Nhà Phân Phối Là Gì? Điều Kiện Gì để Trở Thành Nhà ...
Có thể bạn quan tâm
1. Khái niệm nhà phân phối là gì, bạn hiểu chưa?
Theo một cách nhìn tổng thể nhất thì nhà phân phối là một đơn vị kết nối trung gian giữa các sản phẩm của doanh nghiệp tới từng các đại lý, cửa hàng retail nhỏ hay người tiêu dùng. Hay bạn cũng có thể hiểu nó theo một cách đơn giản nhất như sau: nhà phân phối là người mua hàng với số lượng lớn từ công ty sản xuất, sau đó dự trữ nguồn hàng của mình trong kho và từ từ bán lại cho các nhà phân phối nhỏ lẻ hơn hay là các đại lý. Bên cạnh cung cấp nguồn hàng thì nhà phân phối cũng sẽ là đơn vị cung cấp các thông tin kỹ thuật, quy cách hàng hoá hay các dịch vụ bảo hành cho các mặt hàng này (nếu có) thay vì các đại lý hay các đơn vị nhỏ lẻ sẽ phải đến trực tiếp doanh nghiệp để yêu cầu về dịch vụ này
Từ những thông tin trên ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng vai trò của nhà phân phối trọng sự phát triển và phân phối hàng hóa hay các dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Bởi thế mà trong một số trường hợp nếu doanh nghiệp không quản lý, giám sát bán hàng một cách chặt chẽ, các nhà phân phối có thể tự ý nâng giá gốc, giá bán của sản phẩm hàng hoá hay thậm chí là liên kết với các nhà phân phối khác để làm giá mà ngay đến cả các doanh nghiệp cũng không thể can thiếp nổi.
Xem thêm: Hàng tồn kho là gì
2. Mối quan hệ giữa nhà phân phối và doanh nghiệp được xây dựng trên những có sở nào?
Mối quan hệ giữa nhà phân phối và doanh nghiệp sẽ được xây dựng trên những cơ sở chính như sau:
2.1. Mục tiêu
Dù là doanh nghiệp hay là nhà phân phối thì họ cũng đều có những mục tiêu chung đó chính là thúc đẩy các sản phẩm hàng hóa, tăng doanh số bán hàng, và đem lại nguồn lợi nhuận cho bản thân. Bởi thế mà trên tất cả họ cần phải luôn làm việc và gắn kết với nhau một cách chặt chẽ, đoàn kết nhất và có thể sẵn sàng thẳng thắn ngồi lại với nhau để cùng trao đổi với nhau về các quan điểm của bản thân trong cơ hội trong kinh doanh, chia sẻ về những hoạt động để các bên có thể có sự chuẩn bị và chủ động trước trong việc sắp xếp và quản lý kinh doanh của đơn vị mình. Từ đó đem lại sức mạnh cộng hưởng lớn nhất cho cả bản thân và các đơn vị đối tác của mình
Một nhà phân phối thì có thể công tác với nhiều doanh nghiệp khác nhau hay một doanh nghiệp cũng có thể cộng tác với nhiều nhà phân phối khác nhau
Việc làm quản lý kinh doanh
2.2. Vai trò của các bên đối với đối tác của mình
- Vai trò của nhà phân phối đối với doanh nghiệp
Tùy từng quy mô của doanh nghiệp mà nhà phân phối cũng sẽ có những vai trò khác nhau, ví dụ như đối với một doanh nghiệp nhỏ và còn gặp nhiều khó khăn trong khâu vận hành sản xuất thì các đơn vị nhà phân phối có thể sẽ phụ trách những công việc như: cung cấp các cơ sở và hạ tầng, cung cấp và hỗ trợ về nguồn nhân lực, vốn để doanh nghiệp có thể dễ dàng sản xuất và phát triển các dịch vụ và hàng hóa của đơn vị mình, hay họ cũng có thể cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin về đối thủ, những kiến thức về tính chất thị trường của từng địa phương để các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc phát triển các sản phẩm và hàng hóa của đơn vị mình
- Vai trò của doanh nghiệp đối với nhà phân phối
Đối với các nhà phân phối của mình, doanh nghiệp sẽ phải có những vai trò như sau: thực hiện việc cung cấp hàng hóa cùng biên bản bàn giao hàng hoá nhanh chóng và liên tục, thực hiện và tổ chức các đợt đào tạo, training bổ sung thêm những kiến thức về sản phẩm cho các đơn vị nhà phân phối, ổn định giá cả
2.3. Các bên mong muốn điều gì từ đối tác của mình
* Mong muốn của nhà phân phối với doanh nghiệp
- Giá cả thị trường của các sản phẩm và dịch vụ hàng hóa luôn phải đảm bao sự ổn định
- Chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ hàng hóa luôn làm khách hàng và đại lý hài lòng.
- Các sản phẩm và hệ thống phân phối luôn luôn đi trước một bước so với đối thủ cạnh tranh.
- Công bằng, lợi nhuận và tỷ suất vốn hoàn toàn cạnh tranh
- Phân chia và quản lý rõ ràng về khu vực lãnh thổ thuộc phạm vi hoạt động của nhà phân phối.
- Phát triển liên tục và ổn định hàng năm
* Mong muốn của doanh nghiệp với nhà phân phối
- Hệ thống phân phối đem lại hiệu quả cao, quy mô càng lớn càng tốt, có thể là rộng khắp trên toàn quốc.
- Đảm bảo giá cả cung cấp ra thị trường hợp lý với phân khúc cho từng chủng loại sản phẩm.
- Giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị phần lớn trên thị trường
- Trở thành nhà cung ứng nguồn hàng được ưa chuộng nhất
- Đem lại hiệu quả cao, lợi nhuận khủng
- Là động lực để các doanh nghiệp không ngừng cố gắng và tung ra thị trường thêm nhiều các sản phẩm mới khác.
>> Xem thêm: Sale support là gì
3. Tiêu chí nào để các doanh nghiêp lựa chọn nhà phân phối cho mình?
Để có thể lựa chọn được một đơn vị phân phối chủ lực cho đơn vị mình các doanh nghiêp sẽ dựa trên có sở của nhũng điều kiện dưới đây:
- Không có sự mâu thuẫn quyền lợi
Một doanh nghiệp có thể chấp nhận nhà phân phối của mình sẽ có nhiều các đối tác khác nhau, tuy nhiên đó tuyệt đối không được là các đơn vị đối thủ có sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với mình.
– Có khả năng về tài chính
Các nhà phân phối cần phải có đủ năng lực và khả năng tài chính để giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho hàng hoá, hay cũng có thể là các vấn đề về công nợ trên thị trường.
– Có kinh nghiệm phân phối hàng hóa
Số năm kinh nghiệm cũng chính là một trong những điểm quan trọng để các doanh nghiệp chú trọng trước khi đưa ra nhưng quyết định lựa chọn của đơn vị mình
– Bộ phận phân phối độc lập
Trường hợp khi doanh nghiệp có nhu cầu muốn hỗ trợ lương và tiền thưởng cho các bộ phận của đơn vị phân phối. Thì bắt buộc đơn vị nhà phân phối đó phải có đơn vị bán hàng riêng biệt và chỉ thực hiện phục vụ riêng cho lợi ích của doanh nghiệp đó. Ngoài ra thì bộ phận này cũng sẽ được theo dõi và chịu sự quản lý và giám sát của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất.
Việc làm nhân viên bán hàng
– Tư cách pháp nhân tốt
Các nhà phân phối phải cung cấp đủ được các giấy tờ chứng minh được pháp lý của mình theo đúng quy định của Luật pháp Việt Nam và đáp ứng đủ các yêu cầu đối với những mặt hàng kinh doanh đặc biệt theo quy định riêng của Nhà nước
– Luôn nhiệt tình và có tinh thần hợp tác
Sự nhiệt tình và luôn có tinh thần hợp tác trong việc hỗ trợ và giúp đỡ doanh nghiệp trong việc triển khai phân phối hàng hóa của doanh nghiệp cũng là một trong những tiêu chí quan trọng mà các doanh nghiệp đều quan tâm trong quá trình tuyển chọn và xây dựng hệ thống các nhà phân phối cho đơn vị mình.
>> Xem thêm: Sales Associate là gì
4. Để trở thành một nhà phân phối, bạn cần những điều kiện gì?
Việc thành lập cho bản thân một nhà phân phối riêng sẽ mang đến cho bạn khá nhiều những khoản lợi nhuận lớn. Thế nhưng để trở thành một nhà phân phối bạn cần phải đáp ứng được đủ những điều kiện dưới đây nhé
4.1. Nguồn vốn kinh doanh
Chắc chắn rồi, một trong những điều đầu tiền mà bạn cần phải có trước khi bắt đầu với suy nghĩ tạo dựng cho bản thân một đơn vị phân phối riêng. Có thể nói vốn là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn cần phải có trước khi muốn bắt đầu cuộc chơi kinh doanh của mình.
Tùy thuộc vào số vốn hiện có, mà bạn sẽ phải hoạch định được những kế hoạch kinh doanh của mình theo từng quy mô khác nhau. Trường hợp, nếu số vốn của bản thân vẫn còn khá hạn hẹp thì hãy suy nghĩ thật thấu đáo trước khi bắt đầu nhé, bởi bên cạnh việc đầu tư vào các khoản hàng hóa thì bạn cũng còn khá nhiều những khoản khác mà bạn phải chi trả như: mặt bằng, nhân sự, các chi phí marketing, chi phí thực hiện giấy tờ…
Người tìm việc
4.2. Giấy phép pháp lý
Bên cạnh nguồn vốn thì giấy phép pháp lý cũng chính là một trong những yếu tố quan trong mà bạn cần phải đáp ứng được
Để đơn vị phân phối của mình được kinh doanh hợp pháp thì việc đăng ký các giấy tờ kinh doanh pháp lý tại các đơn vị và cơ quan có thẩm quyền là vô cùng quan trọng mà bạn cần phải nhanh chóng thực hiện, vì một điều cơ bản là mọi hoạt động kinh doanh, bất kể là với mặt hàng gì thì nó cùng phải đều được sự cho phép và nhận được sự chấp thuận từ pháp luật thì cơ sở đó mới có thể được chứng minh là một nhà phân phối. Đây không chỉ là yếu tố quan trọng mà còn là yếu tố bắt buộc mà đơn vị nào cũng phải chấp hành
4.3. Nắm bắt được thị trường
Nếu như vốn và giấy tờ pháp lý là điều kiện bắt buộc thì tìm hiểu về thị trường chính là một trong những nguyên tắc cơ bản mà bạn cần phải thực hiện tìm hiểu thật kỹ nếu muốn việc kinh doanh phân phối của đơn vị mình thành công.
Liệu với sản phẩm này thì nhu cầu của thị trường có cao hay không? Đâu là các sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu cao hiện nay? Chính là những điểm quan trọng mà bạn cần phải nhanh chóng nắm được nếu muốn việc kinh doanh của mình thu lại lợi nhuận cao nhất.
Bên cạnh đó bạn cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ về từng phân khúc của mỗi thị trường hiện nay, như: mức thu nhập, tiêu chí lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng là gì,.. cũng là một trông những yếu quan trọng trong việc thúc đẩy kinh doanh và phân phối sản phẩm của đơn vị mình.
Trên đây là một số những chia sẻ về chủ đề “nhà phân phối là gì”, hi vọng rằng thông qua những kiến thức được chia sẻ trong bài viết đã có thể giúp bạn có cho mình một câu trả lời tổng quan nhất về nhà phân phối là gì, cũng như những điều thú vị khác xung quanh về chủ đề này nhé. Chúc các bạn thành công!
Từ khóa » Npp Là Gì
-
NPP Là Gì? Ý Nghĩa Của Từ Npp - Từ Điển Viết Tắt
-
NPP Là Gì? -định Nghĩa NPP | Viết Tắt Finder
-
NPP Có Nghĩa Là Gì? Viết Tắt Của Từ Gì? - Chiêm Bao 69
-
NPP Là Gì? Nghĩa Của Từ Npp - Abbreviation Dictionary
-
Quản Trị Phân Phối – Có Sự Tham Gia Của NPP - MobiWork DMS
-
NPP Là Gì? - Khai Dân Trí
-
NPP Là Gì, Nghĩa Của Từ NPP | Từ điển Viết Tắt
-
Nhà Phân Phối Là Gì? Phân Biệt Nhà Phân Phối Và đại Lý
-
NPP Là File Gì? Phần Mềm & Cách Mở File . NPP, Sửa File Lỗi
-
Chủ đề Npp Là Gì - VietAdsGroup.Vn
-
Nhà Phân Phối Là Gì? Phân Biệt Nhà Phân Phối Và đại Lý
-
Npp Là Gì - Semtek
-
NPP Là File Gì? Cách Mở File .NPP - Từ điển Số
-
Nhà Phân Phối Là Gì? Tiêu Chí để Lựa Chọn Nhà Phân Phối Tốt