Nhận Biết Dấu Hiệu Thiếu Canxi ở Người Lớn Tuổi Và Cách Khắc Phục

3.8/5 - (5 bình chọn)

Thiếu canxi ở người lớn có biểu hiện gì? Cách khắc phục ra sao?

Nhận biết dấu hiệu thiếu canxi ở người lớn tuổi và cách khắc phục

Nhận biết dấu hiệu thiếu canxi ở người lớn tuổi và cách khắc phục

Đặt lịch

Không chỉ trẻ em, thiếu canxi ở người lớn cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Do đó, cần phải khắc phục tình trạng này bằng việc bổ sung thêm loại vi khoáng canxi cho cơ thể. Vậy dấu hiệu thiếu canxi ở người lớn là gì? Cần bổ sung canxi như thế nào cho đúng cách? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.

Thiếu canxi ở người lớn có biểu hiện gì? Cách khắc phục ra sao?
Thiếu canxi ở người lớn có biểu hiện gì? Cách khắc phục ra sao?

Dấu hiệu nhận biết thiếu canxi ở người lớn

Canxi là một loại khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này. Vì vậy không chỉ ở trẻ nhỏ mà người lớn cũng là đối tượng có nguy cơ bị thiếu canxi. Việc thiếu loại vi khoáng này trong thời gian dài sẽ khiến cho trọng lượng xương suy giảm, quá trình tiêu hủy xương tăng và gây hiện tượng loãng xương. Do đó nhận biết dấu hiệu thiếu canxi ở người lớn sẽ giúp bệnh nhân chủ động trong việc điều trị.

Thông thường, thiếu canxi ở người trưởng thành sẽ gây ra các triệu chứng sau đây:

Khó ngủ, mất ngủ

Người lớn bị thiếu canxi thường hay bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Trong nhiều trường hợp, tuy có thể ngủ được nhưng bệnh nhân luôn thức dậy trong trạng thái mệt mỏi.

Sâu răng, răng vàng

Canxi là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên răng. Do đó, thiếu canxi sẽ khiến cho răng dễ bị sâu, yếu và dễ chuyển sang vàng răng. Đối với trẻ nhỏ, việc thiếu canxi có thể khiến cho quá trình mọc răng chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Da khô

Một trong những dấu hiệu nhận biết thiếu canxi ở người lớn mà chúng ta dễ nhận thấy đó là tình trạng khô da. Do đó, nếu thấy cơ thể có biểu hiện này thì bạn cũng nên bổ sung thêm canxi cho cơ thể.

Tính cách thay đổi thất thường

Ngoài việc cấu tạo nên toàn bộ khung xương của cơ thể, canxi còn tham gia vào quá trình điều tiết hệ thần kinh. Một khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết, hệ thần kinh dễ bị suy nhược, khả năng điều tiết thần kinh suy giảm. Lúc này, người bệnh sẽ có những dấu hiệu của tình trạng suy giảm hệ thần kinh như: Tinh thần không ổn định, mất ngủ, ngủ li lì, đau đầu, cơ thể dễ cáu gắt, tính cách thay đổi thất thường…

Móng tay yếu, dễ gãy

Móng tay yếu, dễ gãy là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu canxi
Móng tay yếu, dễ gãy là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu canxi

Móng tay yếu, dễ gãy cũng là một trong những dấu hiệu thiếu canxi ở người lớn. Bởi ở những người khỏe mạnh, khi được cung cấp đủ canxi thì móng tay khỏe mạnh, không bị giòn. Do đó, nếu thấy móng tay của mình có các biểu hiện trên thì rất có thể bạn đã bị thiếu canxi.

Tăng các dấu hiệu tiền kinh nguyệt

Ở phụ nữ, cơ thể thiếu canxi thường làm tăng các biểu hiện của thời kỳ tiền kinh nguyệt, chẳng hạn: Đau ngực, đau lưng, nổi mụn, giấc ngủ bị rối loạn, đau cơ, đau đầu, cơ thể mất tập trung, cơ thể căng thẳng… Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ giảm nếu bệnh nhân chú ý cung cấp thêm canxi cho bản thân.

Bị cao huyết áp

Cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết là yếu tố cần thiết để duy trì sự hoạt động bình thường của hệ thống tim mạch. Khi tim mạch có vấn đề, nhất là khi cơ thể bị cao huyết áp, rất có thể là bạn đã bị thiếu canxi. Do đó, thăm khám và theo dõi mức độ canxi và chức năng của tim là điều hoàn toàn cần thiết.

Thường xuyên bị chuột rút

Đây được cho là dấu hiệu ban đầu của tình trạng thiếu canxi ở người lớn. Thường hay bị đau cơ bắp, nhất là vùng cánh tay, đùi, nách khi di chuyển hoặc đi bộ là những biểu hiện cho thấy bạn đã bị thiếu loại vi khoáng trên.

Chóng mặt

Thiếu canxi có thể khiến cho người bệnh bị đau lưng, chóng mặt, chân tay tê mỏi khi đứng dậy. Tuy nhiên, sẽ rất khó xác định được bệnh nhân có bị thiếu canxi hay không khi thực hiện xét nghiệm. Bởi vì lượng canxi trong đường huyết suy giảm sẽ làm bệnh nhân gặp phải tình trạng trên. Nhưng cảm giác này chỉ diễn ra trong khoảng vài chục giây sẽ lại trở lại trạng thái bình thường. Do đó gây khó khăn trong việc chẩn đoán.

Sở dĩ gây nên tinh trạng này là do khi lượng canxi trong máu giảm, tuyến Cận giáp nằm ở vùng cổ sẽ truyền tín hiệu và thông báo lên hệ thống thần kinh trung ương. Ngay lập tức, hệ thần kinh trung ương sẽ điều tiết lượng canxi trong xương để bổ sung lượng vi khoáng đang thiếu trong máu. Điều này có nghĩa là hệ thần kinh sẽ đi “vay” lượng canxi từ xương để khắc phục tình trạng trên. Chính vì vậy, hiện tượng chóng mặt, đau đầu, hoa mắt… sẽ mất đi trong khoảng vài giây sau đó. Nếu thăm khám cũng rất khó phát hiện được tình trạng này.

Loãng xương là một dấu hiệu đặc trưng của tình trạng thiếu canxi ở người lớn
Loãng xương là một dấu hiệu đặc trưng của tình trạng thiếu canxi ở người lớn

Gây ra các vấn đề về thần kinh

Một trong những dấu hiệu thiếu canxi ở người trưởng thành dễ gặp là tăng tình trạng co giật cơ, co thắt. Bởi canxi kho được kết hợp với các hoạt chất khác như vitamin D và magie sẽ có tác dụng điều chỉnh các xung điện trong cơ thể. Vì vậy, nếu có mức độ canxi không phù hợp khiến cho hoạt động này bị xáo trộn sẽ gây nên các tình trạng trên.

Mắc các vấn đề về đại tràng

Nếu không được cung cấp đầy đủ canxi, các vi khoáng cần thiết khác, polyp đại tràng có thể phát triển gây hại cho cơ thể. Lúc này, hãy thay đổi chế độ ăn uống của bản thân cho phù hợp. Nên tăng cường thực phẩm giàu chất ít chất béo, giàu canxi sẽ giúp khắc phục được tình trạng trên. Đồng thời, có tác dụng phòng ngừa ung thư ruột kết.

Loãng xương

Đây được cho là dấu hiệu thiếu canxi ở người lớn đặc trưng nhất. Loãng xương thường gặp nhất ở những phụ nữ tiền mãn kinh. Bởi ở giai đoạn này, lượng hormone estrogen suy giảm, làm cho quá trình hấp thụ canxi cũng suy giảm. Hệ quả là cơ thể thiếu lượng canxi cần thiết, hệ thần kinh trung ương cần phải điều tiết và lấy canxi từ xương để phục vụ cho hoạt động của những cơ quan khác. Điều này khiến xương càng ngày càng bị xốp. Từ đó gây nên hiện tượng loãng xương.

Bổ sung canxi đúng cách để khắc phục tình trạng thiếu canxi

Cơ thể thiếu canxi khá dễ nhận biết nếu nắm được rõ các dấu hiệu đã được đề cập. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ nhanh chóng được khắc phục nếu như cơ thể được bổ sung đầy đủ canxi. Việc bổ sung loại vi khoáng này cũng cần phải khoa học và chỉ được bổ sung với một lượng vừa đủ. Bởi thừa canxi nó cũng khiến cơ thể gặp phải các vấn đề xấu như: Gây táo bón, ức chế quá trình hấp thu kẽm, sắt khiến cơ thể có nguy cơ thiếu 2 chất này. Chưa hết, cung cấp quá nhiều canxi sẽ gây quá tải cho thận. Nếu tình trạng này cứ kéo dài sẽ gây ra bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản.

Sử dụng canxi với liều lượng quá lớn, có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu gây rối loạn nhịp tim, canxi máu. Thừa canxi còn gây nên bệnh vôi hóa khớp vai, xơ vữa mạch máu, canxi hóa mô mềm tạo nên các nếp nhăn ở trên da… Vì thế, bổ sung loại vi khoáng này cho cơ thể cũng cần phải được thực hiện một cách cẩn thận. Vậy cần bổ sung canxi như thế nào cho đúng cách?

Tăng cường sử dụng các thực phẩm tốt cho sức khỏe để khắc phục tình trạng thiếu canxi
Tăng cường sử dụng các thực phẩm tốt cho sức khỏe để khắc phục tình trạng thiếu canxi

*) Lựa chọn các chế phẩm phù hợp để bổ sung canxi cho cơ thể:

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chế phẩm được sử dụng để bổ sung cho cơ thể. Ở mỗi sản phẩm khác nhau chúng sẽ có các thành phần bổ sung và lượng canxi nguyên tố khác nhau. Điều đó dẫn đến tỷ lệ hấp thu của các sản phẩm khác nhau cũng sẽ không giống nhau. Vì thế khi sử dụng, người dùng cần chú ý đến thành phần hợp chất canxi .Thông thường, canxi sẽ được chia thành 4 dạng:

  • Canxi gluconate ( gồm 9% canxi nguyên tố)
  • Canxi lactate (13% canxi nguyên tố)
  • Canxi citrate (21% canxi nguyên tố)
  • Canxi carbonate (40% canxi nguyên tố)

Trong 4 dạng trên, 2 dạng chính thường được dùng là canxi citrate và canxi carbonate. Ở mỗi dạng đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Hiểu rõ về những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm cho bản thân:

  • Với canxi citrate: Dạng canxi này được hấp thu dễ dàng hơn so với các loại canxi còn lại. Bệnh nhân có thể sử dụng ngay cả khi bụng đang đói hoặc đang sử dụng các loại thuốc kháng acid dạ dày. Tuy nhiên, vì chỉ chiếm khoảng 21% nguyên tố canxi nên người dùng cần tăng liều lượng để đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi cần thiết trong một ngày.
  • Canxi carbonate: So với canxi citrate, canxi carbonate có xu hướng được lựa chọn nhiều hơn vì chúng chiếm tới 41% canxi nguyên tố. Tuy nhiên, không giống như canxi citrate, canxi carbonate là một loại muối không tan. Để hòa tan và hấp thu được thì chúng cần có dịch vị acid dạ dày. Do đó, bệnh nhân cần ăn no trước khi sử dụng. Đa số mọi người đều hấp thu tốt canxi carbonate. Tuy nhiên, một vài trường hợp bị táo bón nhẹ, đầy bụng, khó tiêu vì thế khó sử dụng trong thời gian dài.
Cần bổ sung canxi đúng cách và đúng liều lượng để bảo đảm an toàn cho bản thân
Cần bổ sung canxi đúng cách và đúng liều lượng để bảo đảm an toàn cho bản thân

*) Cách bổ sung canxi an toàn, hiệu quả:

Việc bổ sung canxi cho cơ thể cần phải được sự tư vấn và dùng đúng với liều lượng, thời gian mà bác sĩ đã chỉ định. Thêm vào đó, để đảm bảo cho quá trình bổ sung canxi an toàn, mang đến tác dụng tốt, bệnh nhân cần chú ý một số điều sau:

  • Không sử dụng các chế phẩm từ bột xương, vỏ hàu, dolomite hoặc san hô… Bởi chúng có thể chứa các kim loại độc hại hoặc chứa chì gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Việc bổ sung canxi quá liều lượng cho phép có thể gây ra tác dụng phụ. Do đó, hãy tuân thủ đúng theo liều lượng mà nhà sản xuất hoặc bác sĩ chỉ định.
  • Trong trường hợp đang sử dụng thêm các loại kháng sinh levothyroxin, tetracycline, sắt hoặc kẽm thì nên uống trước hoặc sau khi sử dụng canxi vài giờ đồng hồ để tránh tình trạng tương tác thuốc.
  • Cung cấp đầy đủ lượng magie cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi. Theo các chuyên gia, tỷ lệ canxi và magie cần bổ sung là 2:1. Nghĩa là nếu như người bệnh bổ sung khoảng 1000mg canxi/ngày thì lượng magie cần thiết sẽ là 500mg.
  • Thông thường, cơ thể chỉ hấp thu được khoảng 500mg canxi nguyên tố trong một thời điểm. Nếu nhiều hơn lượng này thì lượng dư thừa sẽ bị bài thải ra bên ngoài. Do đó, nên chia nhỏ liều lượng thành 2 lần/ngày để dùng.
  • Bổ sung thêm vitamin D cho cơ thể để việc chuyển hóa và hấp thụ canxi được diễn ra tốt hơn. Có nhiều cách được áp dụng để bổ sung thêm loại vitamin này, chẳng hạn như: Uống vitamin tổng hợp, chế độ ăn uống nhiều vitamin hoặc lựa chọn chế phẩm canxi có kèm theo vitamin D để sử dụng. Đặc biệt, tắm nắng là cách vừa đơn giản, lại mang đến hiệu quả tốt. Thời gian tốt nhất trong ngày để tắm nắng là trước 8 giờ sáng và sau 4 giờ chiều. Không nên tắm nắng vào thời điểm nắng nóng gay gắt để tránh gây tổn thương cho da.

Trên đây là các dấu hiệu nhận biết thiếu canxi ở người lớn và cách khắc phục. Ở từng độ tuổi và tùy thuộc vào cơ địa mà lượng canxi cần thiết sẽ được quy định ở những mức khác nhau. Do đó, để bảo đảm bổ sung canxi đúng cách và an toàn, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia. Điều này sẽ giúp tránh gặp phải những vấn đề xấu trong quá trình điều trị.

Có thể bạn quan tâm

  • 11 dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ sơ sinh cần được bổ sung
  • Người bị gai cột sống uống canxi như thế nào là tốt nhất?

Từ khóa » Thiếu Canxi Con Người Sẽ Bị Mắc Các Bệnh Gì