Nhận Biết Và đánh Bay Bệnh Sởi - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Khi nào biết trẻ mắc sởi?
Sốt, mắt viêm long và phát ban là 3 dấu hiệu nhận biết rõ nhất bệnh sởi. Trẻ thường sốt cao 2-4 ngày kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ khớp.
Cha mẹ có thể biết con mắc sởi sớm, nếu vào ngày thứ 2 trẻ sốt cao, có thêm biểu hiện mắt hơi đỏ (viêm kết mạc) hoặc đổ ghèn mắt nhiều hơn.
Ngoài ra, miệng có thể xuất hiện chấm trắng nhỏ 1mm (gọi là Koplik) ở niêm mạc má, sau 12-18 giờ thì biến mất.
Một khi siêu vi sởi vào cơ thể, chúng thường bám vào họng hầu và phổi, sau đó lan khắp cơ thể. Nốt ban sẽ mọc đầu tiên ở sau tai, lan dần ra hai bên má, cổ, ngực, bụng và hai cánh tay. 24g kế tiếp, ban lan ra sau lưng, hông và hai chi dưới.
Ban mọc trình tự, không mọc toàn thân và cùng lúc như sốt phát ban. Ban màu hồng nhạt, ấn vào biến mất, khác với sốt xuất huyết (ấn vào da, vẫn thấy nốt ban). Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt đúng sởi với các bệnh khác.
Làm thế nào để đánh bay bệnh sởi?
Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn bác sĩ, chọn thuốc vị cam dễ uống nếu trẻ từ chối.
Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% ba lần mỗi ngày để phòng biến chứng viêm loét giác mạc.
Vệ sinh mũi họng 3-4 lần/ngày sạch sẽ để tránh biến chứng viêm tai giữa. Cắt móng tay để trẻ không ngứa ngáy gãi xước da, dẫn đến nhiễm trùng máu.
Lưu ý, trẻ mắc sởi vẫn cần tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm, nhằm loại bỏ vi khuẩn trên da.
Về ăn uống, nên cho trẻ ăn thực phẩm dễ tiêu, đủ chất, uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin A tốt cho đôi mắt đang viêm long. Hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua…
Nếu trẻ sốt cao liên tục 39-40 độ C; khó thở, thở nhanh; lơ mơ, không ăn, không chơi; phát ban toàn thân mà vẫn sốt..., cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để xử lý kịp thời biến chứng.
Ảnh minh họa. Nguồn: Raising Children Network
Phòng bệnh sởi, khó hay dễ?
Virus sởi có khả năng lây nhiễm rất mạnh. Theo Health, một trẻ nhiễm sởi có thể lây nhiễm cho 12-18 trẻ khác.
Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh đơn giản nhất, tuy nhiên, phải chủng ngừa đúng lịch và đủ 2 mũi. Nhiều cha mẹ lơ là quên nhắc lại mũi 2 cho con, nên kháng thể phòng bệnh rất thấp.
Siêu vi sởi trú ngụ ở mũi và họng trẻ bệnh, lây trực tiếp khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Virus cũng có thể theo nước bọt và nước mũi văng ra ngoài, bám vào đồ vật xung quanh. Do vậy, không nên ngồi đối diện hoặc chơi chung đồ, ăn chung bát đũa với trẻ mắc sởi.
Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt.
Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Liên hệ: 0292.3891433.
Số giấy tiếp nhận QC: 0759/14/QLD-TT. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Từ khóa » Hình ảnh Mụn Sởi
-
Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Của Bệnh Sởi, Mụn Sởi Như Thế Nào?
-
Ban Sởi Mọc Như Thế Nào? | Vinmec
-
Cách Phân Biệt Bệnh Sởi Và Bệnh Thủy đậu | Vinmec
-
Mách Mẹ Cách Nhận Diện Triệu Chứng điển Hình Của Bệnh Sởi
-
Bệnh Sởi ở Người Lớn Có Nguy Hiểm Không Và Dấu Hiệu Nhận Biết
-
Các Dạng Hình ảnh Phát Ban Trên Da Do Các Bệnh Lý Có Gì Khác Nhau
-
Dấu Hiệu Bệnh Sởi Và Thủy đậu ở Trẻ Em: Làm Sao để Phân Biệt?
-
3 Triệu Chứng Giúp Phát Hiện Bệnh Sởi Sớm, Phân Biệt Sởi Với Sốt Phát
-
Bệnh Sởi
-
Cách Phân Biệt Sởi Và Sốt Phát Ban: Nhanh, Chính Xác, Tránh Biến ...
-
Giúp Mẹ Phân Biệt Bệnh Sởi Và Sốt Phát Ban - Bio-acimin
-
Phân Biệt Thủy đậu Và Sởi Qua Hình ảnh Mụn, Ban Ngứa - Infonet
-
Triệu Chứng Của Bệnh Sởi - Thaythuocvietnam
-
Những Dấu Hiệu Phân Biệt Sởi Và Phát Ban ở Trẻ Nhỏ Mà Cha Mẹ Nên ...