Nhà Máy điện Gió Bạc Liêu – Wikipedia Tiếng Việt

Nhà máy điện gió Bạc Liêu
Nhà máy điện gió Bạc Liêu Nhà máy điện gió Bạc Liêu (Việt Nam)
Map
Tên chính thứcĐiện gió Bạc Liêu
Quốc gia Việt Nam
Địa điểmẤp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Tình trạngĐang hoạt động
Bắt đầu thi công9 tháng 9 năm 2010 (2010-09-09)
Bắt đầu vận hànhTháng 8 năm 2013 (2013-08)
Chi phí xây dựng
  • Giai đoạn 1: 963 tỷ đồng
  • Giai đoạn 2: 4.254 tỷ đồng
  • Giai đoạn 3: 8.850 tỷ đồng
Sở hữuCông ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng – Thương mại và Du lịch Công Lý
Vận hành
  • Giai đoạn 1: 29 tháng 5 năm 2013 (2013-05-29)
  • Giai đoạn 2: 17 tháng 1 năm 2016 (2016-01-17)
Nhà máy điện gió
LoạiNhà máy điện gió trên biển đầu tiên của Việt Nam
Khoảng cách từ bờ>10 km
Chiều cao cột80 m
Đường kính rôtơ4 m
Tốc độ gió7 m/s
Phát điện
Hãng và kiểuHãng General Electrics (GE) Kiểu thép đặc biệt không gỉ
Công suất lắp đặt
  • Giai đoạn 1: 16 MW
  • Giai đoạn 2: 83,2 MW
  • Giai đoạn 3: 142 MW
Hệ số năng suất
  • Giai đoạn 1, 2: 1,6 MW/tua bin
  • Giai đoạn 3: 2,5 – 3,5 MW/tua bin
Điện năng thực hàng năm
  • Giai đoạn 1: >20 triệu kWh
  • Giai đoạn 2: 130 triệu kWh
  • Giai đoạn 3: 373 triệu kWh
  • Tháng 6/2013 đến 16h50' ngày 3/3/2020: 1 tỷ kWh
Liên kết ngoài
CommonsRelated media on Commons
[sửa trên Wikidata]

Nhà máy điện gió Bạc Liêu là nhà máy điện gió đặt tại ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Đây là nhà máy điện gió ven biển đầu tiên của Việt Nam[1][2] và lớn nhất cả nước,[3] được xây từ năm 2010.[1] Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 3 năm 2020[4] đã đóng góp cho mạng lưới điện quốc gia 1 tỷ kWh.[2][4][5]

Xây dựng và năng lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Dự án xây dựng nhà máy được chia làm 3 giai đoạn, chủ đầu tư dự án là Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng - Thương mại và Du lịch Công Lý, vốn đầu tư 5.217 tỷ đồng,[6][7] công trình trên diện tích 1.300 ha.[6] Dự án điện gió Bạc Liêu được đầu tư bằng nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Xuất - nhập khẩu Hoa Kỳ (US-Exim).[8]

Giai đoạn 1

[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi công ngày 9 tháng 9 năm 2010,[6][7] tính đến tháng 10 năm 2012, đã có 10 trụ và turbin gió được lắp đặt xong,[9] hoàn thành giai đoạn 1, công suất 16 MW.[10] Vốn cho giai đoạn này là 963 tỷ đồng.[4] Nhà máy đưa điện vào thương mại vào tháng 8 năm 2013[10] trong đó trụ được đưa vào thương mại đầu tiên là vào ngày 29 tháng 5 năm 2013.[9]

Giai đoạn 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi công vào tháng 11 năm 2013,[11] đến ngày 17 tháng 1 năm 2016,[7] hoàn thành giai đoạn 2, nhà máy có thêm 52 trụ turbin điện gió với công suất hơn 83 MW.[10] Vốn cho giai đoạn này là 4.254 tỷ đồng.[4] Giai đoạn này hoàn thành đã nâng lên tổng cộng 62 trụ turbin gió với tổng công suất là 99,2 MW và điện năng sản xuất mỗi năm khoảng 320 triệu kWh.[6][7]

Giai đoạn 3

[sửa | sửa mã nguồn]

Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu giai đoạn 3 có công suất lắp máy 142 MW[12] với thêm 71 trụ turbin gió,[6][12] khởi công ngày 30 tháng 1 năm 2018.[12] Mỗi trụ turbin có công suất khoảng 2,5 - 3,5 MW, sản lượng điện dự kiến phát hàng năm là 373 triệu kWh[12] Khi giai đoạn 3 của dự án hoàn thành, nhà máy sẽ có tổng cộng 133 trụ turbin gió, nâng tổng công suất lên 241,2 MW,[12] vốn dự kiến 8.850 tỷ đồng.[13]

Mỗi turbin có công suất xấp xỉ 1,6 MW do hãng General Electrics (GE) cung cấp,[8] cấu tạo thép đặc biệt không gỉ, cao 80 m, đường kính 4 m, nặng trên 200 tấn,[1][9] cánh quạt được làm bằng nhựa đặc biệt, dài 42 m,[9] có hệ thống điều khiển tự gập lại để tránh hư hỏng khi bão lớn.[8] Loại turbine này có chất lượng công nghệ cao, đã được GE nghiên cứu nhiệt đới hóa. Toàn bộ hệ thống được xây dựng trên biển, vùng có điều kiện địa chất công trình phức tạp với chiều dày lớp đất yếu lớn. Công ty nghiên cứu thiết kế móng trụ turbine là Công ty CP tư vấn thiết kế XD Giao thông thủy (TEDI WECCO) thuộc TCT Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI).[14]

Vai trò kinh tế, xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu được xem là đầu tư lớn nhất của Bạc Liêu, khai phá vùng bãi bồi ven biển tạo ra năng lượng sạch, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp phần phát triển đất nước.[7] Dự án là 1 trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu.[4]

Nhà máy điện gió Bạc Liêu đón nhận 200.000 lượt khách du lịch đến tham quan mỗi năm.[15]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Lê Hoàng Vũ (ngày 29 tháng 5 năm 2019). “Ngắm cánh đồng điện gió Bạc Liêu”. báo Nông nghiệp. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ a b “Bạc Liêu phân đấu trở thành trung tâm năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của cả nước”. Thông tấn xã Việt Nam. ngày 30 tháng 4 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ Nguyệt Nhi (ngày 12 tháng 5 năm 2020). “Cánh đồng điện gió lớn nhất Việt Nam”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ a b c d e Phúc Nguyên (ngày 6 tháng 3 năm 2020). “Tin vui từ điện gió Bạc Liêu”. báo Người lao động. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ Thanh Xuân (ngày 8 tháng 3 năm 2020). “Điện gió Bạc Liêu cán mốc sản lượng 1 tỷ kWh điện”. Tạp chí Công Thương. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  6. ^ a b c d e Trần Thanh Phong (ngày 17 tháng 1 năm 2016). “Nhà máy điện gió Bạc Liêu chính thức hoạt động”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ a b c d e Duy Nhân (ngày 17 tháng 1 năm 2016). “Khánh thành Nhà máy điện gió Bạc Liêu”. báo Người lao động. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  8. ^ a b c Trọng Duy (ngày 23 tháng 2 năm 2015). “Sôi động trên công trường xây dựng điện gió Bạc Liêu”. báo Nhân Dân. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ a b c d Duy Hữu (ngày 25 tháng 2 năm 2015). “Điện gió Bạc Liêu khởi động giai đoạn 2”. báo Đầu tư. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  10. ^ a b c M.Vọng (ngày 27 tháng 3 năm 2015). “Mỹ giúp nghiên cứu giai đoạn 3 của điện gió Bạc Liêu”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  11. ^ Trần Thanh Phong (ngày 25 tháng 2 năm 2015). “Lắp dựng 52 trụ tua bin gió”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  12. ^ a b c d e “Khởi công dự án điện gió Bạc Liêu giai đoạn 3”. nangluongvietnam.vn. ngày 31 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  13. ^ Nguyễn Tiến Hưng (ngày 17 tháng 1 năm 2016). “Hoàn thiện nhà máy điện gió hơn 5.200 tỷ ở Bạc Liêu”. báo Xây dựng. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2021.
  14. ^ “ĐIỆN GIÓ BẠC LIÊU PHÁT ĐƯỢC HƠN 30 TRIỆU KWH”. pvpower.vn. ngày 10 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2021.
  15. ^ Huỳnh Tâm (ngày 21 tháng 11 năm 2019). “Cánh đồng điện gió: điểm du lịch hút khách tại ĐBSCL”. VTV. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Điện gió Tuy Phong, Ninh Thuận
  • Điện gió-diesel Phú Quý, Bình Thuận
  • Điện gió Côn Đảo
  • Danh sách các nhà máy điện tại Việt Nam

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Thanh Phong (ngày 27 tháng 4 năm 2021). “Tương lai một trung tâm năng lượng sạch của quốc gia”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2021.
  • x
  • t
  • s
Điện gió Việt Nam
Bắc Trung Bộ
  • Hướng Hiệp
  • Hướng Linh 1,2
  • Hướng Phùng 1,2,3
Nam Trung Bộ
  • Đầm Nại
  • Mũi Dinh
  • Phú Lạc
  • Phú Quý
  • Trung Nam NT
  • Bình Thạnh
  • W-E Chính Thắng
Tây Nguyên
  • HBRE Chư Prông
Nam Bộ
  • Bạc Liêu
  • Bình Đại
  • Côn Đảo
  • Công Lý ST
  • Hiệp Thạnh
  • Hòa Bình 1
  • KOSY Bạc Liêu
  • Lạc Hòa
  • Quốc Vinh ST
  • Số 3 Sóc Trăng
  • Tân Thuận

Thủy điện Việt Nam: Mê Kông, Sg Hồng, Đông Bắc, Sg Mã, Sg Lam, Thạch Hãn, Sg Hương, Thu Bồn, Sg Ba, Trà Khúc, Đồng Nai · Điện mặt trời Việt Nam · Điện gió Việt Nam

Từ khóa » Trụ điện Gió Cao Nhất Việt Nam