NHẬN BIẾT CÁC LOẠI NÓN LÁ VIỆT NAM HIỆN NAY - Marie's

CÁC LOẠI NÓN NGHỆ THUẬT HUẾ

 

Nón lá là biểu tượng của người dân Việt Nam, đặc biệt là với người phụ nữ. Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa nước, những chiếc nón sinh ra dùng để che nắng, che mưa khi đi làm nông, khi lao động. Nón lá ngày nay đã trở thành một nét đẹp truyền thống gắn liền với hình ảnh áo dài giúp người con gái Việt trở nên duyên dáng, dịu dàng hơn

 

Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:

 

Nón dấu : nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa

Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa

Nón rơm : Nón làm bằng cộng rơm ép cứng

Nón quai thao : người miền Bắc thường dùng trong lễ hội

Nón Gõ : Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa

Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp

Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.

Nón khua :Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa

Nón chảo : thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng

Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang

Nón bài thơ : ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ

Lịch sử hình thành nón lá ở Việt Nam
Lịch sử hình thành nón lá ở Việt Nam

Nón Huế và lịch sử hình thành

Nghề làm nón đã hình thành và phát triển ở Huế từ hàng trăm năm nay. Đến nay Huế vẫn còn nhiều địa danh nổi tiếng về làm nón được nhiều ngưới biết đến như làng Mỹ Lam, Phủ Cam, Đốc Sơ, Hương Sơ…Hàng năm từ những địa điểm này cho ra đời hàng trăm hàng ngàn chiếc nón phục vụ không chỉ cho nhu cầu sử dụng hàng ngày của người dân địa phương và còn bán đi cho các vùng phụ cận miền Trung và cả khách du lịch khi đến Huế.

Nón Huế xưa nay vẫn được biết đến nhiều nhất là loại nón được làm cây lá nón được trồng nhiều nhất ở hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nón lá Huế vốn được khách hàng trong Nam ngoài Bắc ưa chuộng bởi nét thanh cảnh, mai mai, nhẹ nhàng và đặc biệt được chằm tỉ mỉ cẩn thận bởi bàn tay người phụ nữ Huế. Giá nón lá Huế lại rất bình dân, chỉ khoản 20 ngàn đồng một chiếc.

Những ai yêu thích nón Huế thì còn biết đến chiếc nón bài thơ Huế, với các họa tiết danh lam thắng cảnh của Huế như cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ…xen kẻ có các dòng thơ về Huế được đặt giữa hai lớp lá nón một cách cân đối. Người sử dụng khi đội đầu và soi lên ánh mặt trười thì sẽ ẩn hiện các hoa văn. Đó là chiếc nón mang cảm xúc về Huế, khởi đầu cho nón nghệ thuật Huế đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ thời trang bên cạnh mục đích sử dụng che nắng.

Ngày nay do cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân đặc biệt là phái nữ đối với chiếc nón lá ngày càng cao. Họ không chỉ dùng chiếc nón để đội che nắng mà còn còn sử dụng để chụp hình và trang trí vì vậy chiếc nón phải đẹp và có tính thẩm mỹ cao. Đứng trước những biến đổi đó, các nghệ nhân ở Huế trong thời gian gần đây đã sáng tạo ra nhiều loại nón nghệ thuật cao cấp khác, khiến mỗi chiếc nón trở thành một phụ kiện chưng diện, một tác phẩm nghệ thuật mỗi khi khách mang bên mình. Có thể kể ra những chiếc nón nổi bật gần đây như sau:

 

1. Làm từ lá Dừa

Để có được lá dừa làm nón phải mua từ trong Nam. Lá chuyển về chỉ là lá thô. Để lá có độ bền về thời gian cũng như màu sắc phải chọn lọc, phân loại lá và đem xử lí qua lưu huỳnh. Dẫu chọn lá có công phu nhưng nón làm bằng lá dừa vẫn không thể tinh xảo và đẹp bằng nón làm bằng lá cọ.

2. Làm bằng lá Cọ

 

Làm nón bằng lá cọ phải công phu hơn, lá phải non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá phải trắng xanh. Nếu lá trắng và gân lá cũng trắng thì lá đã già làm nón không đẹp.

Một chiếc nón đạt tiêu chuẩn phải có màu trắng xanh với những gân lá vẫn còn màu xanh nhẹ, mặt lá phải bóng, khi nón đan lên phải nổi những gân lá màu xanh đẹp mắt.

Để đạt được tiêu chuẩn ấy thì phải tuân thủ đúng qui trình. Sấy khô phải đúng kĩ thuật, sấy trên bếp than (không phơi nắng). Sau đó lại phải phơi sương tiếp từ 2 đến 4 giờ cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá được phẳng.

3. Làm từ Cỏ Bàng xứ Huế.

Đây là chiếc nón được làm từ nguyên liệu là cây Cỏ Bàng trồng ở Huế. Cỏ Bàng sau khi cắt sẽ được phơi khô đập dẹp trước khi may thành từng tấm. Nghệ nhân sẽ đo kích thước và chằm lên khung tre nhưng chiếc nón lá thông thường. Sau khi hoàn thành chiếc nón rất cứng cáp và có độ bền khá cao so với loại nón lá thông thường. Điểm nổi bật làm nên tính nghệ thuật của nón Cỏ Bàng đó là các họa tiết nghệ thuật được họa sĩ vẽ bằng chất liệu màu chuyên nghiệp thường được các họa sĩ vẽ tranh sử dụng. Các họa tiết cực kỳ phong phú từ hoa, lá, phong cảnh cho đến kiến trúc nhà cửa và cả viết chữ thư pháp lên nền Cỏ Bàng. Thậm chí có thể vẽ theo yêu cầu của khách hàng. Giá mỗi chiếc nón Cỏ Bàng nghệ thuật dao động từ 350 ngàn đến 500 ngàn đồng mỗi chiếc, giá cụ thể quý khách có thể tham khảo trên website của Công ty Maries.

NÓN CỎ BÀNG XỨ HUẾ
NÓN CỎ BÀNG XỨ HUẾ

4. Làm từ Lá Sen xứ Huế.

Đây là một tác phẩm vô cùng sáng tạo của nghệ nhân Huế. Họ đã tối đa công dụng của những chiếc lá sen trở thành một vật phẩm có giá trị. Lá sen sau khi cắt sẽ qua các công đoạn xử lý như phơi khô, ép và gia tăng độ cứng bằng lớp keo đặt biệt. Chiếc nón sau khi hoàn thành vẫn hiện lên hình gân lá tự nhiên trông rất đẹp. Cũng như nón Cỏ Bàng, nón lá sen sẽ được thổi hồn bằng những nét vẽ nghệ thuật của người họa sĩ. Giá mỗi chiếc nón lá sen khoảng từ 250 ngàn cho đến 350 ngàn tùy vào họa tiết vẽ.

 

NÓN LÁ SEN NGHỆ THUẬT XỨ HUẾ
NÓN LÁ SEN NGHỆ THUẬT XỨ HUẾ

5. Làm từ Xương lá bàng Huế:

Cũng là một sáng tạo nghệ thuật rất kỳ công của họa sĩ Huế. Từ những chiếc lá bàng rừng người nghệ nhân đã tẩy rửa đi lớp diệp lục màu xanh chỉ còn để lại lớp gân hay còn gọi là xương lá. Những chiếc xương lá bàng này được kết dính lại và đặt lên khung để chằm thành những chiếc nón vô cùng ấn tượng và độc đáo. Điểm đặt biệt của chiếc nón là không bị thấm nước và khi đi ngoài nắng soi lên ánh mặt trời chiếc nón trong suốt với các hoa văn nghệ thuật. Chính vì sự độc đáo và kỳ công mà giá bán mỗi chiếc nón xương lá bàng cao những loại nón khác, giá mỗi chiếc từ 520 ngàn đến 720 ngàn.

NÓN XƯƠNG LÁ BÀNG TRƠN, THỦ CÔNG HUẾ

Điểm chung của các loại nón nghệ thuật Huế chính là sự sáng tạo, độc đáo và tính nghệ thuật được thể hiện trên mỗi chiếc nón. Người sử dụng mua sản phẩm này nên là những khách hàng yêu cái đẹp, yêu nghệ thuật. Có như vậy khi mua những sản phẩm nón nghệ thuật này mới thấy giá trị của sức lao động, của sự sáng tạo nghệ thuật. Bên cạnh mua sản phẩm để chụp ảnh hay đội trong các dịp đặt biệt, những loại nón này còn có thể được trưng bày ở những góc nghệ thuật của ngôi nhà hay ở văn phòng trưng bày để khơi gợi sự sáng tạo của người làm việc.

—————————– Website: www.madebymaries.com Hotline mua hàng (sỉ, lẻ) 0935115215 / 0935212512 Office: 16 Đoàn Hữu Trưng, TP Huế Showroom: 54A Chu Văn An, TP Huế

Từ khóa » Nón Lá Là Cái Gì