Nhà Thơ Lò Ngân Sủn – Người Con Của Núi
Có thể bạn quan tâm
Cùng với các nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số tiêu biểu, nhà thơ Lò Ngân Sủn đã góp phần làm nên diện mạo độc đáo và đậm đà bản sắc của văn học các dân tộc thiểu số trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Mặc dù ông đã ra đi gần 7 năm nhưng những vần thơ ấy chứa đựng tình yêu bản làng đến nao long vẫn còn nguyên giá trị.
Hình từ Tuyển tập thơ Lò Ngân Sủn (ảnh: Báo Tổ quốc) |
Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông?
Trước khi trở thành nhà thơ, Lò Ngân Sủn là một người “con của núi”. Chú bé Lò Ngân Sủn sinh ra và lớn lên ở bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từ nhỏ, chú bé ấy đã lắng nghe từng hơi thở của cỏ cây, hoa lá, của núi rừng biên cương, đã đắm mình trong vẻ đẹp hùng vĩ của sông suối, thác đổ, sườn non… nơi quê hương xứ sở:
Những đỉnh núi xa
Rừng thông gọi đàn dê hiện gọi mơ núi
Nâng niu hạt mạch
Rừng sa mộc vạm vỡ
Quay mình những vòng đường
(Đỉnh núi xa vùng mãnh liệt)
Khi lớn lên, thế giới của cậu bé sinh ra từ bản Qua chắc hẳn không chỉ giới hạn ở bản làng biên giới nữa. Mặt đất và bầu trời đã rộng mở, muôn dặm non sông từ bắc vào nam, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đầu non đến bãi biển… đã ùa vào tâm hồn mộc mạc, thiết tha, phóng khoáng của Lò Ngân Sủn. Nhưng vùng đất Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, miền biên cương phía Bắc của Tổ quốc vẫn là mảnh đất mẹ nuôi dưỡng, bồi đắp nên chất thơ hào sảng, trầm hùng và mãnh liệt của Chiều biên giới – bài thơ đã được phổ nhạc và trở thành một ca khúc đi cùng năm tháng:
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió
Như quê ta ngọn núi
Như đất trời biên cương.
(Chiều biên giới)
Dù có đi khắp mọi nẻo đường, những sườn non, dốc núi, những miền thác đổ réo sôi, vắt vẻo như dây leo của quê hương vẫn là con đường quyến rũ nhất với người con của núi. Dường như đó cũng chính là con đường thơ ca của Lò Ngân Sủn:
Ta đi trên chín khúc Bản Xèo
con đường là cái hạt ta gieo
con đường là cái rễ lan tỏa
dệt nên hoa trái, tiếng chim ca
(Đi trên chín khúc Bản Xèo)
Không có tình yêu tha thiết với núi rừng, với quê hương, với “chồi non cỏ biếc”, với “đầu sông đầu suối”, với những “bậc thang mây”… chắc hẳn không thể có nhà thơ Lò Ngân Sủn với những câu thơ “vạm vỡ” mà âm vang như “con suối thác đổ”.
Được biết, Nhà thơ Lò Ngân Sủn qua đời ngày 15/12/2013, hưởng thọ 69 tuổi. Ông nguyên là Tổng thư ký Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, nguyên ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam và nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai. Sinh thời, nhà thơ Lò Ngân Sủn đã cho ra đời 17 tập thơ với nhiều giải thưởng.
Minh KhoaTừ khóa » Bài Thơ Trời Lò Ngân Sủn
-
Trang Thơ Lò Ngân Sủn (12 Bài Thơ) - Thi Viện
-
Bài Thơ: Trời Và đất (Lò Ngân Sủn) - Thi Viện
-
Mười Bài Thơ Của Lò Ngân Sủn (Châu Hồng Thủy Tuyển Chọn)
-
Thơ Lò Ngân Sủn - Tài Liệu Text - 123doc
-
[PDF] THƠ LÒ NGÂN SỦN - ELib
-
Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Trong Thơ Lò Ngân Sủn
-
Đến Với Bài Thơ Hay: Trời Và đất
-
Đến Với Bài Thơ Hay: Trời Và đất - Giáo Dục Thủ đô
-
TRỜI - Lê Nhật Ký
-
Soạn Bài 10: Đọc: Gặp Gỡ Tác Giả - Đọc Văn Bản Nhà Thơ Lò Ngân Sủn
-
Nhà Thơ Lò Ngân Sủn - Người Con Của Núi - Ngữ Văn 6 - YouTube
-
Bài Thơ: Chiều Biên Giới - Lò Ngân Sủn - Kim Cúc Diễn Ngâm
-
Nhà Thơ Lò Ngân Sủn – Người Con Của Núi - Ngữ Văn Lớp 6 Kết Nối ...