Nguyễn Văn Quý - Viện Nghiên Cứu Hán Nôm
Có thể bạn quan tâm
TẤM BIA ĐÁ TRÙNG TU LIÊN ĐÀM TỰ BI KÝ
VÀ HAI BÀI TRÂM CỦA HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ DƯƠNG LÂM TẠI CHÙA VÂN ĐÌNH
NGUYỄN VĂN QUÝ - LÊ LIÊMBan Quản lý di tích Hà Tây
Chùa Vân Đình (tên chữ là Liên Đàm tự, Liên Hoa tự) nằm ở phía Đông của làng Vân Đình, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Đây là một ngôi chùa còn nhiều di văn có giá trị. Hiện các nhà nghiên cứu đang tìm niên đại hưng công chính xác của chùa. Theo các bậc cao niên truyền lại, năm 1908 ngôi chùa được trùng tu, khi hạ giải thì thấy trên nóc ghi chữ Hoành Nhi tự (chùa Hoành Nhi) và theo văn bia: Trùng tu Liên Đàm tự bi ký và bài trâm do Tiến sỹ Dương Lâm đề bút, trong đó có ghi như sau: Ngô hương Liên Đàm tự, tuế cửu mộc hoại, cơ ư phế tự (tạm dịch: Chùa Liên Đàm làng ta, lâu năm gỗ nát gần như hỏng hoàn toàn) thì chắc chắn ngôi chùa đã có từ rất lâu đời.
Hiện tại chùa còn lưu giữ 01 văn bia và 02 bài trâm do Tiến sỹ Dương Lâm viết. Dương Lâm vốn là Ân khoa Giải nguyên, Thái tử Thiếu bảo, Vinh lộc Đại phu, Hiệp biện Đại học sỹ, Tiền Binh bộ Thượng thư kiêm Đô sát viện, Tả đô ngự sử, Tổng đốc các xứ Bình Định, Phú Yên.
1. TẤM BIA TRÙNG TU LIÊN ĐÀM TỰ BI KÝ
Bia cao 80cm, rộng 50cm, dầy 12cm; trán bia hình vòng cung trang trí lưỡng long chầu nguyệt, xung quanh có hình các vân mây bổ trợ, trán bia rộng 50cm, cao 10cm, phía dưới trán bia là tiêu đề của bia Trùng tu Liên Đàm tự bi ký; hai bên diềm bia để trơn; lòng bia khắc theo thể chữ chân, nội dung ghi về việc trùng tu ngôi chùa. Qua quá trình điền dã, chúng tôi phiên âm và dịch nghĩa như sau:
Phiên âm:
Tích nhân ngôn, tự phế bất tất tác, vi thử thuyết giả thống. Tam giáo chi kỳ triệt, dục hợp quỹ nhi qui vu Nho chi nhất đồ. Kim đạo quỹ chẩn nhiên hỹ, đối ư Nho giả, dữ Nho tranh đối ư Phật giả, dữ Phật tranh. Thịnh suy tuyệt tục chi giao, phương hoạn ư Nho, tắc hà thích ư Phật, thả kỳ vi giáo dĩ chủ thiện vi tôn nhi tâm tính chi học, bất dữ Nho tương bối trì. Kim huyền ca nhã tụng chi thanh, bất phục văn ư lý hạng. Nhi nghiệp thiền giả, tất thục Hán thư, thông Hán tự vi ngạc. Nghiêm kim cương nại văn bối tự chi phàm mã. Phật chi vị suy giả, Nho chi vị dẫn, tôn Phật tức dĩ tôn nho, tự phế hựu sở tất tác. Ngô hương Liên Đàm tự, tuế cửu mộc hoại, cơ ư phế tự. Tăng chi hà huyện, Duy Đình xã nhân Nguyễn Thanh An, tập hương nhân chi thiện giả, nhi tân chi mỗ dã, ngân mỗ dã, tài mỗ dã, chuyên, thạch, hôi, ngõa... vô lự sổ bách dư bất khả mai, cử trạch kỳ lý đổng kỳ sự, tăng ni cùng kỳ dịch. Thái môn tịnh biển, kim tương phấn sức chi mỹ, tất cụ dĩ.
Duy Tân, Mậu Thân khởi việt.
Khải Định nguyên niên, Bính Thìn thành trưng văn ư dư.
Dư tố bất nịnh Phật, độc ư tang thương lịch duyệt chi dư, thế giáo thịnh suy chi cố, văn chương miễn một chi cục, hải triều bành trướng chi thu, nhân tâm xu hướng chi dị. Bột nhiên hữu hàm ư nho tắc hân, nhiên hữu hạnh ư Phật.
Ư thị hồ ngôn.
Khải Định nguyên niên, thu cửu nguyệt nhị thập nhật.
Ấp trưởng, Tự Đức Mậu Dần, Ân khoa Giải nguyên Thái tử Thiếu bảo, cáo, thụ Vinh lộc Đại phu Trụ quốc Hiệp biện đại học sỹ, Tiền Binh bộ Thượng thư kiêm Đô sát viện, Tả đô ngự sử, Tổng đốc Bình Định, Phú Yên, đẳng xứ địa phương. Đề đốc Quân vụ kiêm Lý lương hướng trí sỹ, Quất Tẩu Dương Lâm Mộng Thạch.
Cẩn ký.
Dịch nghĩa:
BIA GHI VIỆC TRÙNG TU CHÙA LIÊN ĐÀM
Xưa có người từng nói rằng: chùa đã thành phế tích thì chẳng cần làm lại, nói vậy, thực quá lắm ! Con đường mà Tam giáo đã đi, muốn tập hợp về một con đường là Nho giáo. Nay, đường quĩ đạo đã có sự chuyển vận riêng như vậy, đối với người theo Nho thì lấy đạo Nho bàn luận, đối với người theo Phật thì lấy đạo Phật bàn luận. Liền tiếp thịnh suy, đứt nối, lúc đạo Nho hoạn nạn thì lo sao được đạo Phật, nhưng thiết nghĩ sự hướng tới của các tôn giáo đều tôn thờ chữ Thiện làm đầu mà cái Tâm tính của việc học, không cùng với Nho giáo quay lưng mà dong ruổi. Nay, nghe tiếng đàn ca, nhã tụng mà lại không thấy vang trong ngõ xóm, mà nghiệp Thiền ắt sốt sắng với Hán thư, lấy tinh thông Hán tự làm trọng. Vẻ óng ánh của Kim cương sao sánh với lời văn như bờm của con ngựa đang phi. Đạo Phật chưa suy, đạo Nho không mất, tôn đạo Phật tức là đề cao đạo Nho, chùa hỏng có cơ sở làm lại. Chùa Liên Đàm ta lâu năm gỗ đã hỏng nát, gần như thành phế tích, nhà sư Duyên Hà cùng ông Nguyễn Thanh An người xã Duy Đình đã tập hợp những người có thiện tâm trong thôn xây dựng lại như mới vậy. Người góp bạc, người góp gỗ, gạch, đá, vôi, ngói... gộp cả lại con số hơn một trăm có dư, không thể kể hết, lại chọn cử người già có chức sắc trong thôn trông coi công việc, ngoài ra còn có tăng ni trợ giúp. Đến nay, cửa chùa lộng lẫy, gắn biển rực rỡ sắc vàng, hết thảy đều đầy đủ đẹp đẽ.
Triều vua Duy Tân, năm Mậu Thân (1908) khởi công xây dựng.
Triều vua Khải Định thứ nhất, năm Bính Thìn hoàn thành văn bia.
Tôi vốn không đề cao đạo Phật, riêng ở bể dâu đắp đổi, trải xem thế cuộc, các tôn giáo nối tiếp nhau thịnh suy đều có nguyên nhân, văn chương khi còn khi mất, mùa thu làm sóng biển thêm rộng, lòng người xu hướng khác nhau... Bỗng nhiên, nghĩ tới đạo Nho thì vui mừng khôn xiết, song nghĩ cũng có hạnh phúc nơi Phật.
Ấy chính là chỗ dựa cho những lời này của tôi.
Ngày 20 tháng 09, mùa thu năm Khải Định thứ nhất (1916).
Năm Mậu Dần triều vua Tự Đức, Ấp trưởng, Ân khoa giải nguyên Thái tử thiếu bảo, Cáo thụ Vinh lộc Đại phu, Trụ quốc Hiệp biện Đại học sỹ Tiền binh bộ Thượng thư kiêm Đô sát viện, Tả đô ngự sử, Tổng đốc các xứ Bình Định, Phú Yên. Đề đốc quân vụ kiêm Lý lương hướng, trí sỹ, Dương Lâm tự là Mộng Thạch, hiệu là Quất Tẩu.
Kính cẩn đề bút!
2. BÀI TRÂM
Hai bài trâm này treo ở bên tả và bên hữu trên tòa Thượng điện của ngôi chùa, phía dưới là bức nghi môn trang trí hoa văn theo đề tài tứ quí để bổ trợ. Bài trâm được khắc trong lòng của bức long phi theo thể chữ thảo, phía bên tả đề dòng lạc khoản chữ nhỏ, song tiếp đến nội dung bài trâm theo thể tứ tuyệt, bên hữu đề chức tước và phẩm hàm của người viết bài trâm. Xung quanh bức long phi của bài trâm trang trí những gờ nổi hoa dây, trong lòng tạo nền sơn đen còn chữ được sơn son thếp vàng.
2.1 Bài thứ nhất:
Nguyên văn chữ Hán:
龍 飛 丙 辰 春
松 門 寂 寂 樹 陰 陰
四 面 方 壺 一 徑 深
長 跪 寶 玉 來 說 法
潭 清 耦 碧 是 禪 心
太 子 少 保 榮 祿 大 夫 柱 國 協 辯 大 學 士 前 兵 散 橘 叟 陽 題
Phiên âm:
Long phi Bính Thìn xuân
Tùng môn(1) tịch tịch thụ âm âm
Tứ diện phương hồ nhất kính thâm
Trường Qụy bảo Vương lai thuyết pháp
Đàm thanh ngẫu bích thị thiền tâm
Thái tử Thiếu bảo Vinh lộc Đại phu, Trụ quốc Hiệp biện Đại học sỹ Tiền binh tán Quất Tẩu Dương đề.
Dịch nghĩa:
Mùa xuân năm Bính Thìn
Cửa tùng rậm rạp, cây cối âm u
Bốn mặt hồ có con đường nhỏ sâu hun hút
Trường Quỵ, Bảo Vương đến thuyết pháp
Đầm trong như ngọc đúng là thiền tâm.
Tạm dịch thơ:
Rừng thông trước cửa Phật thâm u
Bốn mặt hồ trong xa tít mù
Trường Quỵ, Bảo Vương về thuyết pháp
Đầm xanh tựa ngọc ấy chân tu
2.2. Bài thứ hai:
Nguyên văn chữ Hán:
龍 飛 丙 辰 春
四 碧 燈 光 一 卷 經
更 深 覺 夢 數 鍾 聲
輪 迵 佛 若 生 斯 庶
雲 在 青 天 水 在 瓶
維 新 丙 辰 正 月 望 日 翰 林 院 典 薄 少 石 楊 嗣 拜 奉 書.
Phiên âm:
Long phi Bính Thìn xuân
Tứ bích đăng quang nhất quyển kinh(2)
Canh thâm giác mộng sổ chung thanh
Luân hồi Phật nhược sinh tư thứ
Vân tại thanh thiên, thủy tại bình
Duy Tân Bính Thìn chính nguyệt vọng nhật Hàn lâm viện Điển bạ Thiếu Thạch Dương tự bái phụng thư.
Dịch nghĩa:
Mùa xuân năm Bính Thìn
Bốn viên ngọc bích sáng rọi quyển kinh
Đêm khuya tỉnh mộng nghe thấy mấy tiếng chuông
Kiếp luân hồi thuận sinh vạn vật
Mây ở trời xanh, nước ở bình
Tháng Giêng năm Bính Thìn niên hiệu Duy Tân (1916), Hàn Lâm viện Điển bạ Thiếu Thạch Dương tự bái phụng thư,
Tạm dịch thơ:
Bốn viên ngọc bích sáng chân kinh
Đêm khuya chuông gióng ngộ tâm mình
Luân hồi thuận sinh muôn vạn vật
Mây ngự trời xanh nước ở bình.
Chú thích:
(1) Tùng môn: thuật ngữ Phật giáo, thường để chỉ tự viện (chùa chiền) Thiền Tông, cho nên cũng gọi là Thiền lâm, vì dùng rừng cây Chiên đàn thơm tho để ví với rừng cây thanh tịnh là chỗ ở của Long tượng Phật môn, bởi vậy cũng gọi là Chiên đàn lâm (rừng Chiên đàn). Tới đời sau, tự viện các tông Giáo luật... cũng bắt chước chế độ Thiền lâm mà gọi là Tùng lâm. Trong Tùng lâm, tài sản nhà chùa là của chung, tiếp đãi tăng chúng thập phương theo một qui củ nhất định gọi là Thập phương tùng lâm, hơn nữa Tùng lâm còn có các công đức là khả năng sản sinh ra trí tuệ, thần thông cho nên gọi là Công đức tùng lâm.
(2) Kinh: thuật ngữ Nho giáo, kinh sách sớm nhất là Mặc kinh. Mặc Tử có Kinh và Thuyết. Kinh là một số mệnh đề có tính chất đề cương, Thuyết là giảng giải nói rõ ý nghĩa của Kinh./.
Thông báo Hán Nôm học 2006 (tr.617-623)
Từ khóa » Chữ Quý Trong Hán Nôm
-
Tra Từ: Quý - Từ điển Hán Nôm
-
Tra Từ: Quý - Từ điển Hán Nôm
-
Quý - Wiktionary Tiếng Việt
-
Quý 贵: Quý Trọng, đáng Quý Chữ Quý :... - Chiết Tự Chữ Hán
-
貴 Nghĩa Là Gì Trong Từ Hán Việt? - Từ điển Số
-
Cách Viết, Từ Ghép Của Hán Tự QUÝ 貴 Trang 1-Từ Điển Anh Nhật ...
-
Tap Chi Han Nom So 1/1989 - Viện Nghiên Cứu Hán Nôm
-
Từ Điển - Từ Quý Trọng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Học Chữ Hán Trong Nhà Trường Phổ Thông? - BBC News Tiếng Việt
-
Giải Pháp Phát Huy Giá Trị Vốn Tài Liệu Hán Nôm Tại Các Thư Viện Việt ...
-
Từ Điển - Từ Quý Danh Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Tư Liệu Hán-nôm ở Quảng Nam, Nguồn Di Sản Văn Hóa Quý Và Những ...
-
Hà Tĩnh: Phát Hiện Nhiều Văn Tự Hán - Nôm Cổ Quý Hiếm - Báo Yên Bái
-
Số Hóa, Bảo Tồn Tư Liệu Hán - Nôm Quý