Nhà Có Tang ông Bà Mất Có được đi đám Cưới Không? - NiNiStore

Đám cưới là một việc đại hỷ, vì vậy nếu nhà có tang ông bà mất thì nên hoãn việc đi đám cưới lại. Nếu là đám cưới trong chính gia đình mình thì càng nên hoãn lại. Tuy nhiên, vẫn có một số quan điểm rằng nếu nhà có tang ông bà mất thì vẫn đi đám cưới bạn bè người thân được. Một số thì lại cho rằng không nên đi để tránh cho việc gặp xui xẻo của cô dâu chú rể. Vậy nên làm thế nào để thuận cả đôi đường? Hãy cùng aocuoitrunghoa.com tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Tại sao không nên tổ chức đám cưới khi nhà có tang ông bà?

Đám cưới là chuyện cả đời của đôi bạn trẻ. Vì vậy, không ai muốn có bất kì sai sót nào khi đám cưới được diễn ra. Việc kiêng kị là cần thiết khi chuẩn bị tổ chức một đám cưới. Đó là cách để đám cưới diễn ra tốt đẹp nhất, với tâm lý thoải mái nhất của những người tham gia đám cưới.

Chính vì lẽ đó ông bà mất kiêng gì, khi nhà có tang ông bà mất thì không nên tổ chức đám cưới. Sự mất mát của ông bà cũng chính là người thân thiết nhất với chúng ta là một điều vô cùng thương tiếc. Đó là sự mất mát đối với cả gia đình và dòng họ. Khi đó không khí tang thương sẽ bao trùm toàn bộ căn nhà. Việc tổ chức đám cưới lúc đó với không khí vui vẻ, linh đình là không hợp lý.

Việc kiêng kị tổ chức đám cưới khi gia đình có người mất một phần là vì không khí tang thương vẫn bao trùm toàn bộ gia đình. Cái thứ hai là để thể hiện sự tôn nghiêm, kính trọng những người đã mất. Và hơn thế nữa, nếu ông bà mất thì tâm trạng của mọi người chắc chắn không thể trọn vẹn vui vẻ nếu đám cưới diễn ra. Và khí đó niềm vui, niềm hạnh phúc sẽ không được trọn vẹn. Vì vậy, bầu không khí sẽ khiến cả cô dâu chú rể lẫn những người tham gia đều rất nặng nề. Không phù hợp với tinh thần của một đám cưới.

Tang của ông bà, cha mẹ, anh em ruột

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đây là câu nói luôn được cha ông ta truyền lại từ đời này qua đời khác. Và cho đến ngày nay vẫn luôn được người dân áp dụng. Việc nhà có tang là người trong gia đình thì phương án tốt nhất là không nên tổ chức đám cưới.

Bầu không khí tang thương vẫn sẽ bao trùm lên toàn bộ lễ thành hôn nếu vẫn quyết định tổ chức. Mất mát về con người, lại là ruột thịt sẽ khó lòng mà nguôi ngoai ngay được. Vì vậy, người thiệt thòi nhất nếu vẫn tổ chức đám cưới chính là cô dâu chú rể. Cô dâu chú rể sẽ không có được một bầu không khí trọn vẹn trong đám cưới. Xen vào đó vẫn là những nỗi buồn còn chưa vơi. Và đó cũng có thể sẽ là điều không may mắn liên quan đến hạnh phúc của cô dâu và chú rể trong tương lai. Chính vì lẽ đó, mà ngày nay mới có hình thức là “cưới chạy tang”.

Cưới chạy tang

Hình thức tổ chức đám cưới này thường được sử dụng khi gia đình có người ốm đau bệnh tật. Gia đình biết trước rằng cái chết sẽ đến bất cứ lúc nào mà không còn cách gì cứu chữa.

Khi đó, hai bên gia đình sẽ thống nhất vẫn tổ chức đám cưới. Nhưng khi đó, đám cưới sẽ được tổ chức rất nhanh và không tổ chức quá linh đình, rầm rộ. Nhà trai sẽ nhanh chóng mang lễ vật và những lễ nghĩa cần thiết sang nhà gái để xin cưới.

Khách mời cũng sẽ được rút gọn đi, chủ yếu chỉ là người thân trong gia đình. Mọi thủ tục mang tính chất rườm rà và phô trương quá sẽ được lược bỏ.

>>> Xem ngay đi đám cưới mặc đồ đen được không

Nếu ông bà ngoại mất

Với câu hỏi ông bà ngoại mất có cưới được không thì câu trả lời là đám cưới sẽ được tổ chức chủ yếu tại nhà trai. Bên phía nhà gái sẽ chủ yếu làm lễ thắp hương thông báo với gia tiên đơn giản, không cầu kì.

Một lưu ý là bố mẹ cô dâu vẫn được tham dự lễ ăn hỏi cùng cô dâu ở bên nhà trai. Nhưng khi có tiệc đãi khách thì nhà gái chỉ được phép cử một đến hai người ở lại nhà trai để tham gia bữa tiệc thôi. Và số lượng người tham gia lễ ăn hỏi cũng cần được hạn chế tối đa. Tránh rườm rà và quá linh đình.

Ngoài ra, khi đưa dâu về nhà trai, bố mẹ cô dâu cũng sẽ phải kiêng không được đưa con gái về nhà chồng. Việc đó sẽ nhờ cô, dì, chú, bác trong họ làm giúp. Hơn nữa, khi lễ kết hôn diễn ra, bố mẹ cô dâu cũng không nên xuất hiện trên sân khâu trước mặt quan viên hai họ. Việc tặng quà cho các con nên được diễn ra sau đó và phải vô cùng nhanh chóng.

nha-co-tang-ong-ba-mat-co-nen-di-dam-cuoi-khong
Nhà có tang ông bà mất có nên đi đám cưới không?

Nếu tang của cha mẹ

Nếu là đám tang của cha mẹ của cô dâu hoặc chú rể thì việc tốt nhất là nên hoãn đám cưới lại ngay lập tức. Đó sẽ là cú sốc rất lớn ảnh hưởng đến tâm lý của con cái. Vì vậy, sẽ không dễ dàng gì vượt qua được để tổ chức đám cưới ngay sau đó. Hãy để mọi việc được giải quyết ổn thỏa, nỗi buồn được vơi đi. Khi đó tổ chức đám cưới vẫn chưa muộn. Và khi đó cô dâu chú rể cũng sẽ gặp nhiều may mắn thuận lợi hơn trong tương lai.

Nếu tang của cô dì chú bác, anh chị em họ

Đối với trường hợp nhà có tang của cô dì chú bác, anh chị em họ thì nếu không thể thay đổi thì đám cưới vẫn có thể diễn ra được. Nhưng những người có quan hệ trong đám tang tuyệt đối không nên xuất hiện trong lễ cưới. Hạn chế tối đa những điều không may mắn khi tổ chức đám cưới. Không để chuyện buồn ảnh hưởng đến không khí vui vẻ, hạnh phúc của đám cưới.

Và sau khi tổ chức đám cưới xong, buổi lễ cưới kết thúc. Cô dâu chú rể cũng nên tỏ chút lòng thành kính với người đã khuất. Bằng cách chuẩn bị một chút lễ nghĩa để thắp hương và chia buồn cùng người thân. Và đó cũng là cách báo cáo với người đã khuất là gia đình từ nay sẽ có thêm thành viên mới.

Nhà có tang ông bà có nên đi đám cưới không?

Như đã nói ở trên, việc nhà có tang đã thể hiện sự đau thương, mất mát, sự không may mắn. Vì vậy, cho dù là tổ chức đám cưới hay đi đám cưới người khác cũng là không nên. Vì như vậy sẽ được quy là mang xui xẻo đến với đám cưới. Và không chỉ là đi đám cưới, mà còn phải kiêng cả việc đi đến nhà người khác chơi nếu nhà có tang. Ngày tết sẽ không được đi chúc Tết ở đâu cả. Cũng không được đi thăm hỏi người bệnh nếu nhà có tang. Tất cả nên đi kiêng kị hoàn toàn, tránh những hậu quả không mong muốn về sau.

Nếu muốn đi thăm ai đó, hoặc đi đám cưới ai đó. Thì cách tốt nhất nên đợi qua 100 ngày của người đã khuất. Khi đi đám cưới thì nên hạn chế việc tiếp xúc với cô dâu chú rể. Việc tiếp xúc với cô dâu chú rể sẽ được coi là mang xui xẻo đến với họ. Vì vậy hạn chế tối đa để đôi uyên ương được hạnh phúc trọn vẹn nhé. Đặc biệt, nhà có tang có được đi bê tráp không? Câu trả lời là không nên nhé!

Với những thông tin chia sẻ trên đây. Chúng tôi mong rằng các bạn sẽ biết cách xử lý nếu nhà có tang. Là người thân của cô dâu chú rể. Bạn hãy làm sao để đám cưới của họ thật viên mãn và hạnh phúc. Hạnh phúc và tương lai phía trước của cô dâu chú rể mới là quan trọng. Mong rằng với bài viết “Nhà có tang ông bà mất có được đi đám cưới không?” sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt nhất nhé.

Tham khảo thêm

  • Dàn bưng quả đám cưới cần bao nhiêu người là đẹp
  • Mâm quả trong đám cưới người Hoa có những gì
  • Nơi bán và cho thuê áo khỏa Trung Quốc đẹp

Từ khóa » đang Chịu Tang Có Nên đi đám Cưới