Nhà Thép Tiền Chế: Chi Phí Xây Dựng, Top 15 Mẫu Nhà đẹp 2021

Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi bên dưới:

  • Tại sao nhà thép tiền chế lại là một giải pháp cực kỳ hoàn hảo cho dạng công trình công nghiệp?
  • Nhà tiền chế khác gì với nhà khung thép?
  • Chi phí xây dựng nhà thép tiền chế dân dụng là bao nhiêu?

Tất cả sẽ được Tôn Nam Kim giải đáp trong bài viết này.

Đọc tiếp nhé!

Nhà tiền chế / nhà thép tiền chế là gì?

nhà thép tiền chế 1

Nhà tiền chế (pre-engineered building, PEB) hay nhà thép tiền chế là loại nhà được xây dựng bằng các cấu kiện thép, thiết kế bởi nhà cung cấp PEB hoặc nhà sản xuất PEB, được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ kiến trúc có sẵn.

Quá trình tạo ra công trình hoàn chỉnh gồm 3 công đoạn: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình (có kết hợp kiểm tra và quản lý chất lượng).

Hay trong một số lĩnh vực công nghiệp, những tòa nhà này còn được gọi là tòa nhà kim loại tiền chế (pre-engineered metal buildings hay PEMB).

Những công trình này ngày càng trở nên phổ biến do có sẵn rất nhiều bộ khung thiết kế đẹp, tiết kiệm chi phí, có thể tùy chỉnh được nhờ sự hỗ trợ của công nghệ máy tính.

Nhà thép tiền chế khác gì với nhà khung thép?

nhà khung thép

Nhà thép tiền chế là một loại công trình, thông thường được sử dụng trong các công trình công nghiệp (xưởng, nhà máy, xí nghiệp…) và công cộng (bãi đậu xe, nhà xe nhiều tầng…), nơi có các module lặp đi lặp lại và đòi hỏi việc vượt nhịp lớn của kết cấu.

Khi được chế tạo đồng bộ trong nhà máy chỉ cần đem đến đúng vị trí và lắp dựng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian.

Còn nhà khung thép là bất kỳ công trình nào sử dụng hệ kết cấu là khung thép chịu lực thay vì bê tông cốt thép.

Hai khái niệm này có sự giao thoa với nhau nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau.

Nhà thép tiền chế là nhà khung thép, nhưng nhà khung thép (có hệ kết cấu chính là thép) có thể không được chế tạo đồng loạt theo các mẫu có sẵn và ứng dụng các khoảng không vượt nhịp lớn như nhà tiền chế.

Các nhà tiền chế đôi lúc có thể vượt nhịp đến 80m (hoặc hơn) mà không cần có bất kỳ cột nào ở khoảng giữa.

Nhà khung thép có thể có các hình dáng tạo hình thú vị theo các thiết kế đặc biệt từ các kiến trúc sư, nhưng nhà thép tiền chế thì phải đảm bảo tính module của nó nên không thể tạo hình quá nhiều cho loại công trình này.

Cấu tạo của nhà thép tiền chế

Có ba thành phần chính trong cấu tạo của nhà thép tiền chế:

  1. Bộ khung chính chịu lực: Cũng giống công trình nhà bê tông cốt thép thông thường, nhà thép tiền chế cũng có móng để giữ sự ổn định cho công trình, ngoài ra còn có: kết cấu mang lực mái, dầm cầu chạy, hệ khung chống gió, hệ giằng, cột, kèo hình chữ “I” để làm khung chính,…
  2. Những bộ phận phụ: vách ngăn, hệ khung đỡ vách ngăn, cầu thang và xà gồ mái, hệ sàn công tác, xà gồ tường hình chữ “Z” và “C”,…
  3. Kết cấu, vật liệu bao che, tạo hình: một công trình hoàn thiện, không thể thiếu phần bao che, tạo hình từ các tấm vật liệu sẵn có như: tôn lợp mái, tấm xi măng tạo hình bao che nội ngoại thất, tấm lót sàn xi măng, tấm lót sàn cemboard, tấm thép,… nhằm giới hạn không gian và bảo vệ nhà khỏi các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài. Đồng thời, yếu tố thẩm mỹ được quyết định bởi các tấm bao che và tạo hình này.

Ứng dụng của nhà tiền chế

minh họa nhà thép tiền chế

Như đã trình bày ở phần đầu tiên, nhà thép tiền chế là giải pháp cho các công trình có yêu cầu vượt nhịp lớn, module lắp ráp lặp lại nhiều lần để cắt giảm chi phí, thời gian thi công.

Thông thường nhà thép tiền chế được ứng dụng nhiều nhất trong công nghiệp (xây dựng nhà xưởng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp hay kho bãi…), nhưng nó cũng hoàn toàn có thể được ứng dụng trong công trình thương mại (siêu thị, trung tâm thương mại), công trình công cộng (khu trưng bày, bảo tàng, nhà thi đấu…).

Trong một công trình lớn có thể có những phần khác nhau đòi hỏi những giải pháp thi công và loại công trình khác nhau.

Ví dụ: Toàn bộ siêu thị Emart tại Gò Vấp Hồ Chí Minh được lắp dựng dựa trên khung nhà thép tiền chế để giảm thời gian thi công.

Bạn vẫn có thể thấy có các siêu thị khác chọn giải pháp bê tông cốt thép nhưng nhà xưởng của họ vẫn là nhà tiền chế hoặc có nhà xe 2-3 tầng trong khuôn viên là nhà thép tiền chế.

Tất cả phụ thuộc vào nhu cầu công trình về công năng, thẩm mỹ, kinh tế.

Xem thêm bài viết: Tổng Hợp 30+ Mẫu Nhà Container Đẹp Hết Hồn Cho Bạn

Ưu và nhược điểm của nhà thép tiền chế

Nhà thép tiền chế có các ưu nhược điểm riêng, hãy cùng chúng tôi điểm qua những đặc điểm này:

Ưu điểm

Nhà khung thép được ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật cao, hiện đại vì thế giải pháp kết cấu này sở hữu nhiều những ưu điểm như:

  1. Đáp ứng được mọi tải trọng, yêu cầu về độ bền.
  2. Tiết kiệm chi phí hơn so với giải pháp nhà bê tông.
  3. Lắp đặt, xây dựng nhanh chóng. Thời gian lắp dựng nhà khung thép dân dụng ước tính chỉ bằng 1/3 thời gian xây dựng nhà bê tông cốt thép. Các cấu kiện đã được sản xuất ở nhà máy và việc thi công ngoài công trường là lắp ráp từng cấu kiện lại như trò chơi Lego.
  4. Linh hoạt trong thiết kế, chủ đầu tư có thể thỏa sức sáng tạo để sở hữu được những công trình nhà khung thép hiện đại, ấn tượng, độc đáo theo phong cách riêng của mình. Bên cạnh đó, giải pháp nhà thép cho phép mở rộng tối đa không gian sử dụng nhờ khả năng vượt nhịp lớn của các cấu kiện kết cấu thép.
  5. Giảm khối lượng ngôi nhà đồng nghĩa với giảm tải trọng cho kết cấu móng, thích hợp xây dựng trên những vùng đất yếu hay thường xuyên xảy ra các chấn địa nhỏ.
  6. Dễ dàng tháo bỏ tái sử dụng sang khu đất khác hoặc thanh lý.

Nhược điểm

Khả năng chịu lửa kém

Dù thép không cháy nhưng ở nhiệt độ 500-600 độ C, nó sẽ bắt đầu biến mềm, gây ra hiện tượng biến dạng so với ban đầu, làm mất đi khả năng chịu lực khiến kết cấu dễ dàng sụp đổ. Thậm chí, khả năng chịu lửa của kết cấu thép còn thấp hơn cả của kết cấu gỗ dán. Đây cũng là trở ngại lớn hạn chế ứng dụng của kết cấu thép tiền chế trong các công trình nhà ở dân dụng.

Giải pháp: Sử dụng sơn chống cháy hoặc bọc kết cấu thép bằng các vật liệu chống cháy.

Dễ bị ăn mòn trong điều kiện nóng ẩm

Với điều kiện thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam, đặc biệt là những khu vực mà môi trường bị xâm thực thì có thể xảy ra hiện tượng ăn mòn thép làm hư hại công trình.

Giải pháp: Sơn kết cấu thép với chủng loại và độ dày thích hợp, có thể mạ thép bằng các vật liệu khác như mạ kẽm, mạ nhôm.

Độ bền tương đối

Mặc dù giải quyết khá nhiều hạn chế của nhà xây bằng bê tông cốt thép truyền thống như giảm chi phí, thời gian thi công và nhân lực, tải trọng công trình nhưng độ bền của nhà thép tiền chế có thể sẽ kém vững chắc hơn so với nhà bê tông.

Giải pháp: Sử dụng các loại vật liệu chất lượng, được bảo hành và bảo dưỡng thường xuyên thì độ bền của công trình cũng sẽ giữ được lâu hơn rất nhiều.

Hiện nay, đã có rất nhiều biện pháp để khắc phục các nhược điểm của giải pháp kết cấu nhà thép tiền chế, điều đó đã càng làm nên sự hoàn hảo của những công trình dạng này và chủ đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn.

Xem thêm bài viết: Nhà Lắp Ghép: Ưu Điểm, Cấu Tạo, Xu Hướng Năm 2021 Và Các Mẫu Nhà Đẹp

Quy trình xây dựng nhà tiền chế giá rẻ, hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian

Giai đoạn chuẩn bị

Khung thép

Khung thép là một trong những loại vật liệu chính, không thể thiếu trong nhà tiền chế. Tùy vào mỗi công trình mà chủ đầu tư lựa chọn loại kích thước khác nhau.

Ở giai đoạn này bạn sẽ lựa chọn các nhịp vượt, kích thước tổng quan công trình, chiều rộng chiều cao trong catalog của nhà sản xuất hoặc thầu xây dựng.

Toàn bộ kết cấu thép có thể sản xuất đồng bộ sẵn và đưa ra công trình để thi công lắp dựng. Nhờ vậy, thời gian xây dựng được rút ngắn hơn. Ngoài ra, thép có trọng lượng nhẹ hơn so với các vật liệu khác như bê tông,…nên giảm được áp lực trọng tải về mọi mặt.

Tôn lợp mái

Ngoài khung thép, tôn được sử dụng để che chắn, lợp mái hầu hết các công trình công nghiệp như: nhà xưởng, nhà kho, nhà xe,…Bởi tôn có trọng lượng nhẹ, đa dạng màu sắc nên được ưa chuộng ngày càng nhiều.

Tôn có nhiều loại, tùy vào mỗi công trình mà đưa ra lựa chọn phù hợp. Hiện nay có 3 loại tôn phổ biển: Tôn cách nhiệt, tôn lợp và tôn lấy sáng. Tuy nhiên, tôn là không cách âm nên việc giảm thiểu tiếng ồn bị hạn chế.

Tôn Nam Kim hiện là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về tôn. Hiện chúng tôi đang cung cấp những sản phẩm như:

  1. Tôn lạnh
  2. Tôn mạ kẽm
  3. Tôn hợp kim mạ kẽm
  4. Tôn lạnh màu

Bạn có thể xem thêm các sản phẩm của chúng tôi ở đây.

Tấm bao che

Bạn có thể xây gạch, đổ bê tông hoặc thậm chí sử dụng tôn làm vách công trình.

Ngoài ra bạn có thể lựa chọn sử dụng vách ngăn xi măng để làm bao che cho nhà tiền chế, thay thế cho gạch nung hoặc bê tông truyền thống. Tấm xi măng có trọng lượng nhẹ hơn so với các vật liệu truyền thống khác giúp làm giảm áp lực tải trọng về mọi mặt lên công trình.

Xem thêm bài viết: Nhà Khung Thép: Ưu Điểm, Mẫu Nhà, Cách Thi Công Và Chi Phí

Các giai đoạn xây dựng

Thiết kế

  1. Thiết kế bản vẽ kiến trúc: trình bày các giải pháp thiết kế, phân tích đánh giá và tư vấn chọn phương án tối ưu nhất về giá cả đối với nhu cầu của chủ đầu tư. Sau đó, hoàn thiện phương án thiết kế kiến trúc, kết cấu, vật liệu và thể hiện ý đồ trên các bản vẽ phối cảnh, mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt.
  2. Thiết kế bản vẽ sản xuất và thi công: một khi bản vẽ kiến trúc và kết cấu được phê duyệt thì bản vẽ kết cấu sẽ thể hiện chi tiết và đánh mã số rõ ràng cho cấu kiện trên bản vẽ. Bản vẽ thể hiện sai sẽ dẫn đến những sai phạm cực kỳ nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Gia công

Quy trình gia công bao gồm các công đoạn sau:

  1. Cắt định hình khung thép: Đưa thép tấm vào máy cắt, cắt theo bản vẽ kết cấu thành phôi thép rời rạc của cấu kiện theo bản vẽ gia công sau đó vát mép rồi hàn đối đầu hai phôi thép đối với những thành phần quá khổ.
  2. Gia công bản mã: Đục lỗ cho bản mã (đục lỗ liên tiếp) sau đó dùng bu lông gắn kết các kết cấu thép lại.
  3. Ráp: Các thành phần được nắn thẳng, bo cạnh sau đó đưa vào máy ráp thành cấu kiện bởi mối hàn tạm.
  4. Hàn: Hàn hồ quang chìm tự động kết nối các thành phần thành 1 khối cấu kiện thống nhất.
  5. Nắn: Quá trình hàn có thể làm vênh cấu kiện nên các mặt vênh sẽ được nắn bằng động cơ thủy lực để đảm bảo chính xác khi lắp dựng.
  6. Ráp bản mã: Cưa 2 đầu cấu kiện trước khi lắp bản mã rồi đính bản mã vào thân kèo.
  7. Vệ sinh: Các cấu kiện được làm sạch bề mặt và tạo độ nhám kỹ thuật. Việc vệ sinh để khi sơn giúp có độ bám cao và chịu được sự phá hoại của thời tiết.

Lắp dựng

Yêu cầu: Bạn phải biết đọc hiểu sơ đồ bố trí chi tiết từng cấu kiện và thứ tự lắp dựng trong bản vẽ lắp dựng để đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình. Giai đoạn này được tiến hành với sự hỗ trợ đắc lực từ máy cẩu để đưa các cấu kiện lên cao.

Các giai đoạn chính trong quy trình lắp dựng:

  1. Khảo sát, kiểm tra, lập kế hoạch cho công tác chuẩn bị, trang thiết bị, giao nhận và bảo quản vật tư tại công trường.
  2. Lập kế hoạch giám sát, kiểm tra và đôn đốc.
  3. Lắp cột gian khóa cứng.
  4. Lắp đặt dầm kèo.
  5. Lắp khung kèo, xà gồ, chống xà gồ, kèo đầu hồi.
  6. Kéo tôn và lợp mái.
  7. Lắp đặt xà gồ vách, vách bao che, máng xối, ống xối.
  8. Lắp cửa và phụ kiện khác.
  9. Tiến hành kiểm tra và đánh giá chất lượng.

Lưu ý: tất cả những công đoạn này cần sự tư vấn kỹ càng của kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng cũng như là các nhà cung cấp giải pháp vật liệu để có được hiệu quả tốt nhất về chi phí, thời gian, thẩm mỹ và công năng đầy đủ nhất cho công trình.

Chi phí xây dựng nhà thép tiền chế dân dụng là bao nhiêu?

Công trình nhà thép tiền chế Healdsburg SHED với công năng sinh hoạt cộng đồng và nhà hàng, khu thương mại.
Công trình nhà thép tiền chế Healdsburg SHED với công năng sinh hoạt cộng đồng và nhà hàng, khu thương mại.

Các công ty xây dựng nhà thép tiền chế dân dụng sẽ tính chi phí xây dựng theo diện tích trên khu đất của bạn nên nếu bạn không cung cấp thông tin rõ ràng và chi tiết, sẽ rất khó để nhận được báo giá chính xác từ các nhà thầu xây dựng.

Dưới đây là những loại chi phí mà bạn cần phải quan tâm.

  • Chi phí vật tư xây dựng: bao gồm chi phí mua thép nguyên liệu, chi phí cho vật liệu xây dựng, chi phí phụ liệu và chi phí hoàn thiện.
  • Chi phí nhân công: bao gồm thợ chính, thợ phụ, nhân viên vệ sinh.
  • Chi phí cho máy móc trong thi công: bao gồm máy lắp dựng kết cấu thép, máy đào, máy lắp và một số loại máy khác…..

Về cơ bản xây dựng nhà thép tiền chế là rẻ hơn so với giải pháp đổ bê tông cốt thép truyền thống từ 10% đến 30% tùy vào khối lượng và quy mô công trình.

Đơn giá xây dựng nhà thép tiền chế dân dụng (đ/m2)

  • Phương án móng nông: 500.000 – 600.000.
  • Phương án móng cọc: 600.000 – 700.000
  • Phần kết cấu: 1.400.000 – 1.600.000
  • Phần hoàn thiện: 3.000.000 – 3.500.000

Đơn giá trên áp dụng cho các công trình có kết cấu cơ bản như sau (chỉ tính riêng phần thép):

  • Phương án móng nông: Hệ thống móng đơn bê tông cốt thép có chiều sâu từ 1.5m.
  • Phương án móng cọc: Thông thường sử dụng cọc 200×200, dài 15m và hệ giằng móng bê tông cốt thép.
  • Phần kết cấu: Kết cấu thép tổ hợp SS400 hoặc Q235, sơn hoàn thiện một lớp chống gỉ và 2 lớp sơn màu.
  • Phần hoàn thiện: Sàn deck mạ kẽm một lớp thép sàn và đổ bê tông mác M250.

Tuy nhiên đơn giá xây dựng còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:

  • Địa điểm xây dựng
  • Quy mô công trình
  • Công năng của công trình
  • Hình dáng kiến trúc
  • Thời điểm xây dựng…

Đơn giá gia công kết cấu thép (đ/m2)

  • Gia công khung kèo thép: 4.000đ/kg.
  • Lắp dựng khung kèo thép, nóc gió, console cửa đi: 2.000đ/kg.
  • Lắp dựng khung kèo thép, nóc gió, console cửa đi: 38.000đ/m2.
  • Lắp đặt tôn mái: 14.000đ/m2.
  • Lắp đặt tô vách: 16.000đ/m2.
  • Lắp đặt máng xối, ống thoát nước: 65.000đ/ m.
  • Lắp đặt diềm chỉ: 14.000đ/m.

Các loại vật tư để xây dựng hoàn thiện

Vật tư nền móng – tường xây:

  1. Vật tư chính xi măng.
  2. Vật tư chính cát đá.
  3. Vật tư chính thép.
  4. Vật tư chính dây điện.
  5. Vật tư chính ống nước.
  6. Vật tư chính bê tông mác M250.

Vật tư cột, kèo thép, vách – mái tôn:

  1. Vật tư chính tôn mái.
  2. Vật tư chính xà gỗ chữ C đen hoặc mạ kẽm dày 1.4 – 2.0mm.
  3. Vật tư chính sắt hộp 5×10, 6×12.
  4. Vật tư chính thép kèo, cột, bảng mã, thép tấm.
  5. Vật tư chính sika grout gắn kết bê tông, bulong, dây cáp căng.

Vật tư phần hoàn thiện nhà thép tiền chế dân dụng:

  1. Vật tư chính nền sika xám, epoxy.
  2. Vật tư chính gạch nền 60×60, 80×80.
  3. Vật tư chính sơn nước.
  4. Vật tư chính cửa cuốn.
  5. Vật tư chính cửa sổ, cửa thoát hiểm.

top 15 mẫu nhà thép tiền chế, công xưởng, nhà máy đẹp trên thế giới để bạn tham khảo

nhà thép tiền chế 1
nhà thép tiền chế
nhà thép tiền chế
nhà thép tiền chế
nhà thép tiền chế
nhà thép tiền chế
nhà thép tiền chế
nhà thép tiền chế
nhà thép tiền chế
nhà thép tiền chế
nhà thép tiền chế
nhà thép tiền chế
nhà thép tiền chế
nhà thép tiền chế
nhà thép tiền chế

Câu hỏi thường gặp về nhà thép tiền chế

Nhà thép tiền chế là gì?

Nhà tiền chế (pre-engineered building, PEB) hay nhà thép tiền chế là loại nhà được xây dựng bằng các cấu kiện thép, thiết kế bởi nhà cung cấp PEB hoặc nhà sản xuất PEB, được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ kiến trúc có sẵn.

Nhà thép tiền chế khác gì với nhà khung thép?

Nhà thép tiền chế thường được sử dụng trong các công trình có các module lặp đi lặp lại và đòi hỏi việc vượt nhịp lớn của kết cấu.

Mọi bộ phận của nó được chế tạo đồng bộ trong nhà máy chỉ cần đem đến đúng vị trí và lắp dựng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian.

Còn nhà khung thép là bất kỳ công trình nào sử dụng hệ kết cấu là khung thép chịu lực thay vì bê tông cốt thép.

Nhà thép tiền chế chính là nhà khung thép, nhưng nhà khung thép (có hệ kết cấu chính là thép) có thể không được chế tạo đồng loạt theo các mẫu có sẵn và ứng dụng các khoảng không vượt nhịp lớn như nhà tiền chế.

Các nhà tiền chế đôi lúc có thể vượt nhịp đến 80m (hoặc hơn) mà không cần có bất kỳ cột nào ở khoảng giữa.

Nhà khung thép có thể có các hình dáng tạo hình thú vị theo các thiết kế đặc biệt từ các kiến trúc sư, nhưng nhà thép tiền chế thì phải đảm bảo tính module của nó nên không thể tạo hình quá nhiều cho loại công trình này.

Chi phí xây dựng nhà thép tiền chế là bao nhiêu?

Về cơ bản xây dựng nhà thép tiền chế là rẻ hơn so với giải pháp đổ bê tông cốt thép truyền thống từ 10% đến 30% tùy vào khối lượng và quy mô công trình.

Chi phí cho phần móng (đơn giá áp dụng cho các công trình có kết cấu cơ bản, chỉ tính riêng phần thép):

  • Phương án móng nông: 500.000 – 600.000.
  • Phương án móng cọc: 600.000 – 700.000
  • Phần kết cấu: 1.400.000 – 1.600.000
  • Phần hoàn thiện: 3.000.000 – 3.500.000

Chi phí gia công thép bao gồm:

  • Gia công khung kèo thép: 4.000đ/kg.
  • Lắp dựng khung kèo thép, nóc gió, console cửa đi: 2.000đ/kg.
  • Lắp dựng khung kèo thép, nóc gió, console cửa đi: 38.000đ/m2.
  • Lắp đặt tôn mái: 14.000đ/m2.
  • Lắp đặt tô vách: 16.000đ/m2.
  • Lắp đặt máng xối, ống thoát nước: 65.000đ/ m.
  • Lắp đặt diềm chỉ: 14.000đ/m.

Tuy nhiên đơn giá xây dựng còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:

  • Địa điểm xây dựng
  • Quy mô công trình
  • Công năng của công trình
  • Hình dáng kiến trúc
  • Thời điểm xây dựng…

Từ khóa » Kết Cấu Nhà Khung Thép Tiền Chế