Thiếu Canxi Gây Ra Bệnh Gì? 20 Bệnh Gây Ra Do Thiếu Canxi - VIPTEEN
Có thể bạn quan tâm
Ai cũng biết Canxi rất quan trọng cho sự phát triển của cơ thể nhưng không phải tất cả mọi người đều nắm được thiếu Canxi gây ra bệnh gì nghiêm trọng. Nhất là những người lần đầu làm cha mẹ càng cần hiểu rõ hơn vấn đề này để phòng ngừa ngay từ khi bé còn nhỏ.
1. Biểu hiện cơ thể thiếu Canxi
Gãy móng tay là một dấu hiệu của tình trạng thiếu Canxi
Canxi là một chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể. Vậy nên, ngay khi chất khoáng bị thiếu hụt, cơ thể có thể sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu:
- Bị chuột rút: Các cơ bị co rút do phản xạ cơ kém có nguyên nhân do cơ thể không được cung cấp Canxi đầy đủ
- Răng trở nên vàng hơn: Do mật độ Canxi trong cấu trúc răng và xương giảm nên lúc này, răng sẽ trở nên bớt trắng bóng và chuyển sang màu ngà vàng.
- Chóng mặt, tê nhức hoặc đau xương: Thiếu Canxi đồng nghĩa với cấu trúc xương trở nên kém chắc khỏe. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức khi vận động nhiều. Nồng độ Canxi máu giảm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoa mắt chóng mặt.
- Các vấn đề về đại tràng: Các nghiên cứu gần đây cho thấy, người bị thiếu Canxi có nguy cơ bị Polyp đại tràng cao hơn hẳn so với người được bổ sung Canxi đầy đủ.
- Móng tay yếu và dễ gãy: Nếu móng tay của bạn vừa dài đã ngay lập tức bị gãy, hãy bắt đầu nghi ngờ về nguy cơ bị thiếu Canxi của cơ thể.
- Các triệu chứng tiền kinh nguyệt tăng lên: Các triệu chứng như nổi mụn, đau tức ngực, đau lưng… sẽ xuất hiện nhiều và ở mức độ nặng hơn thường lệ khi cơ thể bị thiếu Canxi
- Vấn đề về thần kinh: Bộ ba dưỡng chất gồm Canxi, Magiê và vitamin D tham gia trực tiếp vào quá trình điều chỉnh xung điện và dẫn truyền thần kinh của cơ thể. Vậy nên, khi cơ thể không được cung cấp đủ Canxi, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như co giật, co thắt….
- Bệnh về xương: Khi cơ thể không được cấp đủ Canxi, hệ thống tự điều chỉnh của cơ thể sẽ huy động Canxi từ xương để phục vụ hoạt động co bóp của tim và hoạt động quan trọng khác trước. Khi mật độ Canxi trong xương giảm quá mức sẽ gây ra tình trạng loãng xương, giòn xương, thoái hóa…..
- Mất ngủ: Các xung động thần kinh không ổn định là nguyên nhân gây ra kích thích khiến não bộ luôn trong trạng thái hưng phấn. Hậu quả là người bệnh rơi vào tình trạng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
2. Thiếu Canxi gây ra bệnh gì ở trẻ?
Ở trẻ nhỏ, Canxi là chất khoáng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Trẻ bị thiếu Canxi có thể mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như:
2.1. Còi xương
Thiếu canxi gây ra bệnh còi xươngCanxi là thành phần chính trong cấu trúc của xương. Giai đoạn đầu đời là thời gian để bé có những phát triển mạnh mẽ về khung xương.
Vậy nên, nếu không được cấp đủ Canxi, hiện tượng Canxi hóa các đầu sụn và xương non sẽ diễn ra sớm và nhanh hơn bình thường. Hệ quả là khung xương của trẻ không được phát triển tối đa gây ra tình trạng thấp còi, nhỏ con so với các bạn cùng trang lứa.
2.2. Suy dinh dưỡng
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: Trong cơ thể, Canxi có vai trò liên kết với một số Enzyme để tham gia vào quá trình phân giải một số loại thực phẩm khi vào cơ thể. Thiếu Canxi cơ thể sẽ không hấp thu được một số loại dinh dưỡng cần thiết làm trẻ có thể bị suy dinh dưỡng.
2.3. Biến dạng xương
Những trẻ bị thiếu Canxi có nguy cơ cao mắc phải một số bệnh lý liên quan đến biến dạng xương như chân vòng kiềng, chân chữ X, cong, vẹo cột sống…
Lý giải về điều này, các bác sĩ cho biết, khung xương đóng vai trò quan trọng như một giá đỡ toàn bộ cơ thể trong đó các xương chân và cột sống đóng vai trò nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Do vậy, các xương này thường có cấu trúc to và rất chắc chắn cũng như là nơi tích lũy lượng Canxi lớn nhất của cơ thể.
Trong giai đoạn phát triển về khung xương, nếu trẻ không được cung cấp đủ Canxi, các xương này sẽ yếu và có thể biến dạng trong quá trình tập đi, nô đùa hoặc mang vác các vật…..
2.4. Chân vòng kiềng
Thiếu Canxi gây ra bệnh chân vòng kiềngChân vòng kiềng là một trong những biến dạng xương xuất hiện ở chi dưới. Lúc này, khoảng cách giữa hai cầu lồi ở đầu gối tăng lên nhiều hơn bình thường, hai đầu gối có xu hướng dịch chuyển ra xa nhau tạo nên hình vòng cung.
Trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời, dáng xương sẽ phát triển hình vòng cung cho đến khi trưởng thành khiến trẻ mất tự tin, cản trở công việc và cuộc sống của trẻ sau này.
2.5. Rối loạn hệ thần kinh
Chất khoáng Canxi có vai trò quan trọng trong hoạt động truyền dẫn thần kinh của cơ thể. Khi cơ thể thiếu hụt Canxi, các xung động thần kinh có thể bị ức chế gây ra tình trạng hưng phấn hoặc căng thẳng quá mức ở trẻ nhỏ.
2.6. Rối loạn nội tiết tố
Các phản ứng hóa học liên quan đến quá trình tiết hormon trong cơ thể có sự hỗ trợ của Canxi. Vậy nên, khi thiếu Canxi, hoạt động nội tiết của cơ thể có thể bị rối loạn.
2.7. Rối loạn giấc ngủ
Do xung động thần kinh không ổn định, vỏ não luôn trong trạng thái hưng phấn nền trẻ rất khó để đi vào giấc ngủ. Con thường gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon, hay quấy khóc đêm, giật mình khi ngủ.
2.8. Tình trạng co giật các cơ
Sự co duỗi cơ trong cơ thể xảy ra là do phản ứng trao đổi các ion qua màng tế bào có sự hỗ trợ của Canxi. Vậy nên, khi trẻ không được cung cấp đủ Canxi, các phản ứng này có thể bị rối loạn dẫn đến tình trạng co giật các cơ.
2.9. Hệ miễn dịch suy yếu
Canxi là thành phần đầu tiên phát hiện ra những yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể và thông báo kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động để tiêu diệt vi khuẩn. Thiếu Canxi khiến chức năng miễn dịch giảm sút khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh theo mùa, dễ ốm vặt.
2.10. Sinh nở khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Có thể mẹ chưa biết, Canxi đã tạo ra những tác động không tại thời điểm tinh trùng tiếp xúc với trứng để tạo thành hợp tử. Do vậy, nếu thiếu hụt Canxi sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và phát triển của em bé ngay từ khi mới hình thành.
3. Thiếu Canxi gây ra bệnh gì ở người lớn?
Không chỉ ở trẻ nhỏ, thiếu Canxi ở người lớn cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
3.1. Loãng xương
Thiếu Canxi gây ra bệnh loãng xươngCanxi được huy động ở xương ra để đảm bảo hoạt động của cơ thể và nồng độ Canxi trong máu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra bệnh loãng xương do mật độ Canxi suy giảm. Cấu trúc xương trở nên rỗng hơn, xốp, giòn và dễ bị gãy.
3.2. Nứt viêm da
Các nghiên cứu cũng phát hiện ra tình trạng da bị khô, nứt nẻ cũng có thể xuất phát từ thiếu Canxi dẫn đến kết cấu của da kém vững chắc, da bị mất nước và trở nên sần sùi hơn bình thường.
3.3. Bạch tạng
Một trong những bệnh lý về da khác mà trẻ thiếu Canxi có thể gặp phải đó là bệnh bạch tạng. Do thiếu Canxi có thể ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp sắc tố melanin dưới da và gây ra tình trạng này.
3.4. Phong thấp
Phong thấp là một bệnh lý về xương khớp. Bệnh lý này có thể xảy ra do mật độ Canxi trong xương bị suy giảm làm xương dễ bị tổn thương và hình thành ổ viêm tại các khớp gây sưng tấy, đau nhức cho người bệnh.
3.5. Đái tháo đường
Những bệnh nhân đái tháo đường thường bị mất một lượng lớn đường qua nước tiểu. Quá trình này kéo theo cả lượng Canxi cũng bị đào thải theo và Canxi bị huy động từ xương ra cũng lớn hơn.
Khi Canxi thiếu hụt gây rối loạn khiến cho bệnh đái tháo đường thêm trầm trọng hơn. Đây cũng là lý do khiến có đến 60% những người đái tháo đường bị mắc cả bệnh loãng xương.
3.6. Hội chứng hạ Canxi máu
Người bệnh có thể bị hoa mắt, chóng mặt đặc biệt là mỗi khi thay đổi tư thế do Canxi không được cung cấp đủ vào máu để thực hiện các hoạt động, phản ứng trong cơ thể. Canxi trong máu thiếu làm cho hàng loạt các chức năng về thần kinh, phản xạ cơ bắp, nhịp tim… bị rối loạn, thay đổi.
3.7. Viêm loét đường tiêu hóa
Thiếu Canxi có thể kích thích acid dạ dày tăng tiết bất thường. Khi nồng độ acid quá cao sẽ gây ra tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Acid nếu bị trào ngược lên thực quản hoặc theo thức ăn xuống dưới tá tràng, đường ruột cũng có thể gây viêm loét tại đây.
Do vậy, để đảm bảo các bệnh viêm loét đường tiêu hóa không bị tái phát, người bệnh cần chắc chắn rằng cơ thể của mình được bổ sung đầy đủ Canxi.
3.8. Suy nhược thần kinh
Canxi là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình dẫn truyền của xung động thần kinh. Khi cơ thể thiếu Canxi, hoạt động dẫn truyền của hệ thần kinh sẽ gặp nhiều trở ngại khiến người bệnh dễ căng thẳng thần kinh, trí nhớ giảm sút, dễ cáu gắt, thần kinh suy nhược.
3.9. Bệnh tim
Hoạt động co bóp của tim được điều khiển bởi Canxi trong máu. Các nghiên cứu cho thấy, khi Canxi di chuyển vào trong tế bào cơ tim, nó kích thích co bóp và tạo ra sự hưng phấn cho van tim.
Khi nồng độ Canxi ổn định, hoạt động này diễn ra nhịp nhàng và nhịp tim được duy trì một cách ổn định. Tuy nhiên, khi Canxi trong máu thấp, lượng Canxi cung cấp cho hoạt động co bóp của tim không đủ sẽ dẫn đến nhịp tim bị giảm, gây rối loạn nhịp tim.
3.10. Xơ cứng động mạch
Khi cơ thể bị thiếu Canxi sẽ dẫn đến hạ Canxi máu. Lượng Canxi từ xương và dự trữ tại mạch máu không đủ cho nhu cầu của cơ thể sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của cholesterol đi vào lòng mạch.
Lượng Cholesterol sẽ tích tụ, dày lên và cứng hơn dẫn đến mất dần khả năng đàn hồi. Kết quả là động mạch bị xơ cứng, tăng huyết áp, bệnh tim và não xuất hiện.
4. Cách điều trị thiếu Canxi
Bổ sung Canxi là điều bắt buộc trong phác đồ điều trị thiếu Canxi. Có nhiều phương pháp mẹ có thể lựa chọn để phù hợp với cơ thể và tình trạng sức khỏe của mình cũng như của trẻ nhỏ.
3.1. Thiếu Canxi nên ăn gì
Bổ sung Canxi qua chế độ ăn uống là phương pháp lâu dài và cho hiệu quả tích cực. Lúc này, khẩu phần ăn của trẻ sẽ có lượng thực phẩm giàu Canxi hơn bình thường. Tuy nhiên, phương pháp này phụ thuộc lớn vào khả năng tự hấp thu của cơ thể. Mẹ cũng cần tìm hiểu các phương pháp phối hợp thực phẩm để lượng Canxi từ thực phẩm được hấp thu vào cơ thể ở mức cao nhất.
3.2. Thiếu Canxi uống gì
Ngoài thực phẩm trong khẩu phần ăn, lựa chọn đúng các loại nước cũng rất tốt cho việc bổ sung Canxi. Tiêu biểu như sữa đậu nành, sữa bò nguyên kem, nước ép rau củ, hoa quả tươi...
3.3. Thiếu Canxi uống thuốc gì?
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung Canxi dạng uống dành cho nhiều độ tuổi khác nhau. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kê đơn thuốc hoặc sản phẩm bổ sung Canxi phù hợp. Mẹ hãy sử dụng theo đúng hướng dẫn và liều dùng mà bác sĩ chỉ định.
Và để tránh tình trạng nóng trong người, táo bón, sỏi thận… mẹ nên lựa chọn loại Canxi có kích thước siêu nhỏ là Canxi nano cùng với Vitamin D3 và MK7.
- Canxi nano: Là dạng Canxi tối ưu nhất, được bào chế bằng công nghệ nano hiện đại nên kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với Canxi dạng thường. Nhờ đó mẹ chỉ cần bổ sung 1 lượng nhỏ Canxi nano là đã đủ cho nhu cầu của cơ thể.
- Vitamin D3: Là Vitamin tham gia trực tiếp vào quá trình hấp thu Canxi từ ruột vào máu. Vitamin D3 cũng giúp ổn định hàm lượng Canxi trong máu và tăng khả năng lắng đọng Canxi máu vào xương.
- MK7: Là dưỡng chất tham gia trực tiếp vào hoạt động vận chuyển Canxi từ máu vào xương, gắn chặt Canxi trong xương.
Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 liên hệ chặt chẽ với nhau để xương có đủ lượng Canxi cần thiết giúp xương luôn chắc khỏe, ngăn ngừa còi xương, loãng xương.
Đến đây chắc hẳn mẹ đã có thể trả lời cho câu hỏi thiếu Canxi gây ra bệnh gì. Chúc gia đình bổ sung Canxi đúng cách để cả nhà luôn có một sức khỏe tốt nhất!
4.4 (88%)/5 votesTừ khóa » Thiếu Canxi Con Người Sẽ Bị Mắc Các Bệnh Gì
-
Sẽ Mắc Nhiều Bệnh Nguy Hiểm Nếu Bạn Bị Thiếu Canxi - Khám Chữa ...
-
13 DẤU HIỆU KHI CƠ THẾ BẠN THIẾU CANXI
-
Những Dấu Hiệu Cho Thấy Cơ Thể Bạn đang Bị Thiếu Canxi Trầm Trọng
-
Thiếu Canxi - Nguyên Nhân Hàng đầu Gây Loãng Xương Và Các Bệnh ...
-
Thiếu Canxi Gây Ra Bệnh Gì? Những Hệ Lụy Nguy Hiểm
-
Một Số Hậu Quả Do Thiếu Canxi Gây Ra
-
Hệ Lụy Khi Thiếu Hụt Canxi - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Gặp 8 Triệu Chứng Này, Bạn Cần Bổ Sung Canxi Ngay
-
Nhận Biết Dấu Hiệu Thiếu Canxi ở Người Lớn Tuổi Và Cách Khắc Phục
-
Dấu Hiệu Cơ Thể Bạn 'kêu Cứu' Vì đang Thiếu Canxi Nghiêm Trọng
-
[Infographic] Người Bị Thiếu Canxi Nên ăn Gì Và Không Nên ăn Gì?
-
Hạ Canxi Máu - Rối Loạn Nội Tiết Và Chuyển Hóa - MSD Manuals
-
12 Thực Phẩm Bổ Sung Canxi Cho Người Lớn Tuổi Không Thể Bỏ Qua
-
️ Điều Gì Xảy Ra Khi Lượng Canxi Trong Máu Thấp?