Nhà đang Có Tang ông Bà Có Nên đi đám Cưới - NiNiStore
Có thể bạn quan tâm
Theo phong tập truyền thống cưới hỏi người Việt ta từ xưa đến nay, nếu gia đình có tang ông bà thì nên hoãn việc đám cưới lại và đây là việc nên làm theo. Nhưng một số người còn bảo rằng nhà đang có tang ông bà cũng không được đi đám cưới bạn bè, vì nó mang đến cái xui rủi trong ngày vui của cô dâu. Và vấn đề này đã khiến không ít nhiều người băn khoăn là có nên đi hay không, vì đó là ngày cưới của bạn thân thuở nhỏ với mình. Và để trả lời câu hỏi, ninistore xin được giải đáp ở bài viết: Nhà đang có tang ông bà có nên đi đám cưới?
Tại sao nhà có tang ông bà không nên tổ chức đám cưới?
Hôn nhân là chuyện cả đời, là hạnh phúc cả đời của đôi bạn trẻ, là cột mốc dấu 2 bạn trở thành người bạn đời chung sống với nhau cho hết đoạn đường về sau. Cho nên ngày cưới hỏi vô cùng quan trọng và cần kiêng kỵ, để việc cưới hỏi diễn ra một cách thuận lợi nhất. Người ta thường có câu ” có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nhằm giúp tránh được xui xẻo, mang đến điều may mắn, hạnh phúc vào ngày trọng đại này.
Hơn hết, nhà đang có tang ông bà hoặc ông bà mới mất là một điều tang thương, mất mát lớn đối với gia đình. Sự ra đi của ông bà là niềm đau, để lại bao nhiêu tiếc nuối, nhớ thương người đã nuôi nấng, sinh thành ra chúng ta. Một không khí tang thương vẫn còn trong gia đình nhưng giờ lại tổ chức đám cưới linh đình, vui vẻ, thật sự có điều gì đó bất kính.
Bởi vậy mà truyền thống cưới hỏi của ông bà thường kiêng kỵ đám cưới khi gia đình có người mất, nhằm thể hiện sự tôn trọng, biết ơn và kính trọng bề trên, người đã mất. Đặc biệt, đám cưới là một ngày vui, ngày hai viên quan họ, bạn bè đều tới chúc phúc, ca hát, ăn vui… nhưng nhà có tang sẽ khiến không khí ấy bị ấn chìm đi, mang chút gì đó không còn thoải mái.
Đây không phải là điều cổ hũ xưa, mà đến bây giờ nó vẫn là điều kiêng kỵ mà bất kỳ gia đình nào cũng tuân theo. Cho nên các lễ nghi đám cưới, hôn sự đều được hoãn lại ít nhất một năm, thậm chí nếu là đám tang anh chị em ruột hoặc bố mẹ thì cần hoãn đến 3 năm. Nó không chỉ thể hiện lòng thành kính, tôn trọng mà việc tổ chức đám cưới như vậy sẽ không mang đến may mắn cho cặp đôi trẻ.
Cũng vì điều kiêng kỵ này mà nhiều gia đình áp dụng hình thức “cưới chạy tang”. Lúc đó, nếu trong nhà có người ốm sắp mất, hoặc có người mới mất nhưng chưa phát tang thì nhà trai sẽ lập tức mang lễ vật sang nhà gái xin hỏi cưới. Lễ ăn hỏi và đám cưới sẽ diễn ra nhanh gọn và không mời nhiều bạn bè mà chỉ diễn ra trong nội bộ gia đình.
Hiện nay, tư duy kiêng kỵ cũng dần thoáng hơn và việc tổ chức đám cưới khi nhà mới đang có đám hiếu cũng vì thế mà không khắt khe như cũ. Với cô dâu chú rể gặp đám tang là người ruột thịt, cách giải quyết có thể vẫn giữ nguyên lịch trình tổ chức cưới, nhưng cũng phải làm nhanh gọn.
Ví dụ, nếu cô dâu có ông ngoại hoặc bà ngoại mới mất, thì đám cưới chủ yếu sẽ diễn ra ở nhà trai, nhà gái không tổ chức rầm rộ, mà chỉ làm lễ thắp hương gia tiên đơn giản. Lúc này cha mẹ, họ hàng của cô dâu vẫn được tham dự lễ ăn hỏi diễn ra tại nhà gái, nhưng tới lễ thành hôn, mở tiệc đãi khách, phía nhà ngoại của cô dâu không được góp mặt mà chỉ cử 1 – 2 đại diện tới giao tiếp với nhà trai.
Trong lễ thành hôn, bố mẹ cô dâu và họ nhà ngoại của cô dâu sẽ không được đưa con gái về nhà chồng mà phải nhờ tới những người họ hàng bên nội, anh em ruột của bố cô dâu ra mặt để làm lễ với nhà trai. Tóm lại, những người có mối quan hệ liên quan họ hàng, ruột thịt tới người mới mất sẽ không được tham dự vào lễ cưới của đôi uyên ương.
Khi mở tiệc đãi khách tại khách sạn, nhà ngoại của cô dâu cũng vì có tang mà không được mời khách tới dự đám cưới rộng rãi, chỉ mời những người đặc biệt thân thiết. Khi tổ chức lễ thành hôn trên hội trường, bố mẹ cô dâu không được lên trên sân khấu hay phát biểu trong lễ cưới như kịch bản thường thấy. Vì bố mẹ cô dâu không thể xuất hiện nên để cân đối, bố mẹ chú rể cũng không lên sân khấu mà chỉ có cô dâu chú rể thực hiện nghi lễ kết hôn trong sự chứng kiến của người thân, bạn bè.
Tương tự, nếu gia đình nhà trai có tang thì số lượng thành viên nhà trai sang nhà gái làm lễ ăn hỏi, đón dâu phải rút gọn, chỉ để các đại diện cần thiết và hạn chế tối đa những người có quan hệ gần nhất với người đã qua đời. Ví dụ nếu bà ngoại của chú rể mất, thì trong đám cưới, mẹ và các dì, các bác bên nhà ngoại của chú rể không được tham dự đám cưới. Lúc này các đại biểu của nhà trai phải là bố cùng cô dì chú bác trong họ nội của chú rể.
Trong trường hợp nhà có tang là anh chị em ruột của cô dâu chú rể, quan niệm kiêng kỵ và cách giải quyết vẫn diễn ra tương tự. Tuy nhiên nếu đôi uyên ương có cha hoặc mẹ mới mất, thì phải tùy thuộc vào sự bàn bạc sắp xếp của hai nhà mà hoãn đám cưới hay cố gắng sắp xếp để tổ chức cưới như kế hoạch đã định.
Vậy nhà đang có tang ông bà có nên đi đám cưới không?
Như đã nói, ngày cưới là một ngày trọng đại của đời người, một ngày vui cho đôi bạn trẻ trở thành vợ thành chồng. Còn tang thương là đau buồn, sự chết chóc, do đó mà người ta kiêng kỵ khi nhà có tang ông bà, cha mẹ hay anh chị em đi dự đám cưới người khác. Không chỉ vậy, gia đình mới có tang thì không được tới nhà người khác, không được đi chúc tết, chơi tết hoặc thăm hỏi bạn bè họ hàng, đặc biệt là gia đình có người bị bệnh.
Đây là một điều tối kỵ khi gia đình vừa mới có tang, bởi mọi người cho rằng sự tang thương sẽ mang theo sự xui xẻo,điều không may khiến cho ngày cưới trở nên không vui, khiến cho không khí trở nên lạnh lẽo, xúi quẽo và đau buồn hơn. Tuy nhiên, sau 100 ngày giỗ bạn có thể đi đám cưới bạn bè, họ hàng nhé, nhưng hạn chế tránh tiếp xúc với cô dâu và chú rễ, để mong điều tốt đẹp nhất luôn đến với đôi uyên ương.
Là một phong tục từ lâu đời, rất nhân văn và có ý nghĩa lớn về mặt tâm linh, với ý muốn tranh mang những điều không may cho gia chủ. Cho nên bạn đừng buồn phiền hoặc trách móc cô dâu chú rễ nhé. Ngoài ra, trong đám ma còn có có phong tục là những người nằm trong hàng “tứ hành xung” (Dần – Thân, Tỵ – Hợi; Thìn – Tuất, Sửu – Mùi; Tý – Ngọ, Mão – Dậu) kỵ tuổi với người chết sẽ kiêng không dự lễ mặc niệm. Điều này có nghĩa là bạn vẫn đi viếng đám ma nhưng đến lúc mặc niệm cho người chết thì tránh đi nơi khác.
Do đó, nếu sắp đến bạn chí thân của bạn đám cưới mà nhà lại có tang thì bạn hãy biết cách đi đám cưới như thế nào để giúp người bạn thân mình có ngày cưới thật viên mãn, hạnh phúc. Là bạn thân thì hãy hiểu và thông cảm điều đó cho cô dâu chú rễ, sự kiêng cữ của bạn sẽ tốt cho mọi người, mong mang đến những điều vui vẻ, hạnh phúc và tốt đẹp nhất. Đừng vì sự cố chấp của bản thân hay suy nghĩ rằng đó chỉ là quan điểm “cũ xưa” mà khiến cho cặp đôi uyên ương gặp nhiều vận đen nhé.
Hi vọng với nội dung từ bài viết: Nhà đang có tang ông bà có nên đi đám cưới đã giúp bạn giải đáp được nút thắc trong lòng mình mà có quyết định đúng đắn nhất. Để có thêm nhiều thông tin thú vị khác, hãy thường xuyên truy cập vào ninistore.vn để tìm hiểu thêm nhé!
Có thể bạn quan tâm: Đám hỏi có cần bưng quả không?
Từ khóa » đang Chịu Tang Có Nên đi đám Cưới
-
Nhà Có Tang Có Nên đi đám Cưới? - VnExpress Đời Sống
-
Nhà Có Tang Có Nên đi đám Cưới Hay Không?
-
Nhà Có Tang Kiêng đi đám Cưới Trong Bao Lâu - Thả Rông
-
7 đại Kỵ Khi đi đám Cưới Nhất định Phải Biết Kẻo Hủy Hoại Duyên Lành
-
NHÀ CÓ TANG ÔNG BÀ MẤT CÓ ĐƯỢC ĐI ĐÁM CƯỚI KHÔNG?
-
[Cấm Kỵ] Nhà Có Tang Người Thân Mất Có đi đám Cưới được Không
-
Nhà đang Có Tang Có Nên đi đám Cưới - Gioitre10x
-
Nhà Có Tang ông Bà Mất Có được đi đám Cưới Không? - NiNiStore
-
Nhà Có Tang (người Mới Mất) Có Nên Làm đám Cưới Không? Và Khi ...
-
Nhà Có Tang Có Nên đi đám Cưới? - Gia đình
-
Nhà Có Tang Kiêng đi đám Cưới
-
12 Điều Kiêng Kỵ Trong Lễ Cưới Mà Ai Cũng Cần Phải Biết
-
Nhà Có Tang Có Nên đi đám Cưới - Xechaydiendkbike
-
CÓ NÊN CƯỚI TRONG KHI NHÀ CÓ TANG HAY KHÔNG?