Nhận Biết | Amity Autumn

I. NGUYÊN TẮC NHẬN BIẾT MỘT ION TRONG DUNG DỊCH – Ion mẫu thử + dung dịch thuốc thử tác dụng với mẫu thử tạo một sản phẩm đặc trưng như : một chất kết tủa, một hợp chất cómàu hoặc một chất khí. II. NHẬN BIẾT CÁC CATION KIM LOẠI KIỀM Na+ , K+, NH4+ – Nhận biết cation kim loại kiềm (Na+ , K+) bằng cách thử màu ngọn lửa Na+ cháy với ngọn lửa màu vàng tươi – Thuốc thử dùng để nhận biết ion NH4+ là dung dịch kiềm. NH4+ + OH– –> NH3 ↑ + H2O – Dấu hiệu : khí mùi khai hoặc làm quỳ tím tẩm ướt hóa xanh. III. NHẬN BIẾT CÁC CATION Ba2+ – Ion Ca2+ không cản trở việc nhận biết ion Ba2+ nếu tạo môi trường axit axetic cho dung dịch nhận biết. Vì khi đó kết tủa BaCrO4 màu vàng tươi không tan, còn kết tủa CaCrO4 lại tan ra. – Nếu trong dung dịch cần nhận biết ion Ca2+ có chứa đồng thời ion Ba2+ và ion Pb2+ thì trước hết cần phải tách ion này ra khỏi dung dịch vì các ion này cũng tạo thành kết tủa với thuốc thử amoni oxalat khó tan trong axit axetíc loãng. IV. CÁCH NHẬN BIẾT CÁC CATION Al3+ VÀ ION Cr3+ – Dung dịch muối nhôm không có màu, còn dung dịch muối crôm (III) có màu xanh tím. Nếu 2 dung dịch muối này đựng trong 2 ống nghiệm riêng biệt thì chỉ cần dựa vào màu sắc cũng có thể phân biệt được. – Nếu dung dịch nhận biết chứa đồng thời 2 ion Al3+, Cr3+ có lẫn các tạp chất là các ion Fe3+ , Mn2+ thì phải oxihoá ion [Cr(OH)4]– thành ion CrO42- để tránh khả năng mất ion [Cr(OH)4]– do kết tủa các ion Fe3+ , Mn2+ . – Nhận biết được ion Cr3+ thông qua ion [Cr(OH)4]– có màu xanh. Còn ion Cr3+ có màu xanh tím. – Nếu cho dung dịch muối amoni dư vào dung dịch chứa ion cromat màu vàng và ion aluminat không màu sẽ thấy kết tủa keo nhôm hiđroxit màu trắng xuất hiện. V. NHẬN BIẾT CÁC CATION Fe2+, Fe3+ , Cu2+, Ni2+ : 1.Nhận biết cation Fe3+: * Thuốc thử đặc trưng của ion Fe3+ là dd chứa ion thioxianat SCN– tạo ra ion phức chất có màu đỏ máu : Fe3+ + 3SCN– → Fe(SCN)3 * Cho dung dịch kiềm NaOH, KOH hoặc NH3 vào dd chứa ion Fe3+ tạo kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ Fe3+ + 3OH– → Fe(OH)3 2.Nhận biết cation Fe2+: * Cho dd kiềm hoặc NH3 vào dd Fe2+ tạo ra Fe(OH)2 màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ : 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3 * DD chứa ion Fe2+ làm mất màu dd thuốc tím có mặt của ion H+ : MnO4– + 5Fe2+ + 8H+ → Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O Màu tím không màu

3.Nhận biết cation Cu2+: *Thuốc thử là dd NH3 : lúc đầu tạo kết tủa Cu(OH)2 màu xanh , sau đó kết tủa này tan ra trong thuốc thử dư tạo ion phức [Cu(NH3)4]2+ có màu xanh lam đặc trưng: Cu2+ + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4+ Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH–

4.Nhận biết cation Ni2+ : *Thuốc thử : dd NaOH hoặc KOH *Hiện tượng ; dd màu xanh lá cây chuyển sang xanh lục Ni2+ + 2OH– → Ni(OH)2 Xanh lá cây xanh lục *Ni(OH)2 không tan trong NaOH dư nhưng tan trong NH3 tạo ion phức màu xanh : Ni(OH)2 + 6NH3 → [Ni(NH3)6]2+ + 2OH– xanh Dung dịch các ion trên đều có màu: – Dung dịch của Fe3+ có màu đỏ nâu. – Dung dịch của Fe2+ có màu xanh rất nhạt – Dung dịch của Cu2+ có màu xanh da trời – Dung dịch của Ni2+ có màu xanh lá cây

Từ khóa » Cách Nhận Biết Ankan Và Xicloankan