Nguyên Tắc Thế Quyền Trong Bảo Hiểm Là Gì? - Generali
Có thể bạn quan tâm
Dịch vụ bảo hiểm hoạt động dựa trên nhiều nguyên tắc khác nhau, trong đó có nguyên tắc thế quyền. Vậy nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm là gì? Bài viết sau sẽ giải đáp và cung cấp thông tin chi tiết cho bạn về nguyên tắc thế quyền.
1. Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm là gì
Để hiểu được cặn kẽ bảo hiểm có nghĩa là gì, hãy tìm hiểu kỹ tất cả các thuật ngữ cũng như nguyên tắc liên quan đến bảo hiểm. Trong dịch vụ bảo hiểm, nguyên tắc thế quyền (Principle of subrogation) còn có tên gọi khác là nguyên tắc chuyển quyền đòi bồi thường. Nguyên tắc này là sự mở rộng và là hệ quả của nguyên tắc bồi thường.
Áp dụng nguyên tắc thế quyền giúp người tham gia bảo hiểm có quyền đòi bồi thường từ người chịu trách nhiệm việc gây ra tai nạn, tổn thất. Đồng thời nguyên tắc này có giá trị pháp lý, cho phép công ty bảo hiểm lấy lại khoản tiền tương ứng từ người trực tiếp gây ra tai nạn.
Nguyên tắc thế quyền đảm bảo lợi ích cho cả khách hàng và công ty bảo hiểm
Xem thêm: Đối tượng bảo hiểm là gì?
Đối với nguyên tắc thế quyền, sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ có quyền khiếu nại người gây ra tổn thất bồi thường lại cho mình. Khi gặp sự cố do bên thứ ba gây ra, người tham gia bảo hiểm phải có trách nhiệm ủy quyền, cung cấp các chứng từ liên quan cho công ty bảo hiểm. Chẳng hạn như biên bản, thư từ, bằng chứng cho thấy người thứ ba gây ra tổn thất. Dựa vào đó công ty sẽ thay mặt người tham gia bảo hiểm khiếu nại lại bên thứ ba.
Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm tài sản sẽ hạn chế tối đa thiệt thòi cho cả bên tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm.
Ví dụ: Người tham gia bảo hiểm đang lái xe ô tô và bị một người khác đâm phải. Khi đó công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm. Đồng thời thay mặt người được bảo hiểm để lấy lại số tiền bồi thường từ người gây ra tổn thất trên.
2. Cơ sở của nguyên tắc thế quyền
Cơ sở của nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm là gì?
Nguyên tắc này được xem là biện pháp hạn chế việc kiếm lợi nhuận không hợp pháp từ việc tham gia bảo hiểm. Căn cứ theo Điều Bộ 577 Luật Dân sự năm 2005 như sau:
“Điều 577. Chuyển yêu cầu hoàn trả
- Trong trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả. Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ phải cung cấp cho bên bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết mà mình biết để bên bảo hiểm thực hiện quyền yêu cầu đối với người thứ ba.
- Trong trường hợp bên được bảo hiểm đã nhận số tiền bồi thường thiệt hại do người thứ ba trả, nhưng vẫn ít hơn số tiền mà bên bảo hiểm phải trả thì bên bảo hiểm chỉ phải trả phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và số tiền mà người thứ ba đã trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu bên được bảo hiểm đã nhận tiền bảo hiểm nhưng ít hơn so với thiệt hại do người thứ ba gây ra thì bên được bảo hiểm vẫn có quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và tiền bồi thường thiệt hại.
Bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho bên được bảo hiểm.”
Cơ sở nguyên tắc thế quyền dựa trên các điều luật liên quan
Qua đó, chúng ta có thể hiểu cơ sở của nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm là:
- Số tiền bồi thường cho người được bảo hiểm không vượt quá mức tổn hại thực tế mà họ gánh chịu.
- Số tiền từ bên thứ ba bồi thường cho công ty bảo hiểm không vượt quá số tiền mà công ty đã bồi thường cho người được bảo hiểm.
- Nguyên tắc thế quyền có thể được áp dụng trước hoặc sau khi bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm. Công ty bảo hiểm là đại diện làm việc với các bên liên quan về vấn đề bồi thường này.
- Người được bảo hiểm cần cung cấp chứng từ, biên bản, bằng chứng,... liên quan cho người bảo hiểm để thực hiện nguyên tắc thế quyền.
- Trường hợp không đòi bồi thường từ người thứ ba thì người này sẽ không phải chịu trách nhiệm về tổn thất mặc dù là người trực tiếp gây ra các tổn thất ấy. Đây là sự không công bằng và dẫn đến nhiều hệ lụy xấu nên cần phải chuyển quyền đòi bồi thường cho người bảo hiểm.
Xem thêm: Người thụ hưởng bảo hiểm là gì?
3. Điều kiện thực hiện và tác dụng nguyên tắc thế quyền
3.1 Điều kiện thực hiện nguyên tắc thế quyền
- Người gây ra tổn thất thuộc bên thứ ba và có trách nhiệm bồi thường.
- Những tổn thất có thể bồi thường phải thuộc phạm vi sự kiện bảo hiểm trong quy định hợp đồng bảo hiểm.
- Công ty bảo hiểm đã bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm.
- Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm chỉ áp dụng cho tài sản, không áp dụng cho con người.
Điều kiện áp dụng nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm
3.2 Tác dụng của nguyên tắc thế quyền
- Đối với bên mua bảo hiểm tài sản: Người được bảo hiểm sẽ không nhận bồi thường 2 lần từ bên thứ 3 và công ty bảo hiểm với cùng một tổn thất.
- Đối với doanh nghiệp/công ty bảo hiểm: Nguyên tắc thế quyền sẽ góp phần bù đắp phần tài chính đã bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Xem thêm: Bên mua bảo hiểm trong hợp đồng là gì?
4. Ví dụ ứng dụng nguyên tắc thế quyền
Ví dụ 1:
Anh A (người được bảo hiểm) nhận hàng đã chuyển giao ở cảng (bên thứ 3) và phát hiện thấy hàng bị đổ vỡ. Điều anh A cần làm lúc này là liên hệ với cảng, lập biên bản tổn thất và thông báo cho phía công ty bảo hiểm.
Áp dụng nguyên tắc thế quyền: Số tiền bồi thường đòi lại từ bên thứ 3 không được vượt quá số tiền mà công ty bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm. Bên cạnh đó, các chi phí phát sinh khác để đòi bồi thường từ bên thứ 3 sẽ do công ty bảo hiểm chịu.
Ví dụ 2:
Ô tô con 5 chỗ được bảo hiểm đúng với giá trị. Trong quá trình sử dụng bị đâm bởi xe container, buộc phải sửa chữa và thay thế. Công ty bảo hiểm thực hiện bồi thường số tiền 55.000.000 VNĐ. Theo cảnh sát giao thông, lỗi từ xe container là 70% và xe con là 30%.
Áp dụng nguyên tắc thế quyền: Trường hợp này công ty bảo hiểm đã hoàn thành đúng với cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm. Về phía người được bảo hiểm sau khi đã được bồi thường thì phải lưu quyền đòi lại bên thứ ba cho công ty bảo hiểm.
Nguyên tắc thế quyền giúp đôi bên cùng có lợi
Xem thêm: Tuổi bảo hiểm là gì?
Bài viết đã giúp bạn giải đáp nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm là gì. Có thể thấy nguyên tắc thế quyền có tầm quan trọng rất lớn trong bảo hiểm tài sản. Việc nắm rõ đặc điểm của nguyên tắc thế quyền cũng như các nguyên tắc khác khi tham gia bảo hiểm sẽ đảm bảo lợi ích cho người tham gia bảo hiểm.
Từ khóa » Nguyên Tắc Thế Quyền Hợp Pháp
-
Nguyên Tắc Thế Quyền (Principle Of Subrogation) Trong Bảo Hiểm Là Gì?
-
Nguyên Tắc Thế Quyền Trong Bảo Hiểm Là Gì? Nội Dung Và Các Cơ Cở
-
Nguyên Tắc Thế Quyền Trong Bảo Hiểm Tài Sản Là Gì ? - Luật Minh Khuê
-
Thế Quyền Có áp Dụng Trong Bảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự Không?
-
Tìm Hiểu Về Nguyên Tắc Thế Quyền Trong Bảo Hiểm Tài Sản - TheBank
-
Các Nguyên Tắc Trong Bảo Hiểm - Tổng Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt
-
Các Quyền Trong Bảo Hiểm. Nguyên Tắc Thế Quyền Trong Bảo Hiểm
-
Nguyên Tắc Thế Quyền Trong Bảo Hiểm, Khách Hàng Có Nhận đủ ...
-
Nguyên Tắc Thế Quyền Trong Bảo Hiểm Là Gì? 3 Thông Tin Cần Biết [10 ...
-
Các Quy Tắc Về Lựa Chọn Pháp Luật áp Dụng Trong Hợp đồng Thương ...
-
Contract Insurance 101: Hiểu đúng Về Bảo Hiểm Trong Hợp đồng
-
Chế định Chuyển Yêu Cầu đòi Bồi Hoàn Trong Pháp Luật Bảo Hiểm Tài ...
-
Công Ty Bảo Hiểm THẾ QUYỀN đòi Bồi Thường Thiệt Hại Do NGUỒN ...
-
[PDF] Quy Tắc Bảo Hiểm Tự Nguyện Xe Cơ Giới - PTI