Nguyên Tắc, Quy Trình Mua Sắm Tài Sản Công Tại Cơ Quan Nhà Nước
Có thể bạn quan tâm
Như chúng ta đã biết thì tài sản công là tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân, được nhà nước đại diện chủ sở hữu quản lý, theo đó trong các trường hợp mua sắm tài sản nhà nước thì mua sắm tài sản công phải được thực hiện chặt chẽ theo nguyên tắc, quy trình mua sắm tài sản công tại cơ quan Nhà nước do pháp luật quy định. Vậy nguyên tắc, quy trình mua sắm tài sản công tại cơ quan Nhà nước được quy định và thực hiện ra sao? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Cơ sở pháp lý: Luật quản lý sử dụng tài sản công 2017
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Nguyên tắc mua sắm tài sản công tại cơ quan Nhà nước:
- 2 2. Quy trình mua sắm tài sản công tại cơ quan Nhà nước:
- 2.1 2.1. Hồ sơ mua sắm tài sản nhà nước, mua sắm tài sản công:
- 2.2 2.2. Số lượng bộ hồ sơ:
- 2.3 2.3. Lệ phí
1. Nguyên tắc mua sắm tài sản công tại cơ quan Nhà nước:
Căn cứ theo quy định tại Điều 31. Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước Luật quản lý sử dụng tài sản công quy định cụ thể như sau:
1. Việc mua sắm trụ sở làm việc và tài sản công khác được áp dụng trong trường hợp cơ quan nhà nước chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức nhưng Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công.
2. Việc mua sắm tài sản công được thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung hoặc mua sắm phân tán.
3. Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng bắt buộc đối với tài sản thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Đối với tài sản không thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản cùng loại thì có thể thống nhất gộp thành một gói thầu để giao cho một trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mua sắm hoặc giao cho đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc mua sắm.
4. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Như vậy theo quy định được đề ra thì việc mua sắm tài sản công được thực hiện theo quy định của pháp luật căn cứ dựa trên ngoài tuân thủ theo các nguyên tắc thực hiện như trên để tiếp tục phát huy hiệu quả của phương thức mua sắm tài sản tập trung, Chính phủ sẽ chỉ đạo tổng kết, đánh giá việc thực hiện thí điểm và mở rộng triển khai trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó cũng cần thực hiện các kế hoạch và giải pháp để hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản, hàng hoá của các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước.
Bên cạnh đó thiết lập và hình thành tổ chức chuyên trách mua sắm tài sản công cũng là vấn đề rất cần thiết, hàng hoá theo phương thức tập trung ở các bộ, ngành, địa phương. Để tránh vi phạm pháp luật và những trường hợp lợi dụng việc mua sắm tài sản công để chuộc lợi thì các cơ quan có thểm quyền cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán việc mua sắm công của các bộ, ngành, địa phương và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm.
Đối với mỗi quốc gia thì tài sản công được đánh giá là một trong các nguồn lực quan trọng, có phạm vi rộng, chiếm giữ tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của mỗi quốc gia và tài sản công cũng được xem là nguồn lực nội sinh, tài chính để phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của mỗi quốc gia vậy nên việc mua sắm tài sản công phải được thực hiện chặt chẽ và tuân thủ theo quy định của pháp luật về nguyên tắc mua sắm. Theo quy định thì Nhà nước là chủ sở hữu (hoặc đại diện chủ sở hữu) và thống nhất quản lý đối với tài sản công nên vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công để tránh các hành vi tham nhũng cũng cần thiết được đặt ra. Việc mua sắm tài sản công hiện nay như đã biết thì hệ thống này đã hình thành được hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ và đồng bộ để thực hiện công tác quản lý, sử dụng tài sản công được hợp lý và tuân thủ đúng quy định khi mua sắm. Pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công đã xác lập rõ đối tượng được giao quản lý, sử dụng đối với mỗi loại tài sản công gắn với quyền và nghĩa vụ của tập thể và cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quản lý, sử dụng tài sản công và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công đồng bộ gắn với trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn định mức trong toàn bộ quá trình quản lý tài sản công và từ đó có thể thiết lập cơ chế thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm toán đối với tài sản công; nâng cao tính công khai trong quản lý, sử dụng tài sản công và thực hiện xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để từng bước nắm chắc, nắm đầy đủ hiện trạng và tình hình biến động của tài sản công…2. Quy trình mua sắm tài sản công tại cơ quan Nhà nước:
2.1. Hồ sơ mua sắm tài sản nhà nước, mua sắm tài sản công:
Hồ sơ đề nghị mua sắm tài sản gồm:
+ Văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước có nhu cầu mua sắm tài sản: 01 bản chính;
+ Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
+ Danh mục tài sản đề nghị mua sắm (chủng loại, số lượng, giá dự toán, nguồn kinh phí): 01 bản chính;
+ Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị mua sắm tài sản (nếu có): 01 bản sao
Bước 1. Tiếp nhận văn bản
Tất cả văn bản của các cơ quan và các đơn vị có liên quan đến việc thực hiện mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung phải được chuyển sang cho cán bộ văn thư làm các thủ tục theo quy trình về xử lý công văn đến và Sau khi tiếp nhận văn bản về mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung do Giám đốc phân công hoặc Trưởng phòng phân công cán bộ thực hiện
Bước 2. Giải quyết công việc
1.Tổng hợp nhu cầu mua sắm
Tất cả tài sản thuộc danh mục mua sắm tài sản tập trung cấp tỉnh do các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đề nghị mua sắm theo phương thức tập trung nộp đúng thời hạn quy định đều phải được tổng hợp vào Bảng tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung theo mẫu số 03/TSC-MSTT ban hành kèm theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
2.2. Số lượng bộ hồ sơ:
Theo quy định của Luật đấu thầu.
2.3. Lệ phí
Theo quy định của Luật đấu thầu.
Như vậy dựa trên các quy định về nguyên tắc và quy trình mua sắm tài sản công cần được thực hiện theo đúng quy định được đề ra, theo đó để hoàn thiện các thủ tục theo quy định thì cần hoàn thiện hơn nữa các hệ thống văn bản phá luật vì hiện nay hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công còn chưa đầy đủ. Một số loại tài sản hoặc lĩnh vực còn thiếu các văn bản để điều chỉnh làm cơ sở tổ chức thực hiện cụ thể các văn bản quy định cụ thể về việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với một số loại tài sản kết cấu hạ tầng như đối với các cơ sở hạ tầng cấp nước sạch, hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch, hạ tầng kỹ thuật… Một số nội dung về khai thác tài sản công để lắp đặt máy ATM, trạm thu phát tín hiệu BTS, đặt tấm pin năng lượng mặt trời… chưa được quy định cụ thể.
Hiện nay các loại tài sản công thuộc sở hữu của nhà nước, tập thể, nói rộng ra là thuộc sở hữu của toàn dân. Theo đó nên việc giữ gìn, bảo quản tài sản công phải tuân thủ những quy định chặt chẽ của pháp luật. Bên cạnh đó thực tế hiện nay cho thấy, việc lãng phí, thất thoát trong việc sử dụng tài sản nhà nước đang diễn ra khá nghiêm trọng, mức độ lãng phí có xu hướng ngày càng gia tăng trên nhiều phương diện. Từ xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất, xây dựng trụ sở, sử dụng ô tô, xe máy đến thiết bị văn phòng;… gây bức xúc trong dư luận xã hội vì thế nên để có thể thực hiện đúng quy định về mua sắm tài sản công cần có hướng dẫn và kiểm tra cũng như rà soát kĩ càng hơn.
Để giải quyết tốt hơn các vấn đề mua sắm tài sản công chúng tôi cho rằng cần phải ban hành hướng dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật và mức giá dự toán của tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung của bộ, cơ quan trung ương, địa phương phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng và nhu cầu sử dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Kết hợp với các hoạt động tổ chức thanh tra, kiểm tra, không những vậy cần phải giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định của pháp luật trong việc mua sắm tập trung, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong mua sắm tập trung và liên quan tới tài sản công của nhà nước của các chủ đầu tư, đơn vị mua sắm tập trung, các nhà thầu và đơn vị quản lý, sử dụng hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng thông qua các nội dung này sẽ góp phần nâng cao hiểu biết về bảo vệ tài sản công cung như việc mua sắm đúng quy định.Từ khóa » Việc Mua Sắm Tài Sản Công
-
Quy định Về Mua Sắm Tài Sản Nhà Nước, Mua Sắm Tài Sản Công
-
Quy định Của Pháp Luật Về Mua Sắm Tài Sản Công Phục Vụ Hoạt động ...
-
1. Thủ Tục: Quyết định Mua Sắm Tài Sản Công Phục Vụ Hoạt động Của ...
-
Tăng Hiệu Quả Mua Sắm Tài Sản Công Theo Phương Thức Tập Trung
-
THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN VIỆC MUA SẮM TÀI SẢN NHÀ NƯỚC ...
-
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ, SỬ ...
-
Quản Lý Chặt Chẽ Mua Sắm Tài Sản Công - Tạp Chí Thuế
-
Đã Có Quy định Quản Lý Chặt Chẽ Việc Mua Sắm Tài Sản Công
-
Quyết định 08/2016/QĐ-TTg Quy định Việc Mua Sắm Tài Sản Nhà ...
-
Các Hình Thức Mua Sắm Tài Sản Công
-
Thông Tư Quy định Chi Tiết Về Việc Mua Sắm Tài Sản Nhằm Duy Trì Hoạt ...
-
Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
-
Thẩm Quyền Quyết định Mua Sắm Tài Sản Nhà Nước
-
Bộ Tài Chính Tăng Cường Quản Lý Việc Mua Sắm Tài Sản, Hàng Hóa Từ ...