơ cấu phù hợp với chi phí có thể bỏ ra của nền kinh tế, tăng khả năng tích lũy cho nền kinh tế, từ đó góp phần phát triển nền kinh tế.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến cơ sở lý luận và vận dụng của nguyên tắc khách quan trong triết học là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Từ khóa » Ví Dụ Xuất Phát Từ Thực Tế Khách Quan