Nhâm Nhi Chuyện Nghề, Học Cách Deal Lương Cùng Glints Podcast

“Lương” có lẽ là chủ đề đáng quan tâm đầu tiên – song, lại vô cùng nhạy cảm đối với hầu hết chúng ta khi đi làm. Ngay cả trong những buổi trò chuyện thường ngày, câu hỏi về mức lương cũng vốn là điều rất khó để mở lời, còn chưa kể đến sự ngượng ngùng khó xử của người nghe.

Do đó, chuyện deal lương ở chốn văn phòng cũng chẳng phải dễ dàng gì, đặc biệt là với các bạn trẻ mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm.

Vậy deal lương bao nhiêu là đủ? Thỏa thuận với nhà tuyển dụng/sếp về mức lương ra sao cho khéo? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia tuyển dụng từ chúng mình, học cách deal lương tại số đầu tiên #1 của Glints Podcast nhé!

Glints Podcast | Nhâm Nhi Chuyện Nghề EP01

Glints Podcast – Nhâm Nhi Chuyện Nghề là gì?

Chuỗi Podcast Nhâm Nhi Chuyện Nghề được sản xuất bởi đội ngũ Glints Việt Nam, nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho người tìm việc, người lao động với các góc nhìn nghề nghiệp bổ ích, thú vị.

Với chủ đề #1: Lương, Glints Podcast sẽ cùng bạn giải đáp các thắc mắc về các thông tin mức lương của đa dạng ngành trong thị trường tuyển dụng, cách xác định mức lương phù hợp với bản thân, cũng như cách để deal lương khi nhận offer hay đề xuất tăng lương với sếp.

Giới thiệu Khách mời

học cách deal lương cùng glints podcast

Đến với tập đầu của chuỗi Podcast Nhâm Nhi Chuyện Nghề, Glints xin được mời đến người anh cả của đội ngũ Tư vấn tuyển dụng – anh Trần Phước Trí (Recruitment Consultant Team Lead tại Glints Việt Nam).

Với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhân Sự – Tuyển Dụng và tiếng tăm trong nghề Headhunter, những chia sẻ, lời khuyên từ anh Trí hứa hẹn sẽ giúp bạn “gỡ rối” câu chuyện deal lương đầy trăn trở này.

Thế nào là mức lương được trả “xứng đáng”?

Là một người trẻ mới đi làm, chúng ta thường không có quá nhiều trải nghiệm để tự bản thân mình nhận biết được: Liệu mức lương mình nhận có thực sự “xứng đáng”? Đặc biệt là đối với các bạn Junior hay Fresher, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ trong nghề.

Theo anh Trí, điều đầu tiên mà các bạn trẻ cần làm rõ ở đây chính là định nghĩa “xứng đáng” hay “tương xứng”. Có hai hệ quy chiếu cần đặt ra: Thứ nhất chính là xứng đáng theo nhu cầu, mức độ hài lòng của bản thân mình, và thứ hai chính là sự tương xứng với mặt bằng chung thị trường lao động.

Điều đầu tiên bạn cần làm là tự đánh giá nhu cầu tài chính cá nhân để xác định mức lương kỳ vọng mà bản thân cảm thấy hài lòng. Mức lương này cần phải đáp ứng được cả về chi phí sinh hoạt, cũng như hỗ trợ thực hiện các mục tiêu tương lai, phát triển bản thân.

Tiếp đến, bạn cần tìm hiểu các thông tin về mức lương thị trường để đánh giá xem mức lương mình nhận được có công bằng, phù hợp với năng lực của bản thân hay không.

Một gợi ý hay đó là bạn có thể tham khảo qua các công việc đang được tuyển dụng trên thị trường (như ở Glints chẳng hạn) để xem các mức lương phổ biến thường được đề cập là gì, từ đó quy chiếu lại mức lương mong muốn của bản thân mình và xem xét sự “tương xứng” giữa hai khía cạnh này.

(Tìm hiểu thêm thông tin tại Nhâm Nhi Chuyện Nghề Podcast EP01)

Làm bao lâu thì mới được tăng lương?

Có hai cách mà chúng ta có thể được tăng lương: 1 là chủ động đề xuất tăng lương, 2 là chờ vào các đợt đánh giá năng lực (performance review) của công ty.

Thông thường, các công ty sẽ luôn tổ chức các đợt đánh giá tăng lương định kỳ, có thể là 3 tháng/6 tháng/1 năm, tùy vào chính sách khác nhau.

deal lương như thế nào cho hiệu quả

Để cho chắc chắn, chúng ta có thể kết hợp hai cách trên – chủ động đề nghị mức lương tăng dựa trên năng lực, hiệu suất công việc của bản thân mình – cho các đợt performance review của doanh nghiệp. Muốn đề xuất tăng lương thành công, bạn cần nắm rõ các chính sách lương thưởng của công ty, cũng như thể hiện rõ ràng, tự tin về khả năng và giá trị bản thân mang lại cho doanh nghiệp trước người quản lý.

(Tìm hiểu thêm thông tin tại Nhâm Nhi Chuyện Nghề Podcast EP01)

Cách deal lương như thế nào cho “chuẩn”?

Suy cho cùng, lương vẫn chỉ là một con số mà bạn với doanh nghiệp thỏa thuận với doanh nghiệp để cùng hợp tác làm việc theo hình thức đôi bên cùng có lợi. Vì vậy, việc deal lương, đáng lý ra cần được thể hiện thẳng thắn, thay vì sự ngại ngùng như xưa nay chúng ta vẫn hay suy nghĩ nhạy cảm về nó.

Song, tất nhiên không phải ai cũng đủ “dũng khí” để thực hiện điều đó. Vậy phải làm cách nào?

Đọc thêm: Cách Deal Lương Khi Phỏng Vấn

Một mẹo đề xuất tăng lương vô cùng tinh tế mà bạn có thể làm chính là viết email gửi cho sếp/người quản lý của mình. Nội dung email có thể xoay quanh cụ thể về hiệu suất làm việc của bạn, những con số KPIs đã hoàn thành, những dự án thành công nổi bật trong thời gian qua. Có vậy, bạn sẽ thể hiện được sự chủ động của mình so với các đồng nghiệp khác, cũng như giúp quản lý nhìn nhận rõ hơn về năng lực của chính mình.

Thời gian cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đối với các doanh nghiệp không có chính sách đánh giá năng lực định kỳ, bạn có thể cân nhắc thiết lập các mốc thời gian phù hợp để đưa ra đề nghị mức lương thỏa đáng sau các kỳ công việc, dự án, v.v.

Vậy nếu như lời đề nghị không được chấp nhận, thì cần phải làm sao? Tìm ngay giải pháp tại Nhâm Nhi Chuyện Nghề Podcast EP01.

Thăm dò mức lương của thị trường

Tại Singapore, các ứng viên thuộc vị trí Mid-Senior hay Senior thường có một “văn hóa” đi làm rất thú vị, chính là “rải đơn” đi phỏng vấn tại các công ty khác để thăm dò mức lương tương đương với năng lực của bản thân trên thị trường, khoảng độ 1 lần/năm.

Điều này không hẳn quá tiêu cực. Bên cạnh việc đánh giá được “vị trí” của bản thân trên thị trường, một phần có thể do họ thực sự muốn ứng tuyển vào vị trí đó, phần tiếp nữa chính là để “tôi luyện” lại các kỹ năng liên quan tới phỏng vấn, tìm việc, v.v.

Ngoài việc đặt mức lương lên bàn cân, bạn cũng cần cân đo đong đếm các yếu tố khác như môi trường làm việc, chế độ phúc lợi,… để đưa ra đánh giá khách quan nhất. Kèm theo đó là xem xét sự ưu tiên cá nhân tại thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, vẫn còn những cách tham khảo mức lương thị trường khác. Cùng lắng nghe chia sẻ của anh Trí tại đây nhé!

Sinh viên nên chuẩn bị gì khi deal lương?

Thông tin chính là thứ rất quan trọng, càng nắm nhiều thông tin, bạn càng có nhiều kiến thức để đạt được ngưỡng mong muốn của mình. Vì vậy, đối với các bạn sinh viên, ngay từ trên ghế nhà trường, hãy cố gắng dành thời gian tìm hiểu về nghề và thị trường mình nhắm tới sau khi tốt nghiệp.

Sinh viên nên chuẩn bị gì khi deal lương?

Bạn có thể tham khảo trên Salary Guide – một nguồn phổ biến và dễ kiếm, hay khảo sát trực tiếp các vị trí mong muốn trên các nền tảng tuyển dụng, tìm việc (như Glints).

Đối với các bạn đã có kinh nghiệm đi làm từ sớm và được “săn đón” với các mức lương hấp dẫn, một lời khuyên từ anh Trí đó là lựa chọn những offer có mức lương cao nhất, sau đó xem xét mức độ chênh lệch, và đánh giá các yếu tố phụ kèm theo để deal lương và đưa ra quyết định công việc cuối cùng.

(Tìm hiểu thêm thông tin tại Nhâm Nhi Chuyện Nghề Podcast EP01)

Lương cao đi kèm cùng giá trị bản thân cao

Tóm lại, deal lương như thế nào đi nữa thì có một điều chắc chắn rằng: Mức lương phải đi đôi với năng lực – hay nói cách khác là giá trị mà bản thân bạn mang lại.

Mức lương càng cao cũng đồng nghĩa với việc giá trị bạn có được phải càng nhiều. Hiển nhiên rồi, một bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm sẽ khó có thể tìm cách deal được mức lương của một nhân viên cấp cao với hơn 5 năm kinh nghiệm và bộ kỹ năng hoàn thiện.

Vậy câu hỏi đặt ra là – Làm thế nào để nâng cao giá trị bản thân?

Trang bị những thứ mà thị trường muốn chính là đáp án. Hãy xem vị trí công việc bạn yêu thích, nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ứng viên với những yêu cầu kỹ năng gì? Hãy học thêm về nó, chủ động thử sức với nó. Đây là cách thuận tiện nhất giúp tăng cao giá trị của bạn và khiến việc deal lương trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Cùng lắng nghe Podcast đầy đủ của Glints để biết thêm chi tiết những lời khuyên, chia sẻ hữu ích!

Tìm các công việc lương cao hấp dẫn tại Glints

Để biết thêm các thông tin khác về sự nghiệp và công việc, hãy kết nối với chúng mình qua FanPage Facebook Glints Việt Nam tại đây nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Nhập đánh giá

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Nhập ý kiến của bạn

Từ khóa » Cách Deal Lương Với Sếp