Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn - Kiệt Tác Kiến Trúc Gần 140 Năm Tuổi

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn - kiêt tác kiến trúc độc đáo

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn với nét kiến trúc tinh tế của Pháp được đánh giá là một trong những thánh đường đẹp nhất, quan trọng nhất và cũng gần như cổ kính nhất ở đây. Đã gần 140 năm trôi qua kể từ ngày khánh thành và dù đã trải qua nhiều tác động, Nhà thờ Đức Bà vẫn vẹn nguyên giá trị, trở thành công trình không chỉ có ý nghĩa tôn giáo mà còn là một biểu tượng của thành phố, một điểm du lịch mà bất kỳ du khách nào khi tới Sài Gòn đều không quên ghé thăm.

MỤC LỤC

  • 1 Tìm hiểu về Nhà Thơ Đức Bà Sài Gòn
    • 1.1 Vị trí tọa lạc của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
    • 1.2 Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có từ bao giờ?
  • 2 Nét kiến trúc đặc trưng của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
    • 2.1 Tòa thánh đường Nhà thờ Đức Bà
    • 2.2 Các bàn thờ bên trong Nhà thờ Đức Bà
    • 2.3 Tháp chuông của Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn
    • 2.4 Bức tượng mẹ Hòa Bình và công viên bên ngoài Nhà thờ
  • 3 Những hoạt động nên thử khi đến thăm Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
    • 3.1 Tham quan nội thất Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
    • 3.2 Check-in sống ảo thả ga với background Nhà thờ Đức Bà
    • 3.3 Cho bồ câu ăn trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
    • 3.4 Thưởng thức cà phê “bệt” cạnh Nhà thờ Đức Bà
    • 3.5 Trải nghiệm các món ăn vặt gần Nhà thờ Đức Bà
  • 4 Kinh nghiệm tham quan Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
    • 4.1 Nến đến Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn vào lúc nào, tham quan trong bao lâu?
    • 4.2 Cách di chuyển đến Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
    • 4.3 Có thể kết hợp tham quan Nhà thờ Đức Bà và những nơi nào?

Tìm hiểu về Nhà Thơ Đức Bà Sài Gòn

Vị trí tọa lạc của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn tọa lạc ở số 1 công trường Công xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Ban đầu nó được đề xuất xây dựng ở 3 vị trí: một là trên nền Trường Thi cũ (nay là góc đường Hai Bà Trưng và Lê Duẩn), hai là khu Kinh Lớn (đường Nguyễn Huệ ngày nay) và ba là vị trí của hiện giờ. Hiện tại, nhà thờ được cho là nằm ở vị trí trung tâm nhất của thành phố, quay về hướng đường Nguyễn Du và quay lưng về phía đường Lê Duẩn. Đây là một công trình đặc biệt không có khuôn viên hay hàng rào bao quanh, tạo góc nhìn đẹp từ mọi phía – điểm nhấn đặc biệt trong không gian đô thị.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà tọa lạc ở vị trí trung tâm quận 1

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có từ bao giờ?

Nhà thờ được xây dựng cách đây từ rất lâu, kể từ khi thực dân Pháp chiếm giữ Việt Nam. Theo đó, Pháp đã cho xây nhà thờ để làm nơi hành lễ cho những tín đồ theo đạo Công giáo. Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở nhà số 5, đây vốn là một ngôi chùa bị bỏ hoang của người Việt, sau đó cố đạo Lefebvre đã cho tu sửa thành nhà thờ. Tuy nhiên vì diện tích quá nhỏ nên đến năm 1863 Đô đốc Bonard quyết định khởi công xây mới hoàn toàn bằng gỗ ở bên bờ Trụ sở Tòa Tạp Tụng thời Việt Nam Cộng hòa nhưng do mối mọt nó cũng bị hư hỏng dần.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Diện mạo của nhà thờ lúc mới xây

Đến tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperre đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án thiết kế nhà thờ mới. Trong tất cả 17 tác phẩm dự thi thì đồ án của kiến trúc sư J. Bourard với kiểu kiến trúc Roman pha trộn kiến trúc Gothic đã được chọn. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic độc đáo của châu Âu đã được chọn.

Ngày 7/10/1877 Giám mục Isidore Colombert đã đặt viên đá đầu tiên và sau 3 năm thi công, tới tháng 4/1880 công trình chính thức được khánh thành. Được biết tổng kinh phí xây dựng nhà thờ khoảng 2,5 triệu Franc, dần dần được nâng cấp thêm các hạng mục trở thành một công trình hoàn thiện như hiện tại.

Nét kiến trúc đặc trưng của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có tổng chiều dài 91 m, rộng 35,5 m, vòm mái chính cao 21 m và hai tháp chuông hai bên cao gần 57 m. Vật liệu chính là xi măng, riêng ngoài mặt được xây bằng đá xanh và gạch trần. Điểm đặc sắc nhất thu hút khách du lịch đó chính là nét kiến trúc bên trong đầy phong vị cổ kính mà không nơi nào có được.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Tổng thể công trình Nhà thờ Đức Bà

Tòa thánh đường Nhà thờ Đức Bà

Thánh đường là khu chính được thiết kế đặc biệt, rộng nhất tại nhà thờ, có thể chịu tới gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc bên trong với sức chứa hơn 1.200 người. Toàn bộ chiều dài của thánh đường là 93 m, rộng 35 m, chiều cao của mái vòm gần 21 m với thiết kế gồm lòng chính, hai lòng phụ và hai bên là hai dãy nhà nguyện.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Tòa thánh đường Nhà thờ Đức Bà

Các bàn thờ bên trong Nhà thờ Đức Bà

Các bàn thờ bên trong Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đều được khắc bằng đá cẩm thạch nguyên khối. 56 ô cửa kính nhiều màu sắc ghép lại với nhau tạo nên hình ảnh rất đẹp. Các ô cửa này mô tả nhân vật và sự kiện trong kinh thánh. Cùng với đó là những đường nét, hoa văn trang trí bên trong thuần nét Roman kết hợp Gothic tôn nghiêm và trang nhã.

Những ô cửa sổ đầy màu sắc

Tháp chuông của Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn

Sau gần 15 năm nhà thờ hoàn tất, tới tận năm 1895 hai tháp chuông Nhà thờ Đức Bà mới được thi công xây dựng. Theo thiết kế của kiến trúc sư Gardes, tháp chuông cao 57 m với 21 m là mái vòm. Lúc này có tất cả 6 chuông theo 6 âm treo trên hai tháp chuông này, chúng được thiết kế và hoàn tác bởi bàn tay của các nghệ nhân người Pháp.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Một trong số những chuông ở bên trong tháp

Bức tượng mẹ Hòa Bình và công viên bên ngoài Nhà thờ

Phía trước nhà thờ là khuôn viên xanh mát, giao với bốn con đường tạo thành cây thánh giá – biểu tượng của đạo công giáo. Đặt ở trung tâm của công viên là bức tượng mẹ Hòa Binh làm bằng đá cẩm thạch, do G.Ciocchetti điêu khắc vào năm 1959. Bức tượng này được đưa từ Roma về và đặt ngay trên nền cũ – nơi từng đặt hình Giám ngục Adran dẫn theo hoàn tử Cảnh.

Bức tượng mẹ Hòa Bình trước mặt nhà thờ

Tượng Đức Mẹ có chiều cao 4,6 m, nặng 8 tấn trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu có đinh cây thánh giá, mắt nhìn đăm chiêu lên bầu trời như cầu nguyện hòa bình cho người dân Việt Nam. Đó là lý do mà nhà thờ được đặt tên là Nhà thờ Đức Bà.

Những hoạt động nên thử khi đến thăm Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Tham quan nội thất Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Dường như mỗi góc trong Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đều rất tinh xảo và đẹp, mang phong cách châu Âu trung cổ. Những bức tường gam màu đỏ hồng không bám bụi, những ô kính rực rỡ dưới ánh nắng và vô số điểm ấn tượng nữa mà bạn sẽ được chiêm ngưỡng nếu đến đây. Hãy dạo quanh khám phá những bí mật bên trong.

Check-in sống ảo thả ga với background Nhà thờ Đức Bà

Không chỉ giới trẻ Sài Thành mà hầu như du khách vẫn luôn yêu thích và lựa chọn đây là một điểm “sống ảo”. Có lẽ cũng bời vậy mà ai chưa đi đều muốn đến đây một lần. Dù là chính diện nhà thờ, bên hông hay từ xa, chỉ cần đưa máy lên là bạn đã có được những bức hình cực đẹp.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
“Sống ảo” ngay cạnh nhà thờ

Cho bồ câu ăn trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nếu có ý định ghé thăm nhà thờ, kinh nghiệm du lịch Sài Gòn khuyên bạn nên chuẩn bị sẵn một ít vụn bánh mỳ hoặc hạt để có thể tiếp cận với những chú bồ câu cực kỳ đáng yêu ở đây. Chúng sẽ sẵn sàng tới chào và nhảy lên tay bạn và chơi đùa cùng bạn nếu được chia thức ăn đó. Đây sẽ là một trong những trải nghiệm rất vui, hơn nữa còn giúp bạn có được bức hình “sống ảo” tựa trời tây.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Trải nghiệm cho bồ câu ăn

Thưởng thức cà phê “bệt” cạnh Nhà thờ Đức Bà

Cà phê sữa đá – một thức uống không thể bỏ qua khi đến với thành phố này. Việc thưởng thức ly cà phê thơm lừng theo đúng kiểu Sài Gòn tại các góc cây, bãi cỏ vừa ngắm nhìn thánh đường uy nghi cũng rất đáng nhớ. Đây cũng là một cách để khám phá nếp sống người bản đại khá hay ho.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Thưởng thức cà phê “bệt” và ngắm nhìn nhà thờ

Trải nghiệm các món ăn vặt gần Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cực gần với các con hẻm, các thiên đường ẩm thực Sài Gòn. Những món ăn đường phố nào là đồ chiên, bánh căn, bột chiên, các loại gỏi, súp cua, bánh tráng trộn,… luôn sẵn sàng phục vụ thực khách vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Còn gì tuyệt bằng khi sau một vòng khám phá nhà thờ được “lấp” cái bụng đói của mình bằng vô vàn món thơm ngon, hấp dẫn này phải không nào?

>> Tham khảo: Khám phá Dinh Độc Lập Sài Gòn: biểu tượng của chiến thắng và hòa bình

Kinh nghiệm tham quan Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nến đến Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn vào lúc nào, tham quan trong bao lâu?

 Du khách có thể đến Nhà thờ Đức Bà vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, kể cả buổi tối vẫn rất đông người. Tuy nhiên, muốn vào được bên trong thì bạn phải đến đúng dịp giờ (từ 5h30 – 17h). Trường hợp nếu không tham gia lễ, bạn cũng phải cần tầm 90 phút đến 2 tiếng để tham quan, chụp ảnh, uống cà phê và ăn uống ở đây.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Bạn có thể tham quan Nhà thờ Đức Bà vào bất cứ lúc nào

Cách di chuyển đến Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Vị trí tọa lạc của nhà thờ Đức Bà được đánh giá khá đông xe cộ nhưng việc di chuyển đến đây cũng không mấy khó khăn. Bạn có thể chọn nhiều cách, nhiều phương tiện như xe buýt, ô tô, xe máy hoặc xích lô (nếu bạn muốn có trải nghiệm hấp dẫn khi được ngắm toàn cảnh phố phường). Nếu đi phương tiện cá nhân bạn đi theo hướng dẫn bản đồ chỉ đường và gửi xe tại trường Hòa Bình, Hội trường Thống nhất hoặc Nhà văn hóa Thanh Niên.

Trường hợp đi xe buýt, bạn chọn một trong các tuyến sau:

  • Tuyến xe số 18: Bến Thành – Chợ Hiệp Thành
  • Tuyến xe số 19: Bến Thành – Khu Đại Học Quốc Gia
  • Tuyến xe số 36: Bến Thành – Thới An
  • Tuyến xe D1: Công viên 23/9 – Thảo Cầm viên
  • Tuyến xe số 49: Sân bay Tân Sơn Nhất – Quận 1

Có thể kết hợp tham quan Nhà thờ Đức Bà và những nơi nào?

Do nằm ở vị trí trung tâm nên rất dễ để bạn kết hợp tham quan những điểm đến gần đó như Bưu điện thành phố, chợ Bến Thành, nhà hát, Dinh Độc Lập,… Hoặc nếu là tín đồ thích shpping, bạn có thể ghé qua các trung tâm Vincom, Diamond Plaza,…

5 / 5 ( 1 bình chọn ) Tuyết Nhi

Tôi – một cô gái với đôi chân ham đi. Niềm đam mê của tôi là được ăn món tôi thích và được đặt chân đến những nơi mà tôi chưa đến. Tôi muốn mọi nơi trên dải đất hình chứ S đều có in bóng dấu chân tôi. Bạn có cùng sở thích như tôi? Hãy cùng tôi chu du đó đây, trải nghiệm những điều thú vị của cuộc sống sau mỗi chuyến đi nhé!

Từ khóa » đến Nhà Thờ đức Bà để Làm Gì