Nguyên Tắc SMART Là Gì Và Cách Lập SMART Năm 2022

Nguyên tắc SMART là gì? Nguyên tắc quản lý thời gian bạn không nên bỏ qua

Trong bất cứ hoạt động sống, công việc gì cũng cần có một mục tiêu thúc đẩy, nhưng nếu bạn thắc mắc đặt nó ra sao cho hiệu quả thì hãy cùng tìm hiểu chuyên sâu đề tài nguyên tắc SMART là gì? mà ThuthuatOffice giới thiệu ngay bên dưới.

Nguyên tắc SMART là gì?

Nội Dung Bài Viết

  • 1 Nguyên tắc SMART là gì?
  • 2 Nguyên tắc SMART trong quản lý thời gian
  • 3 Nguyên tắc SMART trong kinh doanh
  • 4 Nguyên tắc SMART trong học tập
  • 5 Mục tiêu khi áp dụng nguyên tắc SMART là gì?
  • 6 Cách lập quy tắc SMART như thế nào?
  • 7 Một vài ví dụ về mục tiêu SMART trong kinh doanh

Nguyên tắc SMART là gì?

Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu Nguyên tắc SMART là gì?

Nguyên tắc SMART còn gọi là nguyên tắc THÔNG MINH (theo nghĩa tiếng Anh của từ) giúp định hình và nắm giữ mục tiêu của bạn trong tương lai; qua các yếu tố trong nguyên tắc, bạn sẽ xác định những khả năng mà mình có thể làm được và xây dựng kế hoạch cụ thể để hiện thực hóa những mục tiêu đó.

Nguyên tắc SMART là gì

Vậy các yếu tố trong nguyên tắc SMART là gì?

S – Specific (tính cụ thể): Mục tiêu bạn đề ra cần rõ ràng, cụ thể, không mơ hồ và bạn hoặc người khác có thể hình dung được ngay khi nghe đến.

Ví dụ: mục tiêu của tôi hôm nay là viết hai bài theo chủ đề đã định và có độ dài 800 từ mỗi bài.

Bạn có thể sử dụng các câu hỏi để cụ thể hóa mục tiêu:

  • Bài viết về chủ đề gì?
  • Yêu cầu bao nhiêu từ cho mỗi bài viết?
  • Số lượng bài viết yêu cầu cho mỗi ngày là bao nhiêu?

M – Measurable (tính đo lường được): Mục tiêu đề ra cần có yếu tố định lượng, đo lường được để kiểm soát tiến độ thực hiện công việc. Trong một số trường hợp, chúng ta cần chọn mốc đo lường cụ thể. Chẳng hạn, thay vì “chúng tôi đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 50%” và không biết tăng trưởng vào giai đoạn nào, so với mốc thời gian nào.

A – Achievable (tính khả thi): Mục tiêu cần đảm bảo tính thách thức, thúc đẩy bạn/ doanh nghiệp vươn xa hơn, phát huy sức mạnh nội tại. Điều này đồng nghĩa với việc không chọn mục tiêu quá dễ dàng thực hiện vì phí công sức và dễ sinh ra tự mãn; cũng không chọn mục tiêu vượt quá khả năng thực hiện, làm những điều vô ích, bỏ qua cơ hội.

R – Relevant (tính liên quan): Mục tiêu cần có tính liên quan đến giá trị lâu dài mà bạn, doanh nghiệp, tổ chức muốn hướng đến. Nếu không, mọi công sức mà bạn/ doanh nghiệp đã thực hiện đều vô ích (đối với mục tiêu lớn).

T – Time bound/ Timely (giới hạn thời gian): Giới hạn thời gian cụ thể tạo động lực thúc đẩy bạn, doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu kịp tiến độ. Khi thời gian đóng vai trò như “giám thị”, bạn/ doanh nghiệp sẽ tập trung vận dụng nội lực, phá vỡ thế ù lì, chậm rãi. Ví dụ: Công ty cây xanh A cần phủ xanh 300 điểm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trước ngày 31/01/2022.

Nguyên tắc SMART trong quản lý thời gian

Trong quản lý thời gian, lợi ích mang lại từ việc áp dụng nguyên tắc SMART là gì?

  • Mục tiêu được cụ thể hóa, giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức.
  • Bạn có thể đo lường mục tiêu, giúp bạn kiểm soát công việc dễ dàng.
  • Dự đoán khả năng hoàn thành mục tiêu theo từng tiến trình thực hiện.
  • Giúp bạn xác định mức độ thích hợp của mục tiêu.
  • Tối ưu hóa thời gian thực hiện mục tiêu.
  • Thiết lập mục tiêu thông minh để quản lý thời gian hiệu quả.

Nguyên tắc SMART là gì?

Nguyên tắc SMART trong kinh doanh

Hiểu được nguyên tắc SMART là gì và cách thức thực hiện sẽ mang lại những lợi ích trong hoạt động kinh doanh:

Đối với nhân viên: nhân viên hình dung, cụ thể hóa mục tiêu thực hiện công việc được giao, từ đó có giải pháp thực hiện một cách hiệu quả. Khi nhân viên hiểu được mục tiêu đó là gì, một dòng tư tưởng liền mạch từ cấp lãnh đạo đến nhân cấp dưới được hình thành, cùng hướng đến mục tiêu chung của công ty, tránh việc mơ hồ.

Đối với cấp lãnh đạo công ty: ban lãnh đạo nắm bắt được nhân sự bên dưới đã thực hiện đúng yêu cầu công việc chưa, có khúc mắc chỗ nào hay không và tiến hành hỗ trợ điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, nguyên tắc SMART còn tạo điều kiện tạo và kiểm soát mục tiêu kinh doanh. Kết quả mang lại là tiết kiệm được thời gian, công sức, nguồn nhân lực, tài chính cho doanh nghiệp.

Nguyên tắc SMART là gì

Nguyên tắc SMART trong học tập

Việc học tập cũng như trong kinh doanh đều cần thiết lập mục tiêu nhằm thực hiện công việc một cách thông minh. Thông thường đối với các bạn học sinh, sinh viên chưa biết nguyên tắc SMART là gì và cách vận dụng thế nào. Nếu không có phương pháp riêng hiệu quả nào khác thì rất dễ dẫn đến mất phương hướng, lỡ cơ hội, thời gian. Vì thực tế các bạn học sinh, sinh viên chưa có nhiều trải nghiệm thực tế và đã quen với cách học truyền thống ở trường lớp. Trường hợp đã đi làm, học tập bổ sung kiến thức yêu cầu người học sắp xếp thời gian thông minh bên cạnh công việc chính.

Các bạn học sinh, sinh viên nếu hiểu nguyên tắc SMART là gì sẽ tạo nền tảng cơ bản nhận thức được khả năng bản thân và tối ưu hóa năng lực đó.

Mục tiêu khi áp dụng nguyên tắc SMART là gì?

Việc sử dụng nguyên tắc SMART nhằm hướng đến xây dựng và đo lường hiệu quả mục tiêu công việc ban đầu – giá trị lâu dài bạn muốn hướng đến. Dù cho ý định sử dụng SMART của bạn là để hoàn thành, tăng hiệu quả công việc gì đi nữa thì nguyên tắc SMART cũng chỉ phục vụ một mục đích chính.

Ví dụ: mục đích ban đầu của công ty ABC nguồn gốc Nhật Bản là tăng thị phần ở Việt Nam lên vị trí số 1 trong vòng 5 năm đến 2025. Các mục tiêu nhỏ được đề ra nhằm hoàn thành mục đích lớn như: xây dựng thêm 10 nhà máy ở các tỉnh phía Nam có công suất 10 triệu sản phẩm/nhà máy mỗi tháng, sản phẩm được bày bán trên kệ hàng của tất cả các đối tác bán lẻ ở Việt Nam cho đến cuối năm 2022,… Nguyên tắc SMART được áp dụng vào các mục tiêu nhỏ này.

Nguyên tắc SMART là gì?

Cách lập quy tắc SMART như thế nào?

Một câu hỏi bạn sẽ đặt ra đó chính là cách lập nguyên tắc SMART là gì? Bạn hãy làm theo các bước sau:

Bước 01: Xác định mục tiêu. Mục tiêu đề ra càng cụ thể càng có ích cho việc thực hiện, tiết kiệm thời gian, công sức. Việc xác định hướng đi đúng, phù hợp cho bạn là yếu tố then chốt đầu tiên tối quan trọng.

Bước 02: Gắn mục tiêu với yếu tố định lượng, đo lường được. Cần chọn yếu tố, đơn vị đo lường phù hợp.

Nguyên tắc SMART là gì?

Bước 03: Xác định tính khả thi của mục tiêu. Cần tìm ra khả năng vốn có của bản thân, doanh nghiệp, xác định điểm yếu và thách thức từ thị trường để có cái nhìn khách quan, đánh giá chính xác khả năng thực hiện mục tiêu.

Bước 04: Xem xét tính liên quan đến giá trị lâu dài mà bạn muốn hướng đến. Mục tiêu hiện tại bạn đưa ra trong ngắn hạn hoặc dài hạn đều có chung những mục đích cuối cùng hoặc một mục tiêu có tính bao quát hơn.

Có thể ví dụ như trong kinh doanh là lợi nhuận, thị phần; trong học tập là tốt nghiệp loại giỏi, đậu vào trường đại học danh giá như Harvard…

Bước 05: Đặt ra thời gian thực hiện và hoàn thành mục tiêu. Mốc thời gian cũng là một yếu tố quan trọng cần chú ý vì nó đóng vai trò động lực thúc đẩy. Cần lựa chọn và điều chỉnh thời gian thực hiện mục tiêu hợp lý, không quá gấp cũng không quá dài một cách không cần thiết.

Bước 06: Cam kết thực hiện mục tiêu.

Trước khi tiến hành thực hiện bạn cần hiểu rõ nguyên tắc SMART là gì, như vậy mới mang lại hiệu quả cao nhất.

Một vài ví dụ về mục tiêu SMART trong kinh doanh

Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu một số ví dụ cho đề tài Nguyên tắc SMART là gì:

Ví dụ 01: 

S – Cụ thể: Tôi muốn cải thiện thu nhập hàng tháng. M – Đo lường: Tôi muốn cải thiện thu nhập lên thêm ít nhất 5 triệu đồng mỗi tháng. A – Khả thi: Với năng lực, kinh nghiệm làm việc hiện nay, tôi muốn cải thiện thu nhập lên thêm ít nhất 5 triệu đồng mỗi tháng. R – Liên quan: Với năng lực, kinh nghiệm làm việc hiện nay, tôi muốn cải thiện thu nhập lên thêm ít nhất 5 triệu đồng mỗi tháng, nhằm mục đích đầu tư chứng khoán sinh lời dài hạn. T – Thời gian: Với năng lực, kinh nghiệm làm việc hiện nay, tôi muốn cải thiện thu nhập lên thêm ít nhất 5 triệu đồng mỗi tháng, từ tháng 07/2021 này, nhằm mục đích đầu tư chứng khoán sinh lời dài hạn.

Nguyên tắc SMART là gì?

Ví dụ 2: Một ví dụ thực tế khác sau khi hiểu rõ nguyên tắc SMART là gì.

S – Cụ thể: Tôi muốn kênh YouTube của mình tăng lượt view. M – Đo lường: Tôi muốn kênh YouTube của của mình tăng lượt view tổng lên mức 1000.000. A – Khả thi: Với nền tảng kiến thức SEO và thương hiệu cá nhân, tôi muốn kênh YouTube của của mình tăng lượt view tổng lên mức 1000.000. R – Liên quan: Với nền tảng kiến thức SEO và thương hiệu cá nhân, tôi muốn kênh YouTube của của mình tăng lượt view tổng lên mức 1000.000, nhằm cải thiện thu nhập từ quảng cáo YouTube. T – Thời gian: Với nền tảng kiến thức SEO và thương hiệu cá nhân, tôi muốn kênh YouTube của của mình tăng lượt view tổng lên mức 1000.000 tính đến tháng 10/2021, nhằm cải thiện thu nhập từ quảng cáo YouTube.

Trên đây ThuthuatOffice đã giới thiệu cho bạn nguyên tắc SMART là gì và cách thức thực hiện như thế nào. Nếu bạn có thắc mắc gì thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Xem thêm:

  • Văn hóa doanh nghiệp là gì?
  • Talent Acquisition là gì
  • Kaizen là gì?

Hy vọng với những thông tin bạn vừa đọc được, lần tới khi có ai đó hỏi nguyên tắc SMART là gì, bạn có thể trôi chảy trả lời và đưa ra lời khuyên từ kinh nghiệm bản thân. Đừng quên Like, Share, Comment lan tỏa kiến thức cho cộng đồng và tạo động lực thôi thúc ThuthuatOffice khai thác, tìm tòi nhiều kiến thức bổ ích nhé.

Là gì -
  • Chất lượng dịch vụ là gì? Bí mật cho sự thành công vượt bật không nên bỏ lỡ

  • PDCA là gì và cách áp dụng cho doanh nghiệp cực hiệu quả

  • Chạy Deadline là gì và 7 mẹo nhỏ để khắc phục trễ Deadline

  • Viên chức là gì? Những hiểu biết về viên chức mà ai cũng cần phải nắm rõ

  • Bách phân vị là gì? Ứng dụng bách phân vị trong y học mà bạn chưa biết

  • Kế hoạch là gì và 3 bước lập một kế hoạch hoàn chỉnh

  • Kỹ năng chuyên môn là gì? 6 điều thú vị về kỹ năng chuyên môn mà bạn cần biết

Từ khóa » Nguyên Tắc Smart Trong Quản Lý Thời Gian Là Gì