Nguyễn Văn Thương (quân Nhân) – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 10/2024)
Đối với các định nghĩa khác, xem Nguyễn Văn Thương.
Nguyễn Văn Thương
Biệt danhHai Thương
Sinh1938Trảng Bàng, Tây Ninh, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất13 tháng 8, 2018(2018-08-13) (79–80 tuổi)Phường 13, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Cấp bậcThiếu tá
Chỉ huy Việt Minh Quân Giải phóng Miền Nam Quân đội nhân dân Việt Nam
Tặng thưởng2 Huân chương Chiến công hạng nhất 1 Huân chương Chiến công hạng ba Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân 14 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ
Phối ngẫuTrần Thị Em (tức Hai Em)
Con cái3

Nguyễn Văn Thương (1938–2018) là thiếu tá tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Thương (hay còn gọi với cái tên thân mật là ông Hai Thương) sinh ra và lớn lên tại xã Lộc Hưng, Trảng Bàng, Tây Ninh trong một gia đình cách mạng. Mới 3 tháng tuổi, ông đã được gửi cho một người cô nuôi dưỡng để ba mẹ đi hoạt động cách mạng. Năm lên 8 tuổi, ông nhận được tin mẹ bị bắt, đày đi Côn Đảo rồi hy sinh. Năm 1959, cha ông hy sinh trong một lần hoạt động quân báo.

Tháng 5 năm 1959, Nguyễn Văn Thương quyết định tham gia cách mạng. Năm 1961, ông được chuyển về đơn vị trinh sát và làm bảo vệ cho ông Võ Văn Kiệt (lúc đó là Bí thư thành ủy T4 Sài Gòn – Gia Định). Sau đó, Nguyễn Văn Thương được chuyển sang hoạt động trong ngành tình báo, dưới sự huấn luyện trực tiếp của Mười Nho (đại tá Nguyễn Nho Quý, Trưởng ban tình báo khu Sài Gòn – Chợ Lớn).[1]

Trong 10 năm hoạt động chiến đấu từ năm 1959 đến tháng 2 năm 1969, Nguyễn Văn Thương được giao nhiệm vụ giao liên tình báo ở khu vực Bắc Sài Gòn (Sài Gòn – Bến Cát – Bình Dương), đây là thời điểm khó khăn, bởi quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa luôn tỏ ra thận trọng thường xuyên kiểm soát gắt gao trên tuyến hành lang xung yếu này. Nguyễn Văn Thương đã vượt qua khó khăn, gian khổ và nguy hiểm, thực hiện hàng nghìn lần chuyển nhận chỉ thị, tài liệu và đưa đón hàng trăm cán bộ từ ngoài căn cứ vào trong Sài Gòn và từ Sài Gòn ra căn cứ an toàn.

Ngày 10 tháng 2 năm 1969, trong lần trên đường mang tài liệu từ Sài Gòn ra vùng căn cứ, Nguyễn Văn Thương bị máy bay Mỹ phát hiện, hạ thấp định bắt sống. Ông đã chủ động dùng súng AK-47 bắn rơi một máy bay lên thẳng, diệt 3 lính Mỹ. Quân đội Mỹ phải huy động một lực lượng lớn mới bắt được ông, nhưng ông đã cất giấu tài liệu kỹ trước khi bị bắt.

Sau nhiều lần mua chuộc không thành, quân đội Mỹ đã đưa Nguyễn Văn Thương ra đập nát hai bàn chân. Sau đó chỉ trong 3 tháng, họ 6 lần cưa 6 đoạn chân của ông.

Hơn 4 năm trong các nhà tù, Nguyễn Văn Thương bị tra tấn đủ mọi cực hình nhưng vẫn một mực trung kiên, giữ vững khí tiết. Khi ở trại giam đảo Phú Quốc ông vẫn tiếp tục đấu tranh, tham gia trong cấp ủy nhà tù. Tấm gương bất khuất, kiên cường của ông đã cổ vũ đồng chí, đồng đội trong nhà tù tích cực hăng hái đấu tranh.

Năm 1973, sau Hiệp định Paris, Nguyễn Văn Thương mới được trở về đoàn tụ với gia đình.

Sau khi ra tù, ông trở lại với cuộc sống thường ngày.[2]

Ngày 13 tháng 8 năm 2018, ông qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 80 tuổi. Mộ phần của ông được đặt tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương.[3][4][5]

Chiến công

[sửa | sửa mã nguồn]

Phá tượng Ngô tổng thống

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 10 năm 1958, trong hội chợ triển lãm mang màu sắc chính trị diễn ra tại Biên Hòa. "Tổ công tác phong trào cách mạng của đồn điền cao su Xuân Lộc" gồm Nguyễn Văn Thương, Trịnh Minh Thành, Hai Gáo, Năm Ninh tham gia hoạt động rải truyền đơn. Xong nhiệm vụ chính, Thương và đồng chí của mình hòa vào đám đông đang ngắm nghía chiếc xe bọc vải nhung kết hoa sặc sỡ. Nhìn thấy trên xe là hình nộm Tổng thống Ngô Đình Diệm mặc áo gấm đội khăn, Thương sôi máu bàn với Năm Ninh "phải ngắt cổ Ngô tổng thống để hạ uy tín địch và nâng vị thế Cách mạng".

Nguyễn Văn Thương vờ hò hét dọn đường như một lơ xe thứ thiệt và đợi cho tài xế không quan sát phía sau, anh nhảy ngay lên thùng xe. Hàng ngàn cặp mắt đang dõi theo xe diễu hành cứ ngỡ Thương là người bảo vệ hình nộm Ngô tổng thống.

Xe chạy chầm chậm đến quãng vắng, Thương bắt đầu nấp sau lưng hình nộm, kiễng chân cắt dây chằng néo hình nộm và dây điện (dùng điều khiển tay chân hình nộm cử động). Phải hơn 15 phút đứng hành động và có khi đứng im sau lưng hình nộm để tránh bị phát hiện, Thương mới hất được cái đầu Ngô tổng thống làm bằng thạch cao rơi xuống thùng xe. Nhanh nhẹn ôm cái đầu hình nộm, Thương chọn quãng đường vắng nhảy xuống đất, lăn mấy vòng dạt vào bụi cỏ ven đường rồi đập nát hình nộm.[6]

Câu nói

[sửa | sửa mã nguồn]

Những lần bị quân đội Mỹ tra tấn bằng cách "cưa chân", ông kể lại:

"Tôi cắn răng khi chúng đưa cưa vào. Sau đó thì tôi ngất xỉu. Những lúc đối mặt với kẻ thù, đau đớn đến cỡ nào tôi cũng chịu đựng được vì trong lòng tôi có sức mạnh của Đảng và hình ảnh của ba mẹ, vợ con và đồng đội"

Cuối cùng, người đại tá Mỹ phải thốt ra câu: "Tao thua rồi, mày là sinh vật thép".[1]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 2 Huân chương chiến công giải phóng hạng nhất
  • 1 Huân chương chiến công giải phóng hạng 3
  • 14 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ

Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Thương được Chủ tịch Tôn Đức Thắng phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Để tri ân những hi sinh và cống hiến của Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Thương, Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương đã dành tặng mộ phần và dịch vụ chăm sóc mộ phần trọn đời cho vợ chồng ông.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Tá Lâm (27 tháng 7 năm 2011). “Cựu thiếu tá tình báo 6 lần bị cưa chân”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2014.
  2. ^ Thế Vinh, Hà Trường, Việt Hà (16 tháng 10 năm 2007). “Huyền thoại về Cụm tình báo H.63: Kỳ 29: Người bị CIA cưa chân 6 lần”. Báo điện tử VietNamNet. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2014.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ “Vĩnh biệt Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương”. Báo Sài Gòn Giải phóng Online. 14 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2018.
  4. ^ “Anh hùng tình báo Nguyễn Văn Thương qua đời”. Báo Nhân Dân. 14 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2018.
  5. ^ “Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương 6 lần bị địch cưa chân từ trần”. Báo Tiền phong. 14 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2018.
  6. ^ Dương Minh Anh (30 tháng 7 năm 2011). “Những chiến công chưa kể của người thương binh anh hùng”. Báo Công an nhân dân điện tử. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2014.
  • x
  • t
  • s
Tình báo Việt Nam
Cơ quan
  • Tổng cục Tình báo Quốc phòng
  • Tổng cục Tình báo Công an. (đã giải thể)
  • Học viện Khoa học Quân sự
  • Cục Tình báo Châu Á
  • Cục Tình báo Mỹ Âu Phi
  • Cục Tình báo Kinh tế, Khoa học và Kỹ thuật
  • Cục Xử lý Tin và Hỗ trợ Tình báo
  • Cục An ninh Trung ương Cục miền Nam (1961-1975)
Tổ chức
  • Cụm tình báo A.22
  • Cụm tình báo H.63
  • Cụm tình báo H.67
  • Cụm tình báo VĐ.2
Sự kiện
  • Vụ án phố Ôn Như Hầu (1946)
  • Vụ án H122 (1948)
  • Cuộc di cư Việt Nam (1954)
  • Trận Ấp Bắc (1963)
  • Đảo chính Việt Nam Cộng hòa (1965)
  • Chiến dịch Lam Sơn (1971)
  • Vụ đánh cắp trực thăng UH-1B (1973)
  • Chiến dịch Mùa Xuân (1975)
  • Ném bom Dinh Độc Lập (1975)
  • Vụ án gián điệp tại Hoa Kỳ (1978)
  • Kế hoạch CM-12 (1981-1988)
  • Vụ án Trịnh Xuân Thanh (2017)
Điệp viên
  • Bùi Đăng Sắc
  • Đinh Thị Vân
  • Đinh Văn Đệ
  • Đặng Trần Đức
  • Hồ Duy Hùng
  • Huỳnh Văn Thắng
  • Lâm Thị Phấn
  • Lê Hữu Thúy
  • Lê Quang Ninh
  • Trần Tấn Mới
  • Nguyễn Hữu Trí
  • Nguyễn Phước Tân
  • Nguyễn Văn Ngọc
  • Nguyễn Văn Tàu
  • Nguyễn Văn Thương
  • Phạm Xuân Ẩn
  • Phạm Ngọc Thảo
  • Phạm Chuyên
  • Nguyễn Đình Ngọc
  • Nguyễn Thành Trung
  • Tạ Đình Đề
  • Tống Văn Trinh
  • Trần Khánh
  • Trần Quốc Hương
  • Trương Đình Hùng
  • Vũ Bằng
  • Vũ Ngọc Nhạ
  • Yên Thảo
Lãnh đạotình báo
  • Hoàng Minh Đạo
  • Trần Hiệu
  • Lê Trọng Nghĩa
  • Phan Bình
  • Nguyễn Như Văn
  • Đặng Vũ Chính
  • Nguyễn Chí Vịnh
  • Lưu Đức Huy
  • Phạm Ngọc Hùng
  • Lê Minh Hương
  • Nguyễn Hồng Sỹ
  • Trần Quang Bình
  • Bùi Văn Nam
  • Trần Việt Tân
  • Đặng Xuân Loan
Đối thủ
  • Nhật Bản
    • Hiến binh Nhật
  • Pháp
    • Sở Liêm phóng Đông Dương
    • Phòng Nhì Đông Dương
    • SDECE
  • Việt Nam Cộng hòa
    • Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội
    • Đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung
    • Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo
    • Sở Liên lạc Phủ Tổng thống
    • Nha Kỹ thuật
  • Hoa Kỳ
    • Trạm CIA tại Sài Gòn
    • INR, Bộ Ngoại giao
    • MACVSOG
    • DAO
  • Trung Quốc
    • Điều tra Bộ
    • Toán Điệp báo
Đồng minh
  • OSS (Hoa Kỳ)
  • Đoàn Cố vấn quân sự (Liên Xô)
  • KGB (Liên Xô)
  • Stasi (Đông Đức)
  • Điều tra Bộ (Trung Quốc)

Từ khóa » Thùy Dương Nguyễn Văn Thương