Nhà Thơ Trúc Thông Qua đời - VnExpress Giải Trí
Có thể bạn quan tâm
Lễ viếng diễn ra từ 15h ngày 26/12 tại nhà riêng ở Cầu Giấy. Lễ động quan vào 8h15 ngày 27/12. Linh cữu nhà thơ được hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển và an táng tại quê nhà Bình Lục, Hà Nam.
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho biết Trúc Thông bị tai biến nhiều năm nay. Vài tháng trở lại đây, sức khỏe ông giảm sút, phải nằm một chỗ. Mọi ăn uống, sinh hoạt do vợ giúp đỡ.
Nhà thơ bị tai biến mạch máu não từ năm 2008, phải điều trị nhiều tháng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô. Dù nhiều lần nhập viện, ông giữ tinh thần lạc quan chống chọi với bệnh tật. Khi còn tỉnh táo, ông vẫn làm thơ, phê bình các tác phẩm.
Nguyễn Việt Chiến nhiều lần ghé thăm khi ông bệnh. Anh nói: "Nhà thơ Trúc Thông nổi tiếng vì sự khắt khe, đòi hỏi chính mình phải luôn tìm tòi, thể nghiệm cái mới. Ông và thơ của ông không bao giờ chịu cũ, già, hay dừng lại. Những người viết trẻ thường tìm đến với ông như một tấm gương của sự tận tụy phụng sự thi ca".
Ông Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - ví sự ra đi của nhà thơ là "chuyến xe mây về cõi vĩnh hằng". Ông nhận định Trúc Thông là một trong những người đi đầu trong việc làm mới thơ ca ở miền Bắc. Ông Quang Thiều cho biết: "Nhà thơ Trúc Thông sống được đến bây giờ là một phần quan trọng bởi thơ ca. Thơ ca thực sự là máu chảy trong huyết quản ông. Tôi nghĩ nếu ông dừng nghĩ đến thơ, máu ông sẽ ngừng chảy. Cả đời ông sống trong im lặng. Chỉ có thơ ca là rền vang trong con người ông".
Trúc Thông tên thật là Đào Mạnh Thông, sinh năm 1940 ở Bình Lục, Hà Nam. Ông tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bài Cao Bằng của ông được in trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 2. Ngoài ra, bài thơ Bờ sông vẫn gió của ông cũng được nhiều thế hệ độc giả yêu mến.
Trong suốt sự nghiệp, ông từng xuất bản nhiều tập thơ: Chầm chậm tới mình (1985), Ma-ra-tông (1993), Một ngọn đèn xanh (2000), Vừa đi vừa ở (2005), Trúc Thông thơ (2014), cuốn bình thơ Mẹ và em (2006), Trúc Thông tiểu luận bình thơ (2013), lý luận phê bình Văn chương ngẫu luận (2003)...
* Bài 'Bờ sông vẫn gió'
Ông từng nhận Giải thưởng Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội 1990 - 1995, Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2000, Giải B Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2016.
Hiểu Nhân
Từ khóa » Trúc Thông
-
Trúc Thông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhà Thơ Trúc Thông Qua đời - Báo Người Lao động
-
Nhà Thơ Trúc Thông Và "Bờ Sông Vẫn Gió" - Một Tấm Tình Tài Hoa đến ...
-
Nhà Thơ Trúc Thông: 'Bờ Sông Vẫn Gió Người Không Thấy Về'
-
Vĩnh Biệt Nhà Thơ Trúc Thông - 'người đi đầu Trong Các Nhà Thơ đổi ...
-
Trang Thơ Trúc Thông - Đào Mạnh Thông, Linh Vân, Chiêu Thương ...
-
Nhà Thơ Trúc Thông: Qua Tai Biến Không đầu Hàng Số Phận
-
Nhà Thơ Trúc Thông Qua đời ở Tuổi 82 - Báo Lao động
-
Nhà Thơ Trúc Thông Qua đời ở Tuổi 82
-
Nhà Thơ, Nhà Phê Bình Văn Học Trúc Thông Qua đời ở Tuổi 82
-
Bờ Sông Vẫn Gió, Trúc Thông ơi! - Báo Thanh Niên
-
Vĩnh Biệt Nhà Thơ Trúc Thông: "Rồi Mọi Sự đều Trở Thành Cát Bụi, Cuối ...
-
Nhà Thơ Trúc Thông: Lạc Vào Cõi Mộng