Nhà Thờ Chính Tòa Đức Bà Sài Gòn, Hồ Chí Minh
Có thể bạn quan tâm
Để nói về Nhà thờ Đức Bà, đây chắc chắn là một trong những kì quan kiến trúc bậc nhất tại Việt Nam. Công trình nguy nga này được hoàn thành năm 1880 (chính xác vào ngày lễ phục sinh 11 tháng 4, cố đạo Colombert tổ chức trọng thể nghi thức cung hiến và khánh thành Nhà thờ Đức Bà). Vằ đằng sau cái vẻ đẹp tráng lệ ấy là vô vàn câu chuyện thú vị.
Những bước đi đầu tiên của Công giáo tại Việt Nam
Người Pháp mang theo đạo Công giáo du nhập vào đất Việt trong thời kì chiến tranh; và họ - cũng như bất kì con người nào, cũng có một niềm tin tuyệt đối vào chúa trời của mình. Nhà thờ Công giáo đầu tiên được người Pháp xây dựng tại Sài Gòn từ một ngôi miếu nhỏ bị bỏ hoang (nằm trên đường Ngô Đức Kế ngày nay).
Qua một vài lần tu sửa, người Pháp nhận thấy rằng nhu cầu tín ngưỡng ở lục tỉnh Nam Bộ ngày càng tăng. Năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ thiết kế nhà thờ lớn. Và bản vẽ của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc hậu Roman, pha trộn cùng các chi tiết từ phong cách Gothic đã được chọn. Đặc biệt hơn nữa, hiểu rõ tầm quan trọng của công trình này, ông Duperré cho nhập toàn bộ các vật liệu xây dựng trực tiếp từ Pháp. Các bạn có thể thấy màu gạch đỏ đặc trưng của Nhà thờ Đức Bà không bám bụi bẩn hay rêu phong qua hơn 130 năm nay.
Những điểm nổi bật nhất của Nhà thờ Đức Bà
Tượng đồng Pigneau de Béhaine:
Được người Pháp đúc năm 1903, nhân vật trong tượng chính là giám mục Pigneau de Béhaine (ông còn được biết đến như giám mục Bá Đa). Ông dẫn theo một cậu bé trạc tuổi đôi mươi, người này chính là hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh (con trai vua Gia Long) - đây được xem như biểu tượng hòa hợp giữa Công Giáo và triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Cho đến năm 1945, tượng bị phá bỏ chỉ còn trơ lại bệ đá hoa cương vững chãi...
Tượng Đức Mẹ hòa bình:
Sau một thời gian dài bỏ trống bệ đá cẩm thạch trước cổng chính Nhà thờ Đức bà, mãi đến năm 1958, linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đặt tạc tượng Đức Mẹ hòa bình bằng đá Carrara tại Ý. Sau khi hoàn thành, tượng được đưa đến Sài Gòn bằng đường hàng hải và tận 1 năm sau đó, tượng Đức Mẹ mới chạm mốc cuối cùng là bệ đá hoa cương xưa kia. Sau lễ khánh thành trang nghiêm, người ta cũng khoét một lỗ dưới bệ đá hoa cương này để chứa chiếc hộp bạc bảo quản những lời cầu nguyện hòa bình khi làm lễ. Những lời cầu nguyện đó được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau như bằng vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, da và đồng, được gởi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể cả từ một số vùng ngoài miền Bắc.
Nét đặc trưng kiến trúc:
Như đã nói, Nhà thờ Đức Bà là kết quả của sự kết tinh giữa kiến trúc hậu Roman (Romanesque) và kiến trúc Gothic. Cách bài trí tổng thể của thánh đường, cung thánh và các gian của nhà thờ này toát lên vẻ đẹp cổ kính đặc trưng vào gian đoạn cuối cùng của trường phái hậu Roman. Kết hợp với cấu trúc tổng quan ấy lại là lối trang trí cửa sổ, cửa chính, vòm và chóp mái dày đặc theo đường lối Gothic chính thống.
Hai chóp mái trắng và bộ chuông 28 tấn:
Vốn không tồn tại trong bản thiết kế ban đầu, nhưng việc Nhà thờ Đức Bà cho xây dựng thêm hai chóp mái này lại tình cờ định hình phong cách kiến trúc Gothic vốn dễ bị lầm lẫn trước đây. Việc làm này cũng tăng lên nhiều lần tổng chiều cao của hai tháp chuông. Riêng về 6 chiếc chuông đặc biệt ở bên trong, chúng cũng được đặc chế riêng tại Pháp, 6 chiếc chuông tương đồng với 6 nốt nhạc sol/đô/rê/mi/la/si. Tháp bên phải canh giữ 4 nốt sol/đô/rê/mi và tháp bên trái là hai nốt la/si.
Địa điểm trọng yếu của du lịch Sài Gòn
Tọa lạc ngay trung tâm quận 1, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một trong những địa điểm dễ dàng tập trung nhất dành cho những du khách phương xa. Từ đây, bạn có thể tìm đến các công ty du lịch, khách sạn, địa điểm nổi tiếng, bảo tàng hay các nhà hàng, quán cafe riêng lẻ. Và ngược lại, du khách cũng có thể tìm đến Nhà thờ Đức Bà bằng các phương tiện công cộng như xe bus, taxi hay thậm chí xe ôm hoặc xích lô.
Với không gian rộng và mật độ xe lưu thông ít, đây cũng là nơi lý tưởng để các du khách dạo bộ hoặc ngồi nhâm nhi một tách cafe nhỏ. Ngay gần Nhà thờ Đức Bà là các di tích nổi tiếng thành phố Hồ Chí Minh như: Dinh Thống Nhất, Hồ Con Rùa, Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam,...
Ảnh: Internet
Tư liệu: tổng hợp
Từ khóa » đến Nhà Thờ đức Bà để Làm Gì
-
Nhà Thờ Đức Bà - Điểm Du Lịch Phải CHECK IN Khi đến Sài Gòn
-
Nhà Thờ Đức Bà – Nơi Nhất định Phải Ghé Thăm Khi đến Sài Gòn
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Nhà Thờ Đức Bà Ngay Tại Sài Gòn - BestPrice
-
Kinh Nghiệm đi Nhà Thờ đức Bà Sài Gòn Tham ...
-
Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn Và Những điều Thú Vị Bạn Chưa Biết
-
Nhà Thờ Đức Bà - Cẩm Nang Tham Quan Tiết Kiệm
-
Top 15 đến Nhà Thờ đức Bà để Làm Gì
-
Review Tham Quan Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn TPHCM, Ở đâu ...
-
Kinh Nghiệm đi Nhà Thờ đức Bà Sài Gòn Tham ... - ALONGWALKER
-
Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà (Dàn ý + 4 Mẫu)
-
Nhà Thờ Đức Bà | Du Lịch Quận 1 | Dulich24
-
Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà - Sự Nghiệp Học
-
Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn - Kiệt Tác Kiến Trúc Gần 140 Năm Tuổi
-
Thông Tin Mới Nhất Nhà Thờ Chính Tòa Đức Bà ở Sài Gòn
-
Nhà Thờ Đức Bà Paris – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhà Thờ Đức Bà - Tour Du Lịch
-
Nhà Thờ Đức Bà, Một Trong Bốn Vương Cung Thánh đường Tại Việt Nam