Thơ Lò Ngân Sủn - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
Thơ lò ngân sủn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM–––––––––––––––––––––––––PHẠM THỊ CẨM ANHTHƠ LÒ NGÂN SỦNLUẬN VĂN THẠC SĨNGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAMTHÁI NGUYÊN - 2017Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTNhttp://www. lrc.tnu.edu.vn/ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM–––––––––––––––––––––––––PHẠM THỊ CẨM ANHTHƠ LÒ NGÂN SỦNChuyên ngành: Văn học VNMã số: 60 22 01 21LUẬN VĂN THẠC SĨNGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAMNgười hướng dẫn khoa học : PGS.TS. CAO THỊ HẢOTHÁI NGUYÊN - 2017Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTNhttp://www. lrc.tnu.edu.vn/LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sựhỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn TS. Cao Thị Hảo. Các nội dung nghiên cứu vàkết quả trong đề tài này là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bốtrong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.Tác giả luận vănPhạm Thị Cẩm AnhSố hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTNihttp://www. lrc.tnu.edu.vn/LỜI CẢM ƠNVới lòng biết ơn và tình cảm chân thành, em xin trân trọng cảm ơn: KhoaNgữ Văn, Khoa sau đại học - Đại học Sư Phạm Thái Nguyên, các thầy cô giáotrường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợigiúp em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Cao Thị Hảo,người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em nghiên cứu hoàn thành luận văn.Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, Ban Giám Hiệuvà các đồng nghiệp tại trường THPT Sông Công đã động viên, giúp đỡ và tạođiều kiện về thời gian trong quá trình hoàn thành luận văn.Thái Nguyên, tháng 04 năm 2017Tác giả luận vănPhạm Thị Cẩm AnhSố hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTNiihttp://www. lrc.tnu.edu.vn/MỤC LỤCLời cam đoan ........................................................................................................ iLời cảm ơn ........................................................................................................... iiMục lục ............................................................................................................... iiiMỞ ĐẦU ............................................................................................................. 11. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 12. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 23. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 64. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 75. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 76. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 77. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 7NỘI DUNG ......................................................................................................... 8Chương 1: THƠ LÒ NGÂN SỦN TRONG NGUỒN MẠCH THƠ CADÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM ....................... 81.1. Diện mạo chung của thơ ca dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam ...... 81.1.1. Giai đoạn 1945 - 1975 ............................................................................... 81.1.2. Giai đoạn sau 1975 đến nay..................................................................... 101.2. Lò Ngân Sủn - nhà thơ tiêu biểu của đồng bào dân tộc Giáy..................... 141.2.1. Nét đặc sắc của Văn hóa Giáy ................................................................. 141.2.2. Nền văn học dân gian Giáy phong phú, đa dạng ..................................... 171.2.3. Hành trình sáng tác của nhà thơ Lò Ngân Sủn ........................................ 20Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 28Chương 2: NHỮNG CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ LÒNGÂN SỦN....................................................................................................... 292.1. Cảm hứng ngợi ca, tự hào về thiên nhiên quê hương làng bản và conngười miền núi ................................................................................................... 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTNiiihttp://www. lrc.tnu.edu.vn/2.1.1. Cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và thơmộng, trữ tình của núi rừng Tây Bắc................................................................. 292.1.2. Cảm hứng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và vẻ đẹp tâm hồnngười miền núi ................................................................................................... 332.2. Cảm hứng trân trọng những giá trị truyền thống của nền văn hóa Giáy .......... 372.3. Cảm hứng nồng nàn, say đắm đầy chất phồn thực trong tình yêu đôi lứa ....... 422.4. Cảm hứng suy tư, chiêm nghiệm trước cuộc đời và thế sự ........................ 482.4.1. Những triết lý về lẽ sống và những trăn trở trước cuộc đời .................... 482.4.2. Những chiêm nghiệm, suy tư về thủ đô Hà Nội và những người nghệsĩ tài năng ........................................................................................................... 53Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 58Chương 3: BIỂU TƯỢNG, NGÔN NGỮ VÀ THỂ THƠ TRONG THƠLÒ NGÂN SỦN ................................................................................................ 593.1. Những biểu tượng đặc trưng tiêu biểu........................................................ 593.1.1. Biểu tượng núi đá .................................................................................... 593.1.2. Biểu tượng kèn Pí lè ................................................................................ 633.2. Ngôn ngữ thơ mang màu sắc riêng ........................................................... 6773.2.1. Ngôn ngữ mộc mạc giản, giản dị, gần gũi với người dân miền núi ....... 683.2.2. Ngôn ngữ mang màu sắc văn hóa Giáy ................................................... 713.3. Sử dụng đa dạng các thể thơ ....................................................................... 76Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 81KẾT LUẬN....................................................................................................... 83TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 86Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTNivhttp://www. lrc.tnu.edu.vn/MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài1.1. Trong số các nhà thơ dân tộc thiểu số hiện đại Việt Nam, Lò NgânSủn là một trong những thi nhân đã để lại một khối lượng sáng tác phong phú.Ông là tác giả của: 14 tập thơ, 2 tập truyện ký, 10 công trình tiểu luận, các bàinghiên cứu, sưu tầm, biên dịch và hàng loạt những bài thơ được phổ nhạc đã đicùng năm tháng. Trong thơ Lò Ngân Sủn, vẻ đẹp của gió núi, mây ngàn trênquê hương Bát Xát - Lào Cai đã bước vào thơ ông một cách tự nhiên, giản dị vàsinh động. Chính thiên nhiên ấy đã sinh ra những người con của núi, được tôiluyện trong sương gió, trong giá rét, trong những kham khổ, khắc nghiệt củacuộc sống để trụ vững, hiên ngang và xanh thẳm như núi giữa nắng và gió củađất trời Lào Cai. Bằng tấm lòng của một người con gắn bó với dân tộc, LòNgân Sủn đã giúp người đọc hình dung về tư duy, triết lý sống và ước nguyệncủa cộng đồng dân tộc Giáy, thấy cả một lớp trầm tích văn hóa sâu kín trongtâm hồn dân tộc Giáy qua tục ngữ, dân ca.1.2. Trong đời sống tiếp nhận văn học dân tộc thiểu số Việt Nam, chúngtôi nhận thấy những công trình nghiên cứu về thơ Lò Ngân Sủn tới nay vẫn cònrất “khiêm tốn”. Theo khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy mới có một luậnvăn thạc sỹ nghiên cứu về thơ Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn. Ngoài ra, có mộtsố bài nghiên cứu, phê bình về thơ Lò Ngân Sủn của tác giả Vũ Quần Phương,Irasara, Bùi Tuyết Mai, Lê Thiếu Nhơn, Nguyễn Phương Ly, Trần Thị ViệtTrung, Cao Thị Hảo…Những nghiên cứu này mới chỉ điểm qua hoặc là nhữngnét phác thảo chưa thật sự hoàn thiện và hệ thống. Để thấy được những nét đặcsắc cũng như những đóng góp của thơ Lò Ngân Sủn trong mảng thơ ca dân tộcthiểu số, cần phải xâu chuỗi cả đời thơ hơn nửa thế kỷ của ông ở mọi khía cạnhtừ phương tiện nội dung đến hình thức nghệ thuật mới thấy được sự đóng gópđáng trân trọng của Lò Ngân Sủn trong suốt 69 năm qua. Mới hiểu vì sao ôngđược nhận những phần thưởng cao quý như: Giải A của Ủy ban toàn quốc LiênSố hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN1http://www. lrc.tnu.edu.vn/hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam cho tập thơ Đám cưới (1993), giải B của Ủyban toàn quốc Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam cho tập Dòng sông Mây(1995), giải B văn học dân tộc thiểu số Hội nhà văn Việt Nam cho tập thơNhững người con của núi (1992), giải B báo thiếu nhi dân tộc cho tác phẩmCái bật lửa trời (1995)…Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Thơ Lò Ngân Sủn, để nghiêncứu và tìm hiểu những đặc sắc trong tư duy của Lò Ngân Sủn. Từ đó giúpngười đọc có cái nhìn rõ hơn về phong cách nghệ thuật thơ Lò Ngân Sủn - mộtnhà thơ dân tộc Giáy tiêu biểu có nhiều đóng góp cho thơ ca dân tộc thiểu sốViệt Nam hiện đại.1.3. Với lòng yêu quý và trân trọng những nét đẹp văn hóa của các dân tộcthiểu số Việt Nam, chúng tôi mong muốn góp một tiếng nói của mình trong việcbảo tồn những nét đẹp văn hóa của các dân tộc ít người, đặc biệt là dân tộc Giáy một dân tộc thiểu số có số dân rất ít hiện đang sinh sống chủ yếu ở Lào Cai. Quađó cũng mong muốn quảng bá và phổ biến văn học dân tộc thiểu số trong đời sốngvăn học đương đại.Mặt khác, luận văn được thực hiện thành công sẽ là một tài liệu thamkhảo hữu ích cho bạn đọc và những người quan tâm khi tìm hiểu về thơ LòNgân Sủn nói riêng và thơ ca dân tộc thiểu số nói chung.2. Lịch sử vấn đềLò Ngân Sủn đến với thơ như một mối duyên tiền định. Bài thơ đầu tiênđưa ông đến với “làng thơ” là Hoa Má Po sáng tác năm 1965. Nhưng phải đếnkhi Chiều biên giới ra đời và nhạc sĩ Trần Chung phổ nhạc thì Lò Ngân Sủnchính thức trở thành nhà thơ thành danh. Giống như một con ong cần mẫn hútnhụy hoa dâng đời, cho đến khi trở về với núi, Lò Ngân Sủn đã có gần 50 nămgắn bó với “nàng thơ” và để lại một di sản đáng nể - 20 đầu sách thơ được xuấtbản và trở thành một gương mặt thơ nổi trội trong số các nhà thơ dân tộc ítngười. Trong suốt đời thơ, Lò Ngân Sủn luôn sáng tác với cả bầu nhiệt huyết vàSố hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN2http://www. lrc.tnu.edu.vn/luôn tâm niệm:”Không sống chết với thơ thì thử hỏi làm sao có thơ hay chođược. Cho nên tôi cứ nghĩ: Nếu còn có người dám sống chết với thơ, tâm huyếtvới người, với đời thì sẽ có thơ hay, thơ để đời” [14, tr.504] Chính sự xuất pháttừ đáy tâm hồn nhà thơ đã đưa tác phẩm của ông đọng lại trong lòng người đọc,được bạn bè và nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận. Trên cơ sở nguồn tư liệu baoquát được và trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi điểm lại quá trìnhnghiên cứu thơ Lò Ngân Sủn trên một số phương diện nổi bật.Nhận định về thơ Lò Ngân Sủn nói chung trong bài viết Thơ với tuổi thơVũ Quần Phương khẳng định: “Thơ Lò Ngân Sủn trước sau luôn giữ được bảnsắc của thơ miền núi, trong cả nội dung đến hình thức biểu hiện. Cảnh, tình,nguyện vọng, cách bình giá cuộc đời… đều là việc thời sự của đồng bào cácdân tộc trên vùng cao phía bắc Đất Nước”[14, tr.345]; “Đọc thơ Lò Ngân Sủnngười ta thấy phẩm chất trí tuệ khá mạnh trong những khái quát thâm thúy. Trítuệ nhưng tươi ròng sự sống. Ngây thơ như cái nhìn con trẻ mà sâu sắc nhưchiêm nghiệm của người từng trải…”[14, tr.438]. Đọc thơ Lò Ngân Sủn ngườiđọc có thể cảm nhận hơi thở nóng hổi, thô nhám của con người miền núi từcảnh sắc thiên nhiên đến con người đến những nét văn hóa riêng của cộngđồng. Đằng sau câu chữ là ân tình của nhà thơ dành cho quê hương mình, cũnglà những triết lý về cuộc sống của người đã qua nhiều trải nghiệm. Cùng chungvới ý kiến đó, trong bài Khi kẽ tay người nở hoa Trần Mạnh Hảo cũng khẳngđịnh những đóng góp riêng của Lò Ngân Sủn”Ông (Lò Ngân Sủn) còn là nhàthơ của tự nhiên, của núi đồi, của tiềng kèn pí lè dân tộc Giáy, của những cuộcvui bất tận quanh chảo thắng cố phiên chợ người H.mông với xòe ô và bátrượu ngô say khướt”[14, tr.419].Họa sĩ Đỗ Đức, người bạn thân thiết của Lò Ngân Sủn đã tỏ ra rất hiểubạn mình khi ông viết: “Cái tình không bờ bến của Lò Ngân Sủn dẫn dắt thơanh đến mọi nẻo đường. Cái tình nhuốm màu hoang dã kết hợp với lối viết chắtlọc như ca dao, tục ngữ, rất nặng về tiết tấu như nhịp của móng ngựa gõ trênSố hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN3http://www. lrc.tnu.edu.vn/đường mòn để cho thơ anh chỉ thuận để đọc mà khó để ngâm, tạo ra chất thơhiện đại, giản dị, trong sáng mà rất dân tộc”[14, tr.45]. Cái tình nồng nàn làdấu hiệu bộc lộ sâu đậm, tập trung trong thơ Lò Ngân Sủn, nhất là khi ông viếtvề quê hương đất nước, con người, văn hóa. Câu nào, bài nào cũng da diết,nồng cháy, đậm đà tính dân tộc trong cả trong nội dung và hình thức thể hiện.Bàn về những nét đặc sắc trong thơ Lò Ngân Sủn, nhà thơ Mai Liễu cónhững nhận xét rất tinh tế:”Thơ Lò Ngân Sủn cũng chứa đựng những yếu tốphồn thực, nhất là những bài thơ nói về tình yêu nam nữ. Đó là một thái độ vuisống chân thành, si mê, hồn nhiên, táo bạo, bất ngờ, hoang dã và đầy ámảnh…Đó là bản năng sống, bản năng thơ rất riêng của Lò Ngân Sủn. Đó làmột loại “hương rừng quấn quýt”của một đời thơ Lò Ngân Sủn”[14, tr.484].Lò Ngân Sủn, tiếp thu bề dày văn hóa dân tộc miền núi để tạo cho mình mộtphong cách riêng độc đáo. Mảng thơ viết về tình yêu nam nữ của ông luôn cháybỏng chất phồn thực, với những cảm xúc lành mạnh cường tráng đầy nhân văn.Lê Thiếu Nhơn cũng có cái nhìn khá sắc sảo về thơ Lò Ngân Sủn: “Ngoàigiọng điệu đặc thù của một nhà thơ dân tộc thiểu số, Lò Ngân Sủn có khả năngbiến hóa những quan sát ngả sang màu chiêm nghiệm. Những chiêm nghiệmrời rạc đưa vào thơ thì thường đơn điệu và hơi nhiều lời. Khi và chỉ khi ôngdung phương pháp quy nạp chiêm nghiệm mới có những bài thơ đóng dấu chấtlượng “thương hiệu”Lò Ngân Sủn”[14, tr.461]. Thơ Lò Ngân Sủn luôn cónhững từ đắt, hình ảnh đắt khiến người đọc có ấn tượng mạnh, rất khó quên vàcũng không thể lẫn với các nhà thơ khác. Ví như khi miêu tả cô gái vùng cao,ông viết “nói như chăng dây/ Cười như gieo cấy/ Nhìn như giăng bẫy”, đọcmột lần thấy hay, đọc hai lần thấy hay hơn nữa, càng đọc càng thấy nhữngchiêm nghiệm, suy tư về đời sống miền núi được đưa vào thơ để trở thànhnhững câu thơ mang dấu ấn riêng.Khi bàn về phong cách thơ Lò Ngân Sủn, nhà nghiên cứu phê bìnhHoàng Văn An trong cuốn Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dânSố hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN4http://www. lrc.tnu.edu.vn/tộc (tập 2 - Hương sắc núi rừng) NXB Văn hóa Dân tộc - HN 2003 có bàn vềtài năng văn học và nghiệp viết của nhà thơ dân tộc thiểu số Lò Ngân Sủn quatập thơ Người trên đá. Bài viết không đi sâu vào khái niệm phong cách nhưngtác giả đã phân tích một số ví dụ tiêu biểu để người đọc nhận ra biểu hiện vànét đẹp phong cách thơ Lò Ngân Sủn. Trong cuốn Nhà văn dân tộc thiểu sốViệt Nam đời và văn (NXB Văn Hóa Dân tộc - HN 2003) có giới thiệu về quátrình công tác, tác phẩm và các giải thưởng của Lò Ngân Sủn, kèm theo bài viếtKhi kẽ tay người nở hoa của Trần Mạnh Hảo. Trong bài viết này, từ dẫn chứngbài thơ Người đẹp, bài thơ Nàng và một số bài thơ khác Trần Mạnh Hảo đãđánh giá như sau: “Có lẽ trong thi ca sở trường của Lò Ngân Sủn là thơ tình,thường là những bài thơ ngắn và có tứ, lại khá hiện đại trong lối viết, khôngcâu nệ vào vần vèo, bằng trắc”. Trần Thị Việt Trung trong cuốn Bản sắc dântộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (khu vực phía Bắc ViệtNam) - NXB ĐH Thái Nguyên - năm 2005, dành toàn bộ chương 7, khoảnghơn 20 trang viết về Bản sắc dân tộc Giáy và Pa Dí trong thơ Lò Ngân Sủn vàPờ Sảo Mìn. Hai nhà thơ được giới thiệu với tư cách là hai gương mặt thơ tiêubiểu của miền núi phía Bắc bởi sự đặc sắc và mới lạ trong tác phẩm thơ. Tácgiả bài viết đã chỉ ra vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ giàu chất tạo hình trong miêu tảthiên nhiên và con người miền núi của Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn. Từ đókhẳng định đây là một nét đặc sắc trong nghệ thuật cũng là đóng góp đáng ghinhận của hai nhà thơ miền núi này.Trong công trình Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại một số đặc điểm do Trần Thị Việt Trung, Cao Thị Hảo (Đồng chủ biên) đã cónhững nhận xét, những đánh giá mang tính định hướng về nội dung, về hệthống dùng từ, hình ảnh, các biện pháp tu từ của các nhà thơ dân tộc thiểu sốtrong đó có Lò Ngân Sủn. Những ý kiến này sẽ là những gợi ý cho việc triểnkhai đường hướng nghiên cứu của chúng tôi. Qua đó, chúng tôi sẽ cố gắng đisâu tìm tòi để có những phát hiện mới về thơ Lò Ngân Sủn.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN5http://www. lrc.tnu.edu.vn/Như vậy, nhìn một cách khái quát có thể thấy rằng khá nhiều bài viết,phê bình, nghiên cứu về thơ Lò Ngân Sủn. Nhìn chung các ý kiến đều khẳngđịnh chiều sâu ý nghĩa và sức nặng cảm xúc của Lò Ngân Sủn. Tuy nhiên tất cảcác bài viết mới chỉ dừng lại ở mức độ phác họa sơ lược về chân dung thơ LòNgân Sủn ở một phương diện nào đó. Cho đến nay chưa có công trình chuyênbiệt nào khảo sát một cách toàn diện và có hệ thống về những giá trị nội dung,nghệ thuật của thơ Lò Ngân Sủn để khẳng định vị trí của nhà thơ này trong sựphát triển của văn học Việt Nam nói chung và văn học dân tộc thiểu số nóiriêng. Chính vì vậy chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài này để nghiên cứu mộtcách toàn diện về thơ Lò Ngân Sủn. Hy vọng luận văn sẽ là một tiếng nóikhẳng định những thành tựu của thơ Lò Ngân Sủn nói riêng và thơ dân tộcthiểu số Việt Nam hiện đại nói chung.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những đặc điểm tiêu biểu về nộidung và nghệ thuật trong thơ Lò Ngân Sủn.3.2. Phạm vi nghiên cứuĐề tài khảo sát toàn bộ thơ Lò Ngân Sủn nhưng chủ yếu đi sâu vào sáutập thơ sau:- Tập thơ Lều nương - NXB văn hóa dân tộc (1996).- Tập thơ Con của núi - NXB văn hóa dân tộc (1997).- Tập thơ Đầu nguồn cuối nước - NXB văn hóa dân tộc (1997).- Tập thơ Người trên đá - NXB văn hóa dân tộc (2000).- Tập thơ Bữa tình yêu - NXB Hội nhà văn, Hà Nội (2005).- Tập Tuyển tập thơ Lò Ngân Sủn - NXB văn học (2012).Ngoài ra, chúng tôi cũng nghiên cứu thơ của một số tác giả khác và đặcbiệt là tác giả dân tộc thiểu số để so sánh, đối chiếu. Chúng tôi cũng tham khảoSố hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN6http://www. lrc.tnu.edu.vn/một số sách lý thuyết, lý luận văn học làm cơ sở lý luận cho công trình nghiêncứu của mình.4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuTrong luận văn chúng tôi đặt ra vấn đề tìm hiểu về:Văn hóa, văn học dân tộc Giáy và cuộc đời, sự nghiệp văn học của LòNgân Sủn.Những cảm hứng chủ đạo được thể hiện sâu sắc và nổi bật trong thơ LòNgân Sủn.Những phương diện nghệ thuật đặc sắc như biểu tượng, ngôn ngữ và thểthơ trong thơ Lò Ngân Sủn.5. Phương pháp nghiên cứuTrong đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây:Phương pháp thống kê để thống kê phân loại và xác lập tư liệuPhương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát những nét đặc trưng nhất củatác giảPhương pháp so sánh, đối chiếuPhương pháp nghiên cứu theo loại hình6. Đóng góp của luận vănĐây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện vềthơ Lò Ngân Sủn để khẳng định những đóng góp tiêu biểu của nhà thơ dân tộcGiáy này cho văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.7. Cấu trúc của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm ba chương.Chương 1: Thơ Lò Ngân Sủn trong nguồn mạch thơ ca dân tộc thiểu sốmiền núi phía Bắc Việt NamChương 2: Những cảm hứng chủ đạo trong thơ Lò Ngân SủnChương 3: Biểu tượng, ngôn ngữ và thể thơ trong thơ Lò Ngân SủnSố hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN7http://www. lrc.tnu.edu.vn/Kết luậnNỘI DUNGChương 1THƠ LÒ NGÂN SỦN TRONG NGUỒN MẠCHTHƠ CA DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM1.1. Diện mạo chung của thơ ca dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt NamTây Bắc được biết đến là miền đất của núi rừng và cao nguyên với bạtngàn hoa ban nở trắng muốt. Đây là không gian văn hóa của hơn hai mươi dântộc khác nhau như: Mông, Dao, Tày, Nùng, Thái, Giáy,… Điều kiện sinh sốngvà phương thức lao động sản xuất đã tạo lên những nét độc đáo về văn hóa, vănhọc. Xét riêng trong lĩnh vực thơ ca, vùng đất này là nơi nuôi dưỡng, nơi khơinguồn cảm hứng cho nhiều nhà thơ dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại.Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi xin điểm lại thơ ca dân tộc thiểu sốViệt Nam hiện đại khu vực phía Bắc qua hai giai đoạn, giai đoạn 1945 - 1975và từ sau 1975 đến nay.1.1.1. Giai đoạn 1945 - 1975Đây là thời kì thơ ca Việt Nam nói chung và thơ ca dân tộc thiểu số nóiriêng phát triển khá mạnh mẽ. Nội dung thơ ca thời kì này phản ánh cuộc khángchiến chống Pháp, chống Mỹ đầy gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc ViệtNam. Đáng kể nhất là Việt Bắc đáng giặc (1948), Dọn về làng (1950), Nói vớicác anh (1953), Thư lên Điện Biên (1954)... của Nông Quốc Chấn ; Đêm bakhe (1952), Người thanh niên giữ đèo Giàng, Gửi anh bạn Triều Tiên(1953)… của Nông Minh Châu; Vợ lính ngụy mong chồng (1949), Gái thờigiặc (1950), Mường muối yên vui (1954) của Cầm Biêu, Dặn vợ, dặncon(19440), Mừng thủ đô giải phóng (1954)… của Bàn Tài Đoàn; Rừng sángcủa Mã A Lềnh; Tung còn và suối đàn (1973), Tiếng hát rừng xa, NắngSố hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN8http://www. lrc.tnu.edu.vn/ngàn, Bốn mùa hoa (1974) của triều Ân… Cảm hứng chính của thơ ca thời kìnày là sự kết hợp giữa tư tưởng yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào và tự tôndân tộc. Nhiều nhà thơ đã ghi lại những mốc lịch sử và cách mạng của dân tộctrong kháng chiến như Nông Quốc Chấn với truyện thơ Việt Bắc đánh giặcđược viết bằng tiếng Tày, dài 2000 câu. Nhà thơ đã dựng lại không khí cáchmạng ở Việt Bắc thời kì trước và sau cách mạng. Bài thơ Dọn về làng (1950) làmột trong những bài thơ tiêu biểu viết về cuộc sống của người dân miền núidưới ách áp bức và cuộc sống tươi sáng khi quê hương được giải phóng:Hôm nay Cao - Bắc - Lạng cười vangDọn lán, rời rừng, người xuống làngNgười nói cỏ lay trong ruộng rậmCon cày mẹ phát ruộng ta quang(Dọn về làng)Cuộc sống mới của đồng bào dân tộc thiểu số miền Bắc khi đất nước bướcvào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với bao niềm hân hoan được phản ánhtrong thơ Nông Quốc Chấn, Vương Trung, cầm Biêu, Triều Ân… Đó là tình yêuquê hương, niềm vui trong lao động, say mê xây dựng cuộc sống mới:Rộn rã câu hò bên núi thắmMá hồng gió bấc thổi không phai(Triều Ân - Quê ta anh biết chăng)Đi thuyền ba bể dọc ngangXem người đánh cá, xem nàng hái ngôHoa sơn hoa nở bồn mùaVe kêu chim hót ước mơ phặc phiền…(Nông Quốc Chấn - Tiếng ca người Việt Bắc)Một trong những đặc điểm nổi bật của thơ ca các dân tộc thiểu số thời kìnày là sự ảnh hưởng và kế thừa thơ ca dân gian truyền thống trong thể thơ bảychữ tám dòng, bảy chữ bốn dòng kéo dài, thơ đường luật. Tính truyền thốngSố hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN9http://www. lrc.tnu.edu.vn/còn thể hiện trong làn điệu dân ca: Sli (Nùng), Lượn (Tày), Khắp (Thái), Páodung (Dao)… Bàn Tài Đoàn là người sử dụng trung thành nhất với thể thơtruyền thống xưa của dân tộc Dao, hay Cầm Biêu luôn giữ nét đặc trưng củađồng bào dân tộc Thái. Nhiều tác phẩm được sáng tác bằng tiếng dân tộc phảnánh đúng tâm tư tình cảm, cách nói, cách nghĩ của đồng bào dân tộc thiểu sốnhư thơ Nông Quốc Chấn, Cầm Biêu.Bên cạnh những thể thơ truyền thống, nhiều nhà thơ đã có sự ảnh hưởngrõ rệt của thi pháp thơ ca hiện đại như Lương Quý Nhân, Vương Anh, TriềuÂn. Có những câu thơ không mang màu sắc dân tộc miền núi, nghe giống nhưthơ của các nhà thơ người Kinh:Em lẫn vào trong anhAnh lẫn vào ngàn láTóc em thơm mùi cỏHuyền diệu và nguyên sơ(Giàng Xuân Hồ - Lên cao nguyên)Thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại từ 1945 - 1975 là thời kì thănghoa với đội ngũ nhà thơ đông đảo, số lượng tác phẩm nhiều, chất lượng sángtác cao tạo ra sự phong phú đa dạng cho diện mạo văn học việt nam nói chungvà thơ miền núi nói riêng. Các nhà thơ ảnh hưởng sâu sắc của thi pháp thơ cadân gian nhưng vẫn có không ít tác phẩm ảnh hưởng của thi pháp thơ hiện đại.Sự kết hợp hài hòa hai xu hướng này sẽ tạo ra gương mặt văn học cho thời kìtiếp theo.1.1.2 Giai đoạn từ sau 1975 đến nayĐất nước đã vẹn toàn một dải, non sông đã thu về một mối, bản tình cachiến đấu năm xưa giờ thành bản tình ca xây dưng cuộc sống mới. Từ sau năm1975 đến nay, thơ ca dân tộc thiểu số phát triển mau chóng, chưa bao giờ độingũ nhà thơ lại đông đúc như vậy. Những tác giả thuộ lớp thế hệ trước vẫnsáng tác chắc khỏe và đều tay. Họ cho ra đời nhiều tập thơ: Dòng thác (1977),Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN10http://www. lrc.tnu.edu.vn/Bài thơ Pác Bó (1982), Suối và biển (1984) của Nông Quốc Chấn; Trên núivẫn là nơi ta ở (1979), Bước đường tôi đi (1985), Tìm ban rừng (1999), Bóđuốc sáng (2002) của Bàn Tài Đoàn; Rượu mặn, Lá đắng (1993), Tình ViêngChăn (2000)… của Vương Anh; Chốn xa xăm (1990) của Triều Ân; SóngNậm Rốn (1998) của vương Trung… Đặc biệt sự xuất hiện đông đảo của độingũ các nhà thơ thuộc thế hệ sau với sức sáng tác mạnh, cho ra đời hàng trămtác phẩm thơ với cách thể hiện khác nhau, giọng điệu khác nhau: Tiếng háttháng giêng (1986), Lửa hồng một góc (1987), Đàn then(1996), Ngược gió(2006) … của Y Phương; Chiều biên giới (1989), Những người con của núi(1990), Đám cưới (1992), Đường dốc (1993), Chợ tình (1995), Con của núi,Lều nương (1996), Người đẹp(1999) … của Lò Ngân Sủn; Cây hai ngàn lá(1992), Bài ca hoang dã (1993), Con trai người Pa Dí (2001)… của Pờ SảoMìn; Điều có thật từ câu dân ca (1988), Tình thơ Cao Lan (1997)… của LâmQuý; Mát xanh rừng cọ (1983), Tiếng lá rừng gọi đôi (1996), Câu hát vắt quavai(2005) của Ma Trường Nguyên; Đi tìm bóng núi (1993), Mười bảy khúcđảo ca (2000)… của Dương Thuấn; Suối làng (1994), Mây vẫn bay về núi(2001) của Mai Liễu; Lối nhỏ (1988) của Dư Thị Hoàn; Hoa núi (1990), MùaSa nhân(1994), Con của núi (2002)… của Triệu Kim Văn; Người Mông nhớBác Hồ của Hùng Đình Quý; Lời ru cho mình (1999), Lời của lá (2000),Vườn duyên (2002) của Nông Thị Ngọc Hòa ; Rượu núi (1996), Theo lời hátvề nguồn (2001) của Lò Cao Nhum…Thiên nhiên, cuộc sống con người và văn hóa dân tộc đã đi vào mỗitrang thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số một cách tự nhiên, thân thuộc vìcuộc sống là nguồn vô tận của thơ ca. Theo lý giải của Giáo sư Trần Đình Sử:“Xúc cảm thơ bắt nguồn từ sự đồng cảm sự sống giữa con người với thiênnhiên, ngoại giới thể hiện trong sự hốn hợp giữa tình và cảnh, tình và sự việc”[41, Tr.14]. Một loạt các tác phẩm thơ mà chỉ cần đọc tên người ta đã thấyniềm tự hào dân tộc, bản sắc dân tộc trong đó: Tiếng hát tháng giêng (1986),Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN11http://www. lrc.tnu.edu.vn/Đàn Then 1996) của Y Phương; Cây hai ngàn lá, Bài ca hoang dã (1995) củaPờ Sảo Mìn; Đi tìm bóng núi(1993) của Dương Thuấn; Chiều biên giới(1989), Những người con của núi (1990) của Lò Ngân Sủn…Các nhà thơ miền núi gắn bó sâu nặng và trân trọng vẻ đẹp của quêhương mình, họ đã phản ánh tất cả những đa dạng phong phú của đời sống vàcả những chuyển biến, những đổi thay trong tâm hồn con người. Họ khám phávẻ đẹp của thiên nhiên, của núi rừng, sông suối trên quê hương mình nhưngmỗi nhà thơ lại có một cảm nhận rất riêng mang đến sự lạ hóa cho cảm xúcthẩm mỹ của người đọc.Hình ảnh con người miền núi trong thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu sốhiện lên không phải là những con người chung chung mà “tổng hòa các mốiquan hệ xã hội ”. Thơ ca luôn là bức tranh phản ánh cuộc sống nhiều màu sắc,mỗi nhà thơ đều cố gắng in dấu tâm hồn dân tộc mình trong mỗi trang thơ, họviết về cuộc sống xung quanh bằng tình yêu thiết tha, bằng suy ngẫm, chiêmnghiệm của bản thân, truyền tải những cảm xúc sâu lắng đến người đọc và cảnhững triết lý mang giá trị nhân bản sâu sắc. Có thể kể đến các tập thơ đặc sắcnhư Chiều biên giới, Người con của núi của Lò Ngân Sủn; Cây hai ngàn lá,Người con trai Pa Dí của Pờ Sảo Mìn; Người núi, Cô gái người Dao, Mẹ núicủa Lâm Quý; Tìm lại tuổi thơ của Nông Thị Ngọc Hòa, Người vùng cao củaY Phương; Người xứ mây của Dương Thuấn...Các thể thơ truyền thống của dân tộc như thơ Đường luật, tứ tuyệt, lụcbát, năm chữ, bảy chữ, tám chữ… đều được các nhà thơ sử dụng một cách hiệuquả. Lò Ngân Sủn sáng tác thơ lục bát khá nhuần nhuyễn, Dương Thuấn có thơbảy chữ, Nông Thị Ngọc Hòa sáng tác thể thơ tám chữ…Tuy nhiên các nhà thơ dân tộc thiểu số lại chủ động phá vỡ cấu trúc thơtruyền thống. Trong nỗ lực đổi mới cách tân thơ, họ cũng tìm đến thơ tự do nhưmột sự lựa chọn tất yếu trong quá trình vận động. Bởi thể thơ này rất phù hợpvới tính cách mạnh mẽ, phóng khoáng phảng chút hoang dại của đồng bào miềnSố hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN12http://www. lrc.tnu.edu.vn/núi. Có thể thấy những bài thơ hay nhất, đặc sắc nhất thường ở thể thơ này nhưbài Người đẹp, Đi chợ, Những người con của núi… của Lò Ngân Sủn; Bàithơ Quê hương với Bàn Tài Đoàn; Mùa hoa của Dương Thuấn; Bài thơ Em cơn mưa rào - ngọn lửa, Nói với con của Y Phương; Bài thơ Đá ở Sapa, Câyhai ngàn lá của Pờ Sảo Mìn…Ngôn ngữ là hình thức của tác phẩm, ngôn ngữ thơ luôn mang tính hìnhtượng, gợi cảm và hàm súc. Các nhà thơ dân tộc thiểu số sử dụng ngôn ngữbằng tư duy, lối cảm, lối nghĩ của dân tộc mình vì vậy có nét độc đáo riêng.Nhà thơ Vương Trung dùng cách ví von của dân tộc Thái:“Em như sợi chỉ xanhAnh như sợi chỉ đỏChỉ đan nhau, vải rách màu vẫn thắm tươi”(Ing Éng)Trong ngôn ngữ của người Tày thường là cách cảm, cách nghĩ dùng vívon, ẩn dụ nhưng rất gần gũi với đời sống, dễ hiểu, giản dị:“Em là mực trong ngòiLà cơm trong nồiLà gà gáy nhưng cũng là quả ớtNhững gì anh có đượcĐều bắt đầu từ em”(Em - cơn mưa rào - ngọn lửa - Y Phương)Hình tượng thơ là đặc trưng của ngôn ngữ thơ. Hình tượng thơ luôn gắnliền với cách cảm, cách nghĩ, cách tư duy của từng dân tộc vì thế mang màu sắcdân tộc rất rõ. Những bài thơ viết về đồng bào Mông thường xuất hiện hìnhtượng “cây lanh”, “sợi lanh”, “con ong”, “chim ri”, “chim khướu”, “ruộng bậcthang”. Những hình ảnh này mang ý nghĩa biểu tượng cho cuộc sống ngườiMông. Trong thơ Lò Ngân Sủn có những hình ảnh mang bản sắc Giáy rõ nétnhư “tiếng kèn Pí lè”, “câu hát Pí lì”, “điệu Páo dung”,”điệu chim phán”…Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN13http://www. lrc.tnu.edu.vn/Tóm lại, văn học dân tộc thiểu số hiện đại Việt Nam đã có những bướcvận động mạnh mẽ và đa dạng. Nhiều nhà thơ đã thành danh với nhiều cốnghiến đáng được ghi nhận. Tác phẩm của họ đã trở thành món ăn tinh thần bổích cho đồng bào dân tộc vùng cao và góp phần thay đổi diện mạo văn học vàđời sống văn hóa của người miền núi. Các nhà thơ thực sự đã làm cho ngônngữ dân tộc mình phát triển và tỏa sáng. Các tác phẩm của họ tạo ra dấu ấnđậm đà bản sắc dân tộc góp phần làm phong phú cho nền văn học Việt Namhiện đại. Mỗi nhà thơ có sắc màu (giọng điệu) riêng, độc đáo: “Một Bàn TàiĐoàn mộc mạc, chân chất; Một Nông Quốc Chấn dân tộc hiện đại; Một YPhương giàu liên tưởng và thông tuệ; Một Pờ Sảo Mìn hoang dã mà triết lý;Một Lò Ngân Sủn thơ lẫn chất thực vật mà bay bổng; Một Irasana ma thuật,ám ảnh; Một Triệu Kim Văn nép mình, tỏa sáng; Một Triệu Lam Châu khơinguồn tiếng dân tộc như không bao giờ vơi cạn; Một Dương Thuấn mải mê đi tìmbóng núi; Một Dư Thị Hoàn tứ thơ như xoáy; Một HơVê trong trẻo tiếng chim…”[47, tr. 5 - 6]. Lò Ngân Sủn là gương mặt thơ miền núi nổi bật, thuộc thế hệvăn nghệ sĩ trưởng thành sau 1975. Phong cách tư duy, lối sống sinh hoạt, ứngxử, tình cảm, thế giới tâm linh… của dân tộc Giáy đã để lại dấu ấn đậm néttrong từng trang thơ của Lò Ngân Sủn. Ông là một trong số những nhà thơ cóđóng góp quan trọng làm phong phú diện mạo thơ ca dân tộc thiểu số Việt Namhiện đại.1.2. Lò Ngân Sủn - nhà thơ tiêu biểu của đồng bào dân tộc Giáy1.2.1. Nét đặc sắc của Văn hóa GiáyNgười Giáy còn có các tên gọi khác: Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Pu Nà, CùiChu, Sa Nhân. Người Giáy cư trú chủ yếu ở Lào Cai. Theo Tổng điều tra dânsố và nhà ở năm 2009, người Giáy ở Việt Nam có dân số 58.617 người. Thuộcnhóm ngôn ngữ Tày - Thái, hệ tiếng nói Thái- Kađai. Theo các nhà nghiên cứu,họ di cư vào Việt Nam, từ thế kỷ XVI do: “Sự chèn ép của các tộc ngườiphương Bắc đối với các ngành Dao (từ thế kỷ XIV đến nay) và các tộc ngườiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN14http://www. lrc.tnu.edu.vn/Sán Chay, Sán Dìu, Giáy… (từ thế kỷ XVI đến gần đây) và nạn đói kém loạnlạc, áp bức đã khiến họ di cư vào Việt Nam”[ 30, tr.32]. Đồng bào Giáy sốngđịnh cư và họ gọi nơi ở của mình là “Luồng” (Làng) “Bán” (Bản). Địa vực cưtrú của họ thường ở ven sông, suối, thung lũng và những bãi bằng, thuận tiệncho việc gieo trồng cây lúa nước. Người Giáy làm ruộng nước là chính, rẫy chỉlà nguồn thu nhập thêm và thường cũng là chỗ chăn nuôi lợn, gà. Trong tụcngữ Giáy có câu:”Xịp ba rì - tý bỏ đáy xì ná ”(Mười đám nương không so đượcmột góc ruộng) cho thấy tầm quan trọng của ruộng trong đời sống người Giáy.Các ngày tết, lễ hội trong năm đều theo mùa vụ của cây lúa nước. Họ có hội:Róong Pọoc (lễ hội xuống đồng) tổ chức vào ngày thìn, tháng giêng; Lễ hội TúTỉ (lễ cúng thần thổ địa) tổ chức vào 2/2 hàng năm… để cầu mong mưa thuậngió hòa, mùa màng bội thu, dân bản khỏe mạnh, vật nuôi sinh sôi nảy nở.Ngôi nhà điển hình của người Giáy là nhà khung gỗ, lợp hai mái gianhcao vút. Hai đầu hồi trên nóc nhà có thể được trang trí hoa văn gỗ hoặc đểthông thoáng. Tường nhà bốn bức được nện bằng đất hoặc bằng gỗ tấm hayphên che nứa, cách mặt đất gần 20 cm. Trong nhà, gian chính giữa đặt bàn thờvà nơi tiếp khách. Gian bên trái, gian bên phải phía trong là buồng dùng chocác thành viên trong gia đình.Công cụ lao động của họ cũng giống các dân tộc khác, chỉ có một vàicông cụ riêng như chiếc bừa đôi, đôi dậu gánh thóc…Con dao (phạc sá) là côngcụ quan trọng nhất trong việc tạo ra những giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóavật chất. Vì thế, người Giáy rất chú ý mài sắc và giữ gìn dao bằng cách làm baođựng dao bằng ống tre, vầu và luôn đeo bên hông.Trang phục của phụ nữ là áo ngắn xẻ nách viền cổ trang trí đậm nét.Phong cách trang trí ở đường viền cổ, tuy không cầu kỳ nhưng là một sắc tháiriêng cho loại áo này về kỹ thuật và mỹ thuật. Quần chàm ngắn đến mắt cáchân, ống rộng. Tóc vấn theo kiểu vành khăn, đi loại giày vải thêu hoa vănnhiều loại. Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cài cúc vải, thường có ba túi, haiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN15http://www. lrc.tnu.edu.vn/túi dưới, một túi trên bên phải. Thân áo hơi ngắn, màu chàm, quần ống đứng,cạp to bản.Đối với người Giáy, một năm có mười hai tháng, có mười ba cái tết lớnnhỏ. Có tháng có đến ba cái tết như tháng giêng gồm: tết Nguyên Đán (CơnSiêng Láo), tết rằm tháng giêng (Cơn sịp há), tết 30 tháng giêng (Cơn đáp).Ngoài ra có tết tháng 2, tết tháng 3(tết Thanh Minh), tết tháng năm (tết ĐoanNgọ), tết tháng Bảy kéo dài tới 3 ngày (Các ngày 14,15,16), tết tháng 8(tếtTrung Thu)…Việc cưới hỏi của người Giáy rất tốt kém và nhiều bước tiến hành lễ lạtmới được rước dâu về. Sau việc rước dâu về, Người Giáy cũng có tục lệ lạimặt. Ngoài chi phí cho các bước lễ và chi phí ăn uống cho nhà gái, nhà trai cònphải mang tặng phẩm tiền làm quà biếu cho họ hàng nhà gái. Chọn giờ để dâubước vào nhà với người Giáy rất quan trọng, thường họ chọn giờ vào ban đêm.Cô dâu phải bước qua một cái thang ba bậc, phủ vải đỏ rồi mới được vào nhàđể nhập gia. Trong ngày đón dâu, người Giáy tổ chức các cuộc hát và thổi kènPí lè suốt đêm đến sáng.Người Giáy làm ma rất to và kéo dài, từ 5-7 ngày. Người trẻ chưa lập giađình nếu chết sẽ cải táng không làm tang ma to. Có tục lệ thả đèn trôi theo suối,theo sông để hồn người chết đi chơi và lên trời. Người Giáy để tang bố mẹtrong vòng một năm. Lễ đoạn tang tổ chức vào cuối năm.Người Giáy có nhiều trò chơi dân gian cho các lứa tuổi như đánh quay,tung yến (tó tôm), trò chơi dành cho các cô gái vào tháng Giêng, thường tổchức trong nhà Rông với nhiều cặp, tuy nhiên con trai có thể được phép thamgia chơi tung còn. Tung còn là trò chơi cho cả bản làng già trẻ thanh niên namnữ. Người ta còn tổ chức hội tung còn đông tới hàng trăm người tham dự. Nhạccụ quen thuộc nhất có kèn Pí lè với đội nhạc 4 người: Người đánh bộ gõ cótrống, thanh la to và nhỏ, người đánh chũm chọe và 2 người thổi pí lè. Pí lèdùng thổi trong các lễ hội, trong đám cưới và cả đám ma.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN16http://www. lrc.tnu.edu.vn/Nhìn chung văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống lâu đời của đồngbào dân tộc Giáy rất phong phú, đa dạng và mang bản sắc riêng. Những nét vănhóa đó được vun đắp qua lịch sử đấu tranh sinh tồn, trở thành tinh hoa dân tộc,là gốc rễ để nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ con người, nuôi dưỡng thơ ca và gắnkết cộng đồng.1.2.2. Nền văn học dân gian Giáy phong phú, đa dạngTuy có chữ viết nhưng người Giáy vẫn lưu giữ được một kho tàng vănhọc dân gian phong phú, mang bản sắc Giáy rõ rệt. Họ có sử dụng chữ Hánnhưng chủ yếu trong viết sớ. Một số ít người học chữ Hán đọc sách song chủyếu vẫn là văn học dân gian. Người Giáy có cả kho tàng truyện cổ tích, thầnthoại và truyện cười (như tiếu lâm của người Việt) rất hay và có thể kể hàngđêm. Họ cũng có truyện thơ như Pít chai, Phù Sĩ; E Toi mà ai trong cộngđồng Giáy cũng đều biết rõ. Kho tàng tục ngữ, dân ca phản ánh được ý nghĩ,tình cảm, lao động, xã hội Giáy rõ nét. Hát dân ca có tới vài nghìn bài và nhiềuthể loại: hát mừng nhà mới, hát mời điếu, hát chào đường, …Ngoài hát đối ởcác ngày cưới, người Giáy còn tổ chức hát tháng Chạp, hát tháng Giêng giữatrai gái các làng. Lễ tổ chức hát rất to, đông vui kéo dài vài ba đêm.Truyện cổ dân tộc Giáy phản ánh cuộc sống với đầy đủ hình ảnh, màusắc và âm thanh rất đặc trưng. Truyện Quả bầu có ý nghĩa giống như Âu Cơlấy Lạc Long Quân đẻ ra bọc trăm trứng, để khẳng định nguồn gốc của các dântộc sống trên đất Việt. Có những truyện là sự tưởng tượng vô cùng phong phúcủa dân gian xoay quanh một số nhân vật tài giỏi như truyện Nàng sram pócẻn tái ca ngợi người con gái tài giỏi cả văn, võ, canh nông; truyện Pít chai phùsỹ là truyện thơ vừa hát, vừa kể về chàng trai từ biệt vợ mới cưới lên biên ải giữnước và lập nhiều chiến công được tổng trấn gả con gái cho. Người vợ ở nhànuôi bố mẹ, đến khi bố mẹ qua đời lại lặn lội đi tìm chồng. Chồng nàng đã từquan cùng vợ về quê sinh sống. Có những truyện kể về người mồ côi, người emút, con riêng, người nghèo khó như truyện E chá E péng (tương tự kiểu truyệnSố hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN17http://www. lrc.tnu.edu.vn/Tấm Cám). Truyện cười E Toi (tương tự truyện thằng Cuội) kể về một nhânvật nhưng lại đề cập đến nhiều sự việc, sự kiện trong cuộc sống như: chế nhạo,chơi xỏ bọn quan lại, bọn nhà giàu chỉ biết thừa hưởng thành quả lao động củangười khác... Ngoài ra nội dung phản ánh trong các truyện cổ còn là nhữngphong tục tập quán, những quan niệm của người xưa về cái sống, cái chết, vềmuôn vật, muôn loài... Thông qua những câu truyện cổ, người Giáy muốn nhắnnhủ hậu thế lấy ngay thẳng để chống lại bất công, lấy thiện để thắng tà...Tục ngữ Giáy không đồ sộ về số lượng nhưng rất sâu sắc và chí lý đểrăn đời hoặc phục vụ cho lao động sản xuất và người lao động. Chẳng hạn: Xárắm răm mý cạt (Dao chặt không đứt); Choi dưới vịt đáy/ Pí nuống rưới vịt bỏpắn (Sọt rách không vứt được/ Anh em rách không vứt được); Đăn lai đai bỏđáy có chắn (Trồng nhiều làm cỏ không được cũng đói); Pun ta nửng há ráyquả mùm (Lông mày còn muốn dài hơn râu); Chảy nắng há qiau nhiếu pít(Trứng còn muốn khôn hơn vịt)…Tục ngữ là tiếng nói được tổng kết từ cuộc sống của người Giáy trongmối quan hệ với thiên nhiên và lao động sản xuất, là sản phẩm tư duy củangười lao động. Với người miền núi thiên nhiên có vai trò quan trọng trongcuộc sống, vì vậy họ đã tự đúc rút những nhận xét giản đơn về vai trò của thờitiết, khí hậu trong lao động sản xuất. Nếu tục ngữ người Việt có câu "Trăngquầng thì hạn, trăng tán thì mưa" thì dân tộc Giáy nói: Mặt trăng đội nón đấtkhô, mặt trăng căng ô đất sụt . Quan điểm của người Việt nói chung là conngười phải biết tư duy, hành động, ứng xử hướng về điều thiện, điều chân. Tưtưởng tích cực đạo Nho và đạo Phật hoà hợp với tư tưởng nhân văn của ngườiGiáy. "ở ác thì chạc sừng nai" , "Nhà hẹp, trái tim rộng" ; "Người tốt khắpmường biết, người ác khắp mường đồn"... Giao tiếp, cách ăn ở, nói năng, đi lạicũng là một trong những điều người Giáy quan tâm dạy con cháu. Từ "ăn","nói" đều được hiểu đầy đủ về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. "Ăn đưa xuống, uốngđưa lên" , "Ăn khi đói, nói khi tỉnh" … Nói là ngôn ngữ, là cái vỏ của tư duy, vìSố hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN18http://www. lrc.tnu.edu.vn/vậy đã nói thì phải suy nghĩ, người Giáy có câu: "Lời nói ở đầu lưỡi, lật bênnào cũng được" , "Lời nói ở đầu lưỡi, đắng, ngọt ở đấy cả"... Trong quan hệ xãhội khi nhắc đến quan hệ giàu nghèo, sang hèn họ nói: "vào nhà quăng gậykhông vướng vật gì", "Giàu có thì tìm đến, nghèo khó quay lưng đi"... NgườiGiáy dùng tục ngữ để răn dạy con trẻ và để đối đáp trong những cuộc bàn luậntrao đổi. Họ coi những người biết nhiều về tục ngữ và am hiểu tục ngữ là ngườicó tri thức, biết ứng xử trong cuộc sống và xã hội.Có thể nói, dân ca là yếu tố tạo lên đời sống tinh thần chủ đạo của tộcngười Giáy. Trong cuộc sống hàng ngày buồn họ cũng hát, vui càng hát, làmhay chơi hay lên rừng hái củi, cắt cỏ ngựa, đi tìm măng… bất cứ lúc nào tiếnghát cũng vang lên. Lúc buồn hát những bài than thân trách phận, giai điệuchậm, trầm, sâu lắng. Khi vui hát những bài hát ca ngợi thiên nhiên, tình người,hát yêu, hát nhớ… tiết tấu nhanh, giai điệu khá mượt mà cho thấy tâm hồnngười hát đang vui. Họ quan niệm dân ca là tinh túy, tạo lên sự vui tươi, lànhmạnh, trẻ trung, ấm cúng, bình yên cho cuộc sống con người. Người hát giỏi làngười thuộc nhiều bài hát có sẵn và có tài ứng khẩu. Thế hệ trước truyền chothế hệ sau trong lúc nhàn rỗi, lúc ngồi vui dưới trăng, khi quây quần khâu giày,thêu thùa trên sân phơi lúa, bên bếp lửa hồng…Trong bất kì hoàn cảnh nào, đồng bào Giáy cũng có thể cất tiếng hát.Tiếng hát có khi bắt nguồn từ những việc rất bình thường như dưới nắng chóichang, lá cây ngọn cỏ im phăng phắc, ai đó huýt lên một tiếng sáo dài rồi cấttiếng ca gọi thiết tha: “Thổi thì thổi đi gió ơi!/ Râm thì râm đi mây ạ/ Thổi chota làm đồng/ Râm cho ta làm việc”. Cũng có khi họ hát bên mâm rượu (Vươnlá láu) ca ngợi rượu ngon, thịt béo, tấm lòng hào hiệp của gia chủ, chúc nhausức khỏe, hạnh phúc, sống lâu, lúa đầy đồng, cá đầy ao, gia súc đầy đồng cỏ,chật chuồng: “Chúc cho lúa đầy ruộng/Cá đầy ao/Chuồng chật đàn gia súc”.Cũng có khi hát trước mặt quan khách (Vươn ná snú ná srảy): “Chúc vua sốngngàn năm trên đời/ Sống muôn tuổi với thần dân”. Những bài hát trước mặtSố hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN19http://www. lrc.tnu.edu.vn/

Tài liệu liên quan

  • 200 Cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam  nghiên cứu so sánh với Trung Quốc 200 Cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam nghiên cứu so sánh với Trung Quốc
    • 106
    • 670
    • 0
  • Tạo dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam Tạo dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
    • 13
    • 545
    • 1
  • Tài liệu Lắng nghe đàn ông thổ lộ docx Tài liệu Lắng nghe đàn ông thổ lộ docx
    • 4
    • 251
    • 0
  • Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
    • 80
    • 630
    • 1
  • CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM pdf CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM pdf
    • 35
    • 416
    • 0
  • Trang phục Ba na - Hơi thở đại ngàn docx Trang phục Ba na - Hơi thở đại ngàn docx
    • 5
    • 365
    • 0
  • Phản ứng gì khi con nói năng, phản ứng thô lỗ? potx Phản ứng gì khi con nói năng, phản ứng thô lỗ? potx
    • 3
    • 266
    • 0
  • Các ''''chiêu'''' ứng xử khi đồng nghiệp thô lỗ doc Các ''''chiêu'''' ứng xử khi đồng nghiệp thô lỗ doc
    • 3
    • 390
    • 0
  • Vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ đầu năm 2012 tới nay Vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ đầu năm 2012 tới nay
    • 23
    • 476
    • 0
  • Nghiên cứu áp dụng công nghệ cơ giới hóa gương lò ngắn Nghiên cứu áp dụng công nghệ cơ giới hóa gương lò ngắn
    • 102
    • 556
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.46 MB - 95 trang) - Thơ lò ngân sủn Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Bài Thơ Trời Lò Ngân Sủn