Nhà Nước Chủ Nô
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Pháp luật & Cuộc sống
- Kiến thức pháp luật
- Thứ Năm, 01/02/2018 10:24 GMT+7
Nhà nước chủ nô là tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô. Nó ra đời trên cơ sở tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc gắn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.
Các Nhà nước chủ nô đều thiết lập, củng cố cho mình một bộ máy nhà nước mang nặng tính quân sự và tập trung quan liêu. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy nhà nước chủ nô là trấn áp nô lệ trong nước, xâm lược các nước khác, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích cho giai cấp chủ nô, cưỡng bức nô lệ làm giàu cho giai cấp chủ nô.Luật sư tư vấn pháp luật - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 61981. Cơ sở kinh tế - xã hội và bản chất của nhà nước chủ nô
Nhà nước chủ nô là tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô. Nó ra đời trên cơ sở tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc gắn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng. Các Nhà nước chủ nô đầu tiên xuất hiện ở Châu Á và Bắc Phi như Trung Quốc, Ấn Độ, Babilon, Ai Cập... khoảng từ 4000 đến 5000 năm trước công nguyên.Nhà nước chủ nô ra đời, tồn tại và phát triển dựa trên các quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ. Những quan hệ sản xuất này được xây dựng trên cơ sở chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và cả người sản xuất là nô lệ. Chủ nô là chủ sở hữu đối với đất đai, các tư liệu sản xuất và đối với cả người sản xuất là nô lệ. Do vậy, sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ là không có giới hạn. Nô lệ không có tư liệu sản xuất, họ phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô, họ bị coi là tài sản của chủ nô, là "công cụ biết nói", là động vật có hai chân. Vì thế, nô lệ bị bóc lột rất tàn nhẫn và phải phục tùng một cách vô điều kiện những ý muốn của chủ nô.Trong xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Chủ nô chỉ là một thiểu số dân cư trong xã hội nhưng có tất cả: Đất đai, tư liệu sản xuất, nô lệ, tự do cá nhân và toàn quyền thống từ đối với nô lệ. Nô lệ chiếm số đông trong xã hội nhưng tính mạng, số phận cũng như các hoạt động xã hội của họ đều do chủ nô quyết định. Ngoài chủ nô và nô lệ, trong xã hội chiếm hữu nô lệ còn có cả thợ thủ công, dân tự do, những người lệ thuộc nhà thờ hoặc kinh tế nhà vua... Những người này tuy không phải là nô lệ nhưng vẫn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào giai cấp chủ nô về kinh tế và chính trị. Với kết cấu xã hội như trên đã làm cho nhà nước chủ nô gần như hoàn toàn nằm trong tay giai cấp chủ nô, chủ yếu phục vụ cho lợi ích của giai cấp chủ nô.Chính những điều kiện kinh tế - xã hội nói trên đã quyết định bản chất của nhà nước chủ nô. Xét về mặt giai cấp thì nhà nước chủ nô là công cụ chủ yếu thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô, một bộ máy trấn áp của giai cấp chủ nô để duy trì sự thống trị về mọi mặt của chủ nô đối với nô lệ và những người lao động khác. Nhận xét về tính giai cấp của nhà nước chủ nô, V.I. Lênin nhấn mạnh: "Nhà nước chủ nô bao giờ cũng là một bộ máy đem lại cho chủ nô quyền lực và khả năng cai trị tất cả những người nô lệ... là một bộ máy để duy trì những người nô lệ trong địa vị phụ thuộc và cho phép một bộ phận này của xã hội (giai cấp chủ nô) cưỡng bức và đàn áp bộ phận kia (giai cấp nô lệ)".Xét về mặt xã hội thì nhà nước chủ nô là một tổ chức sinh ra để tổ chức, quản lý xã hội chiếm hữu nô lệ thay thế cho tổ chức thị tộc, bộ lạc không còn phù hợp nữa. Là một trong những hình thức tổ chức của xã hội chiếm hữu nô lệ, nhà nước chủ nô có trách nhiệm tổ chức và quản lý một số lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội. Nhiều nhà nước chủ nô đã tiến hành các hoạt động tổ chức và quản lý kinh tế ở quy mô lớn, quản lý đất đai, tổ chức khai hoang, xây đựng và quản lý các công trình thủy lợi... làm cho đất nước ngày một phát triển, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.Xét ở một khía cạnh khác thì sự ra đời của Nhà nước chủ nô cũng là một bước tiến về phía trước của nhân loại. Nó đã tạo điều kiện cho kinh tế, xã hội phát triển đưa lại những lợi ích to lớn cho nhân loại. Bởi vì "... chỉ có chế độ nô lệ mới làm cho sự phân công lao động có thể thực hiện được trên một quy mô rộng lớn hơn giữa nông nghiệp và công nghiệp và do đó mới có thể có thời kỳ hưng thịnh nhất của thế giới cổ đại … Mà không có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đê chế La Mã thì không có Châu Âu hiện đại. Chúng ta không bao giờ được quên rằng tiền đề của toàn bộ sự phát triển kinh tế, chính trị và trí tuệ của chúng ta là một trạng thái trong đó chế độ nô lệ cũng hoàn toàn cần thiết giống như nó được tất cả mọi người thừa nhận".Chế độ nô lệ cũng là một bước tiến ngay cả đối với những người nô lệ ở khía cạnh là những tù binh, vì tồn tại chế độ nô lệ nên tù binh bị bắt trong các cuộc chiến tranh " ... giờ đây ít nhất cũng giữ được sinh mạng của họ chứ không bị người ta giết chết như trước kia hoặc trước đó nữa, thậm chí còn bị người ta đem thui đi và ăn thịt”.2. Chức năng của nhà nước chủ nôBản chất, vai trò của nhà nước chủ nô luôn được biểu hiện thông qua những chức năng cơ bản của nó. Các chức năng của Nhà nước chủ nô có thể chia làm hai nhóm: Các chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại.
- Các chức năng đối nội:
- Các chức năng đối ngoại:
3. Hình thức của nhà nước chủ nô
Hình thức của nhà nước chủ nô rất đa dạng. Do sự hình thành và phát triển của các nhà nước chủ nô trong những hoàn cảnh, điều kiện hết sức khác nhau nên việc tổ chức và thực hiện quyền lực ở mỗi nước có rất nhiều khác biệt, ở mỗi thời kỳ phát triển của đất nước cũng có nhiều thay đổi phụ thuộc vào sự phát triển của chế độ nô lệ.- Về hình thức chính thể:
- Về hình thức cấu trúc nhà nước:
- Về chế độ chính trị:
- Hình thức nhà nước chủ nô thuộc chế độ nô lệ phương Đông cổ đại:
- Hình thức nhà nước chủ nô thuộc chế độ nô lệ cổ điển (chế độ nô lệ Hy-lạp):
4. Bộ máy nhà nước chủ nô
Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, các Nhà nước chủ nô đều thiết lập, củng cố cho mình một bộ máy nhà nước mang nặng tính quân sự và tập trung quan liêu. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy nhà nước chủ nô là trấn áp nô tệ trong nước, xâm lược các nước khác, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích cho giai cấp chủ nô, cưỡng bức nô lệ làm giàu cho giai cấp chủ nô.Bộ máy nhà nước chủ nô giai đoạn đầu rất đơn giản, chỉ gồm rất ít các cơ quan. Các cơ quan này thực hiện tất cả các công việc của Nhà nước như cưỡng bức, đàn áp nô lệ, bảo vệ sở hữu chủ nô, xâm lược ... Do vậy, thời gian đầu, chủ nô vừa là người lãnh đạo quân đội vừa là người đại diện chính quyền thực hiện việc quản lý xã hội, vừa là quan toà và cũng là người sáng tạo pháp luật. Cùng với sự phát triển của xã hội chiếm hữu nô lệ, nhu cầu quản lý xã hội tăng dần đòi hỏi bộ máy nhà nước chủ nô phát triển, phức tạp hơn, hoàn thiện hơn. Nhiều Nhà nước chủ nô đã thiết lập ra những bộ máy nhà nước khá hoàn thiện và phát triển như bộ máy Nhà nước Aten, Nhà nước La Mã... Trong những bộ máy nhà nước này đã có sự chuyên môn hoá tương đối cao: Quân đội thường trực đã được thành lập, thành lập lực lượng cảnh sát chuyên nghiệp làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự xã hội, tách tòa án ra khỏi cơ quan hành chính và tòa án đã có sự phân chia thành các nhóm để giải quyết những công việc khác nhau, thành lập Đại hội nhân dân (cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất) để ban hành luật, bầu và miễn nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước, giải quyết những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, thành lập các cơ quan quản lý - chấp hành và hành chính để quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội ...Bài viết được thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest, Giảng viên khoa Luật kinh tế - Trường Đại học Hòa BìnhXem thêm:- Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Everest
- Luật sư của Công ty Luật TNHH Everest
- Hoạt động vì cộng đồng của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198, E-mail: [email protected].
- Tags:
- lý luận về nhà nuớc và pháp luật
- nhà nước chủ nô
- nguồn gốc của nhà nước chủ nô
- các hình thức nhà nước thời kỳ chủ nô
- Luật sư Phạm Ngọc Minh
- Công ty Luật TNHH Everst
- Tổng đài tư vấn pháp luật
- Chia sẻ
Bình luận
Tin liên quan
Bản chất và chức năng của nhà nước
Vấn đề bản chất và ý nghĩa của nhà nước luôn luôn là đối tượng của cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt nhất. Đồng thời đây cũng là một trong những vấn đề khó nhất đã "trở thành trung tâm của mọi vấn đề chính trị và mọi tranh luận chính trị".
Các kiểu và hình thức của nhà nước
Kiểu nhà nước là một trong những khái niệm cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng của lý luận về nhà nước và pháp luật. Nhờ khái niệm kiểu nhà nước chúng ta có thể nhận thức được một cách cụ thể và lôgíc về bản chất và ý nghĩa xã hội ...
Nhà nước phong kiến
Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai ra đời trên cơ sở thay thế nhà nước chủ nô bị diệt vong.
Nguồn gốc của nhà nước và pháp luật
Muốn hiểu rõ bản chất của nhà nước và pháp luật và những quy luật phát triển của chúng, trước hết cần phải làm sáng tỏ nguyên nhân và giải thích quá trình phát sinh của nhà nước và pháp luật.
Pháp luật phong kiến
Nhà nước và xã hội phong kiến hình thành một cách chậm chạp do tính bền vững của chế độ công xã và chế độ chiếm hữu nô lệ.
Nhà nước tư bản
Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước bóc lột cuối cùng, hoàn thiện và phát triển nhất trong lịch sử các kiểu nhà nước bóc lột.
Vai trò và các hình thức cơ bản của pháp luật
Nhà nước không thể tồn tại thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy nhà nước.
Tin khác
Việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ
Việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền sơ thẩm vụ việc dân sự giữa các tòa án cùng cấp với nhau. Bài viết sẽ phân tích về vấn đề này.
Việc phân định thẩm quyền của tòa án các cấp
Việc phân định thẩm quyền sơ thẩm giữa các cấp tòa án bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc được chính xác, đúng pháp luật. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về vấn đề này.
Cơ sở xác định những loại việc thuộc thẩm quyền dân sự của tòa án
Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc là thẩm quyền của tòa án trong việc thụ lý giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự.
Thẩm quyền dân sự của tòa án
Thẩm quyền dân sự của tòa án được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Do vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về tố tụng như tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Khái niệm nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự là những tư tưởng pháp lý cơ bản. Vì vậy, việc vi phạm các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tố tụng.
Thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
Việc xác định đúng các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự gồm 3 thành phần: Chủ thể, khách thể và nội dung
Đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật. Bài viết sẽ phân tích về đặc điểm của quan hệ pháp luật này.
Tìm hiểu chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
Chế độ sở hữu không chỉ là một yếu tố cơ bản xác lập nền tảng của một chế độ xã hội mà còn luôn luôn thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó.
Quy định về bồi thường thiệt hại trong dân sự
Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vỉ gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.
Quy định chung về thương nhân
Thương nhân là người thực hiện những hành vi thương mại và bài viết sẽ phân tích những quy định chung về thương nhân.
Quyền cơ bản của thương nhân
Thương nhân bao gồm hai quyền cơ bản là quyền tự do kinh doanh và quyền bình đẳng trong hoạt động thương mại của thương nhân. Bài viết sẽ phân tích cụ thể về vấn đề này.
Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Luật cạnh tranh đã quy định rõ về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bài viết đề cập đến những quy định của pháp luật về hành vi này.
Tìm hiểu quy định về thế chấp tài sản trong dân sự
Thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm trong dân sự. Đây là biện pháp bảo đảm thường thấy và bài viết sẽ phân tích những quy định cơ bản của thế chấp tài sản.
Tìm hiểu về nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, hiện nay hoạt động này ngày càng trở nên phổ biến. Bài viết chia sẻ về những quy định chung về nhượng quyền thương mại.
Chủ thể của Luật Thương mại
Chủ thể của Luật Thương mại bao gồm các tổ chức, cá nhân tham gia vào các quan hệ thương mại và chủ thể chính là thương nhân.Bài viết phân tích cụ thể như sau:
Khái quát chung về hợp đồng mua bán tài sản
Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ. Theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán
Tin mới
-
Khái niệm cán bộ, công chức
-
Quyền lợi, nghĩa vụ, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức
-
Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước
Kiến thức pháp luật
- Chính sách mới
- Kiến thức pháp luật
- Nghiên cứu trao đổi
- Án lệ
- Nghề luật
Chủ đề hot
- hợp đồng xây dựng nhà
- đất để làm nhà ở
- công ty cấp thoát nước
- gia đình nhà chị gái
- nhà đang có tranh chấp
- Tài sản nhà nước
- hành chính Nhà Nước
- Thủ tục sang tên chủ
- người nước ngoài thuê nhà
- nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- đất đai để xây nhà
- Tư vấn phân chia nhà
- quản lý nhà nước
- thủ tục mở bán nhà
- Quyết định của Nhà nước
Nhiều người quan tâm
-
Nhãn hiệu liên kết, một số vấn đề pháp lý cần chú ý
-
Hợp đồng do chi nhánh ký, có ràng buộc công ty?
-
Hợp đồng không có con dấu của công ty, giá trị pháp lý thế nào?
-
Điều lệ doanh nghiệp là gì?
-
Trả lại đồ đã ăn trộm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
-
Tách thửa đất, những điểm cần lưu ý
-
Công ty cổ phần có buộc phải có ban kiểm soát không?
-
Công ty con không được góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ
-
Hợp đồng 'tiền hôn nhân', nên hay không?
Từ khóa » đặc Trưng Của Hình Thức Dân Chủ Chủ Nô Là Gì
-
Chủ Nô Là Gì? Tất Tần Tật Về Kiểu Nhà Nước Chủ Nô - Pháp Trị
-
Kiểu Nhà Nước Chủ Nô Là Gì ? Sự Ra đời, Quá Trình Phát Triển Của Nhà ...
-
Nhà Nước Chủ Nô Là Gì? Bản Chất, Chức Năng, Hình Thức, Bộ Máy
-
Nhà Nước Chủ Nô Là Gì? Bản Chất, Chức Năng, Hình Thức, Bộ Máy
-
[PDF] Bài 2: NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ, NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VÀ ... - Topica
-
Dân Chủ Chủ Nô Nghĩa Là Gì - Kinh Nghiệm Trader
-
Bản Chất, Chức Năng, Bộ Máy Và Hình Thức Nhà Nước Chủ Nô
-
[PDF] Và Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa
-
Dân Chủ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bản Chất Của Nhà Nước Chủ Nô Trong Hệ Thống Khoa Học Pháp Lý
-
Cần Hiểu đúng Về Bản Chất Dân Chủ, Nhân Quyền Và Việc Lợi Dụng ...
-
Hình Thức Nhà Nước Là Gì? Các Kiểu Và Hình Thức Của Nhà Nước?
-
So Sánh Giữa Kiểu Nhà Nước Tư Sản Và Nhà Nước Phong Kiến
-
Các Kiểu Nhà Nước Trong Lịch Sử - Luật Hoàng Phi