Nguyên Tắc Tối Huệ Quốc Là Gì? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Tối huệ quốc là gì?
- Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
- Mục đích áp dụng nguyên tắc MFN
Tối huệ quốc là một trong những quy chế pháp lý quan trọng trong thương mại quốc tế hiện đại. Quy chế này được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Vậy tối huệ quốc là gì? Nguyên tắc tối huệ quốc là gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Tối huệ quốc là gì?
Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN được thể hiện ngay tại Ðiều I của Hiệp định GATT (mặc dù bản thân thuật ngữ ”tối huệ quốc” không được sử dụng trong điều này).
Theo chế độ tối huệ quốc một quốc gia phải bảo đảm dành cho tất cả các quốc gia đối tác một chế độ ưu đãi thương mại thuận lợi như nhau. Chế độ tối huệ quốc ở từng nước có thể là chế độ có thời hạn hoặc vô thời hạn áp dụng với tất cả các quốc gia khác hoặc một số quốc gia nhất định.
Ví dụ trong giao dịch hàng hóa song phương, quốc gia A quy định quốc gia B sẽ được miễn thuế đối với loại mặt hàng này khi xuất khẩu sang. Ngược lại áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc, quốc gia B cũng sẽ đưa ra những quy định, ưu đãi tương tự đối với quốc gia A.
Chế độ tối huệ quốc thường được áp dụng phổ biến nhất trong các hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các quốc gia.
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
– Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác.
– Nguyên tắc MFN được quy định trong trong Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch 1947 (viết tắt là GATT) áp dụng đối với ”hàng hoá”, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (Ðiều 2 Hiệp định GATS), và sở hữu trí tuệ (Ðiều 4 Hiệp định TRIPS). Cụ thể:
Điều I: Quy định chung về Đối xử tối huệ quốc
1. Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III,* mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện.
2. Các quy định của của Khoản 1 thuộc Điều này không đòi hỏi phải loại bỏ bất cứ một ưu đãi nào liên quan tới thuế nhập khẩu hay các khoản thu không vượt quá mức đã được quy định tại Khoản 4 của Điều này và nằm trong diện được quy định dưới đây:
(a) Ưu đãi có hiệu lực giữa hai hay nhiều lãnh thổ nêu trong danh mục tại phụ lục A, theo các điều kiện nêu trong phụ lục đó;
(b) Ưu đãi có hiệu lực riêng giữa hai hay nhiều lãnh thổ có mối liên hệ về chủ quyền chung hay có quan hệ bảo hộ chủ quyền được nêu tại danh mục B, C, D, theo điều kiện đã nêu ra trong các phụ lục đó;
(c) Ưu đãi chỉ có hiệu lực riêng giữa các nước có chung biên giới nêu trong phụ lục E, F.
3. Các điều khoản của khoản I sẽ không áp dụng với các ưu đãi giữa các nước trước đây là bộ phận của Lãnh thổ Ottoman và được tách từ lãnh thổ Ottoman ra từ ngày 24 tháng 7 năm 1923, miễn là các ưu đãi đó được phép áp dụng theo khoản 5 của điều XXV và do vậy sẽ đươc áp dụng phù hợp với khoản 1 của Điều XXIX.
4. Biên độ ưu đãi áp dụng với bất cứ sản phẩm nào được khoản 2 của Điều này cho phép dành ưu đãi nhưng các Biểu cam kết đính kèm theo Hiệp định này lại không có quy định rõ cụ thể mức biên độ tối đa, sẽ không vượt quá:
(a) Khoản chênh lệch giữa mức đối xử tối huệ quốc và thuế suất ưu đãi nêu trong Biểu, với thuế quan hay khoản thu áp dụng với bất cứ sản phẩm nào đã được ghi trong Biểu tương ứng; nếu trong Biểu không ghi rõ thuế suất ưu đãi, việc vận dụng thuế suất ưu đãi theo tinh thần của điều khoản này sẽ căn cứ vào mức thuế ưu đãi có hiệu lực vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 và nếu trong Biểu cũng không có mức thuế đối xử tối huệ quốc thì áp dụng mức chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi và thuế theo đối xử tối huệ quốc đã có vào ngày 10 tháng 4 năm 1947;
(b) Với mọi khoản thuế quan và khoản thu không ghi cụ thể trong Biểu tương ứng, mức chênh lệch có được vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 sẽ được áp dụng.
Trong trường hợp một bên ký kết có tên trong phụ lục G, ngày 10 tháng 4 năm 1947 tham chiếu đến tại tiểu khoản (a) và (b) trên nêu trên sẽ được thay thế bằng ngày cụ thể ghi trong phụ lục đó.
Điều 4: Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc
Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào được một Thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các Thành viên khác. Được miễn nghĩa vụ này bất kỳ sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào mà một Thành viên dành cho nước khác:
a) trên cơ sở các thoả ước quốc tế về việc giúp đỡ trong tố tụng hoặc thực thi luật theo nghĩa tổng quát chứ không giới hạn riêng biệt về bảo hộ sở hữu trí tuệ;
b) phù hợp với các quy định của Công ước Berne (1971) hoặc Công ước Rome, theo đó sự đãi ngộ không phải là đãi ngộ quốc gia mà là sự đãi ngộ áp dụng tại một nước khác;
c) đối với các quyền của những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình không phải do Hiệp định này quy định;
d) trên cơ sở các thoả ước quốc tế liên quan đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đã có hiệu lực trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực, với điều kiện là các thoả ước đó được thông báo cho Hội đồng TRIPS và không tạo nên sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc bất hợp lý đối với công dân của các Thành viên khác.
Mục đích áp dụng nguyên tắc MFN
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc – MFN trong hệ thống thương mại đa phương tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữa các thành viên khi cùng vào thị trường của một thành viên nào đó.
Chế độ tối huệ quốc đòi hỏi một quốc gia phải bảo đảm dành cho tất cả các quốc gia đối tác một chế độ ưu đãi thương mại thuận lợi như nhau. Cụ thể là trong các điều ước quốc tế về thương mại cũng như luật thương mại quốc gia, đãi ngộ tối huệ quốc thường được thể hiện dưới dạng quy định cho các sản phẩm hàng hoá dịch vụ có xuất xứ từ một quốc gia đối tác được hưởng chế độ thương mại “không kém ưu đãi hơn chế độ ưu đãi nhất” mà quốc gia sở tại dành cho các những sản phẩm hàng hoá dịch vụ tương tự của bất kỳ quốc gia nào khác.
Chế độ đối huệ quốc về bản chất không phải là việc ưu đãi của một quốc gia chủ nhà với từng quốc gia được hưởng chế độ này mà nó chỉ về sự ưu đãi tương tự, giống nhau giữa các quốc gia trong mối liên hệ với quốc gia chủ nhà.
Với sự tồn tại của nguyên tắc đối xử MFN, các quốc gia sẽ được bảo đảm rằng quốc gia đối tác thương mại của mình sẽ không dành cho quốc gia khác chế độ thương mại ưu đãi hơn, qua đó triệt tiêu lợi thế cạnh tranh tự nhiên của họ đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ cụ thể trong cạnh tranh với các quốc gia liên quan đó.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Nguyên tắc tối huệ quốc là gì? Khách hàng quan tâm theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.
Từ khóa » Ví Dụ Về Nguyên Tắc đãi Ngộ Quốc Gia
-
Quy Chế đãi Ngộ Quốc Gia (NATIONAL TREATMENT - Luật Minh Khuê
-
Đãi Ngộ Quốc Gia Là Gì? Nguyên Tắc đãi Ngộ Quốc Gia Bao Gồm Các ...
-
Nội Dung Nguyên Tắc đãi Ngộ Quốc Gia - Cập Nhập Năm 2022
-
Nguyên Tắc đối Xử Quốc Gia - National Treatment - NT - Dân Kinh Tế
-
So Sánh Chế độ đãi Ngộ Quốc Gia Và Chế độ đãi Ngộ Huệ Quốc
-
Tài Liệu Về " Ví Dụ Về Nguyên Tắc đối Xử Quốc Gia " 1 Kết Quả - 123doc
-
Các Nguyên Tắc Pháp Lý CỦA WTO
-
Thực Tiễn áp Dụng Nguyên Tắc Tối Huệ Quốc (mfn) Và đối Xử Quốc Gia ...
-
(PDF) Áp Dụng Nguyên Tắc Không Phân Biệt đối Xử Trong Các Cam Kết ...
-
In Bài Viết - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Cam Kết Chính - Hiệp định CPTPP
-
Đãi Ngộ Quốc Gia Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Câu Hỏi Thường Gặp 23/09/2011 13:59:00 - Tin Bộ Tài Chính
-
Nguyên Tắc đối Xử Quốc Gia Trong Công ước Berne 1886