Nguyên Tắc Sơ Chế Thực Phẩm Tránh Rước Bệnh Vào Người

Để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh cho thực phẩm cũng như hương vị và dinh dưỡng của món ăn, thì các đầu bếp của nhà hàng cần phải tuân thủ những nguyên tắc sơ chế thực phẩm cơ bản nhất. Nó cũng được xem là yếu tố tạo nên sự chuyên nghiệp cho một người đầu bếp. Cùng tìm hiểu những nguyên tắc nào sẽ được áp dụng trong quy trình sơ chế nguyên liệu ở bài viết này của thucpham.com.

1. Nguyên tắc vệ sinh trước và sau khi sơ chế thực phẩm

Đối với người thực hiện sơ chế nguyên liệu, cần phải rửa sạch tay trước và sau khi làm việc, tốt nhất là rửa tay bằng xà phòng với nước ấm khoảng 20s sẽ giúp an toàn cho sức khỏe con người, hạn chế vi khuẩn có trong thực phẩm gây bệnh như giun, sán, kí sinh trùng…Nếu trên tay có vết thương hở, trầy xước, nên băng kín để vết thương không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, tránh nhiễm trùng. Đặc biệt là các loại thực phẩm tươi sống như cá, thịt, hải sản…thì càng cẩn trọng hơn.

Nguyên tắc vệ sinh cũng được áp dụng với dụng cụ, thiết bị sử dụng để sơ chế thực phẩm. Ví dụ như dao, thớt, hộp đựng, chậu rửa, bồn rửa…sau khi sơ chế xong cần rửa sạch với xà phòng. Với nguyên liệu và đồ tươi sống thì nên dùng nước nóng để khử trùng.

so-che-thuc-pham2

Kiểm tra thực phẩm trước khi sơ chế

2. Nguyên tắc không để chung và sơ chế thực phẩm sống và chín

Để chung, sơ chế nguyên liệu sống và chín, thực phẩm khô cùng với nhau là một sai lầm nghiêm trọng khi sơ chế thực phẩm. Chúng sẽ dễ dàng bị nhiễm trùng và gây bệnh đường ruột cho người ăn, vì vậy, khi sơ chế, cần tách riêng các loại thực phẩm này với nhau. Các loại đồ dùng, dụng cụ để sơ chế đồ sống và đồ chín, đồ khô cũng phải riêng biệt.

Sau khi sơ chế xong thực phẩm, chúng ta để riêng chúng trong những túi đựng, hộp đựng riêng. Khi chưa sử dụng tới, nếu bỏ chúng vào tủ lạnh cũng cần để trong các ngăn riêng, vì thực phẩm có thể bị chảy nước, nhất là đồ tươi sống, nếu để lẫn chung với nhau, nước sẽ chảy ra và ngấm vào thực phẩm khác, dẫn tới nguy cơ bị nhiễm khuẩn sẽ rất cao và gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

Xem thêm: Cách bảo quản thịt trong tủ lạnh để lâu mà vẫn tươi ngon

3. Rửa sạch tất cả các loại thực phẩm

Tất cả các loại thực phẩm khi được mua về đều cần phải rửa lại, ngay cả với những loại được đóng gói trong siêu thị cũng cần lấy ra rửa sạch. Không thể chắc chắn rằng rau củ, thịt đóng trong túi đều đã sạch, có thể vẫn còn tồn dư hóa chất hoặc dính bẩn. Vì vậy, cần rửa sạch sẽ đảm bảo thực phẩm an toàn hơn.

Với rau củ quả tươi, trước khi gọt nên rửa sạch để loại bỏ chất bẩn, bùn đất. Tiếp tục rửa lại lần nữa sau khi gọt vỏ xong và cuối cùng là gọt lại lần nữa để đảm bảo sạch sẽ nhất.

Đối với những loại thịt gia súc, gia cầm tươi, chú ý rửa nhiều lần, nhất là phần vết mổ, chúng có thể sẽ bị dính bẩn trong quá trình giết mổ và vận chuyển.

Các loại nguyên liệu sống như cá – hải sản, khi sơ chế thực phẩm cần được rửa kỹ cả bên trong và bên ngoài, bỏ nội tạng, tiết, vây, vảy…

Nếu là loại thực phẩm khô như nấm khô, các loại hạt, rau khô, miến gạo…cần phải rửa sạch và ngâm với nước ấm trước khi nấu.

Một kinh nghiệm nhỏ nữa trong khâu rửa thực phẩm chính là ngâm với nước muối hoặc nước vo gạo khi rửa sẽ giúp loại bỏ nhanh hơn và hiệu quả hơn chất bẩn, hóa chất còn tồn dư.

so-che-thuc-pham1

Rửa sạch tất cả các loại thực phẩm

4. Giữ bề mặt bếp, khu vực sơ chế thực phẩm luôn khô ráo

Thực phẩm rất dễ sinh ra vi khuẩn và bị nhiễm trùng, đặc biệt là ở nơi ẩm ướt, vì vậy, khi sơ chế, chúng ta nên giữ bề mặt bếp hoặc khu vực sơ chế ở trạng thái khô ráo, sạch sẽ. Các dụng cụ như thớt, dao, rổ, hộp đựng, bàn bếp…cần phải rửa sạch, lau khô trước và sau khi dùng. Khăn lau tay, lau dụng cụ cũng nên được luộc lại với nước nóng để khử trùng.

Với những nguyên tắc cơ bản trong sơ chế thực phẩm như trên, các bà nội trợ hãy áp dụng hằng ngày, giúp mang tới sự an toàn, đảm bảo sức khỏe, tránh bệnh tật cho gia đình, khách hàng, người dùng.

Xem thêm: Biện pháp xử lý ngộ độc thực phẩm cấp tốc tại nhà

Từ khóa » Sơ Chế Thực Phẩm Là Gì