Nhà Thép Tiền Chế Là Gì? Phân Loại Và ứng Dụng Của Nhà Tiền Chế

5/5 - (12 bình chọn)

Ngày nay, nhà thép tiền chế với các ưu điểm như trọng lượng nhẹ, dễ thiết kế, bền vững, thi công nhanh… giúp tiết kiệm được chi phí xây dựng cũng như giảm thiểu thời gian thi công nên ngày càng được lựa chọn và sử dụng nhiều trong những công trình dân dụng hay đặc biệt là nhà xưởng thay cho các sản phẩm nhà bê tông truyền thống. Thông qua bài viết dưới đây, QSB Steel sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin đầy đủ nhất về nhà thép tiền chế như: nhà thép tiền chế là gì; Phân loại; Ưu và nhược điểm; Ứng dụng…

1. Nhà thép tiền chế là gì?

Nhà thép tiền chế (Pre-Engineered Buildings) còn gọi là nhà tiền chế hay nhà khung thép tiền chế là loại nhà được xây dựng từ 3 thành phần liên kết với nhau gồm:

  • Cấu kiện chính: cột, kèo, giằng…
  • Cấu kiện phụ: xà gồ C hoặc Z, thanh chống đỉnh tường, dầm tường…
  • Tấm lợp mái và tường: tôn mái, tôn vách…

Một nhà khung thép tiền chế hoàn thiện phải được tạo ra qua 3 giai đoạn là: thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng lại công trình.

Toàn bộ kết cấu của nhà thép tiền chế đều được sản xuất sẵn nên việc lắp dựng được diễn ra rất nhanh chóng. Những công trình thường sử dụng loại nhà này có thể kể đến như: nhà kho, nhà xưởng, siêu thị, nhà trưng bày, nhà cao tầng, công trình thương mại…

Thi công nhà thép tiền chế nhiều tầng
Thi công nhà tiền chế nhiều tầng

2. Cấu tạo của nhà thép tiền chế

  • Kết cấu chính

Giống như nhà bê tông, nhà tiền chế vẫn cần phần móng để chịu lực cho toàn ngôi nhà. Tùy vào nhu cầu mà ta có thể thi công móng nông hoặc móng sâu; với những dự án công trình lớn sẽ phải làm móng sâu chống lật. Ngoài phần móng, kết cấu chính còn có các phần khác như: nền nhà; hệ giằng; cột, vì kèo… Đây là những phần rất quan trọng vì phải chịu toàn bộ tải trọng.

  • Kết cấu phụ

Các kết cấu phụ sẽ gồm: sàn, tường, vách ngăn; xà gồ; cửa trờ và mái canopy… Tuy chỉ là kết cấu phụ nhưng những phần này cũng góp phần ít nhiều vào thi công xây dựng và hoàn thiện công trình.

mũi tênXem chi tiết: Mái canopy

  • Kết cấu bao che, tạo hình

Đây cũng là phần khá quan trọng để cấu tạo nên nhà tiền chế; vì để hoàn thiện một công trình, không thể thiếu phần bao che, tạo hình từ những tấm vật liệu như: tôn lợp mái, tấm lót sàn cemboard, tấm lót sàn thép… nhằm để giới hạn không gian và bảo vệ nhà bởi các yếu tố tác động vào từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra, yếu tố thẩm mỹ cũng được quyết định bởi các tấm bao che và tạo hình này.

kết cấu mái nhà xưởng tiền chế
kết cấu mái nhà xưởng tiền chế

Phân loại nhà khung thép tiền chế

Về cơ bản nhà tiền chế gồm 4 loại chính:

  • Dân dụng: loại nhà này được dùng để làm nhà ở với mẫu mã đa dạng, chi phí rẻ, quá trình thi công nhanh chóng.
  • Công nghiệp: chủ yếu được xây dựng cho các nhà kho, phân xưởng,…
  • Thương mại: Bao gồm các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, các siêu thị, trung tâm thương mại,…
  • Quân sự: được sử dụng để phục vụ cho quân sự như các doanh trại.

mũi tênXem chi tiết: Quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế

3. Ưu, nhược điểm và ứng dụng của nhà tiền chế

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm vật liệu phụ.
  • Có khả năng chịu lực tốt cùng trọng lượng nhẹ hơn so với những vật liệu khác nên sẽ giúp giảm bớt tải trọng khi xây dựng.
  • Việc lắp đặt nhà khung thép diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn. Thách thức mọi điều kiện thời tiết.
  • Giúp tận dụng được tối đa không gian của nhà xưởng, dễ mở rộng quy mô khi cần.
  • So với nhà bê tông truyền thống, nhà thép giá rẻ hơn, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, còn có tính đồng bộ cao trong xây dựng.

Nhược điểm:

  • Khả năng chịu lửa kém

Dù chất liệu thép không cháy nhưng ở nhiệt độ 500 – 600°C, nó sẽ bắt đầu chuyển sang dạng dẻo, làm mất đi khả năng chịu lực khiến kết cấu dễ dàng sụp đổ. Thậm chí, khả năng chịu lửa của kết cấu thép còn thấp hơn cả của kết cấu gỗ dán.

  • Dễ bị ăn mòn trong điều kiện nóng ẩm

Với điều kiện thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam, đặc biệt là những khu vực mà môi trường bị xâm thực thì có thể xảy ra hiện tượng ăn mòn thép làm hư hại công trình.

  • Độ bền tương đối

Mặc dù giải quyết khá nhiều hạn chế của nhà xây bằng bê tông cốt thép truyền thống như giảm chi phí, thời gian thi công và nhân lực, tải trọng công trình nhưng độ bền của nhà khung thép lại kém vững chắc hơn so với nhà bê tông.

  • Chi phí bảo dưỡng khá cao

Để đảm bảo độ bền cho nhà khung thép thì cần bảo dưỡng thường xuyên để tăng khả năng chống gỉ, khả năng chịu lửa, mà chi phí này tương đối cao. Đây cũng là trở ngại lớn hạn chế ứng dụng của loại nhà này trong các công trình nhà ở dân dụng.

May mắn là những nhược điểm trên đều đã được khắc phục nhờ công nghệ tiên tiến hiện nay. Đối với khung thép dễ ăn mòn, giải pháp khắc phục là tăng độ chống ăn mòn cho thép bằng cách mạ gang, mạ nhôm. Giải pháp này cũng góp phần làm giảm chi phí bảo dưỡng cho nhà khung thép.

Khả năng chịu lửa của thép sẽ gia tăng đáng kể khi được bọc lớp chịu lửa như tấm gốm, sơn chống lửa, bê tông. Bên cạnh đó, công trình nhà khung thép tiền chế cũng cần được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

4. Ứng dụng

– Đối với công nghiệp sản xuất; nó thích hợp cho các công trình đòi hỏi thời gian thi công nhanh; nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn như: Xây dựng nhà xưởng; khu công nghiệp; nhà máy; xí nghiệp hay kho bãi…

– Đối với những công trình thương mại: Xây dựng siêu thị; văn phòng làm việc; trung tâm thương mại; khu trưng bày; nhà hàng hay trung tâm triển lãm…

– Đối với công trình công cộng: Xây dựng trường học; bệnh viện;trung tâm hội nghị; nhà thi đấu thể thao hoặc bảo tàng…

– Một số công trình khác cũng có thể ứng dụng nhà khung thép tiền chế như: Trang trại; trạm xăng; kho chứa container; nhà chờ…

nhà thép tiền chế 10 tầng Sihanouk
Nhà thép tiền chế 10 tầng Sihanouk

5. Đơn giá thi công nhà thép tiền chế chi tiết

  • Nhà thông dụng: 1.000.000đ- 1.200.000đ/m2
  • Nhà xưởng công nghiệp (bao gồm vách): 1.400.000đ/m2
  • Nhà xưởng công nghiệp (chưa có vách): 1.200.000đ- 1.300.000đ/m2
  • Khung kéo thép bao gồm xà gồ (chưa tôn và chưa vách): 1.000.000-1.200.000đ/m2
Các hạng mục bổ sung
  • Khung kèo cột: 550.000đ/m2
  • Tôn vách/ mái: 250.000đ/m2
  • Xưởng mái vách: 200.000đ/m2
  • Hệ giằng: 100.000đ/m2
  • Phụ kiện: 100.000đ/m2
  • Nóc gió: 950.000đ/m2
  • Canopy: 950.000đ/m2

Lưu ý: Đơn giá trên có thể thay đổi vì lý do:

  • Tiêu chuẩn vật tư theo yêu cầu khách hàng
  • Phát sinh trong quá trình thi công- lắp dựng
  • Bổ sung thêm những hạng mục khác
  • Điều chỉnh có liên quan đến số lượng thép cung cấp

mũi tênXem thêm chi tiết: Đơn giá thi công nhà tiền chế mới nhất

Bảng báo giá thi công nhà tiền chế chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu và thông số kỹ thuật của dự án. Để nhận được thông tin giá chính xác hơn và tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc gửi cho chúng tôi các tệp thiết kế chi tiết để chúng tôi có thể cung cấp cho quý khách giá và kế hoạch tối ưu nhất. Chúng tôi cam kết cung cấp cho khách hàng của chúng tôi các sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi tốt nhất.

Nếu bạn đang có nhu cầu lắp dựng nhà tiền chế, vui lòng liên hệ ngay đến Hotline (+84) 918 23 23 65 hoặc để lại thông tin ở đây Bản báo giá chi tiết chúng tôi sẽ nhiệt tình phản hồi lại trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự tin tưởng và lựa chọn của quý khách.

——————————-

Mọi chi tiết xin liên hệ: CÔNG TY TNHH THÉP QSB – Đơn vị cung cấp giải pháp nhà tiền chế uy tín và chất lượng. Địa chỉ: 303/45 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP. HCM. Hotline: (+84) 918 23 23 65 Website: https://qsbsteel.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/nhatiencheqsbsteel

Từ khóa » Kết Cấu Nhà Khung Thép Tiền Chế