Triệu Chứng Của Bệnh Sởi - Thaythuocvietnam
Có thể bạn quan tâm
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, do vi rút sởi gây ra. Triệu chứng của bệnh sởi là trẻ bị sốt, viêm kết mạc mắt, viêm đường hô hấp, đường tiêu hóa và phát ban nốt sởi. Bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh sốt phát ban hay bệnh tay chân miệng. Do đó các bậc phụ huynh cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh sởi để phân biệt với các bệnh khác, từ đó có cách xử lý phù hợp.
Nội dung bài viết
- 1. Bệnh sởi triệu chứng diễn biến ra sao theo từng giai đoạn?
- Thời kỳ ủ bệnh:
- Giai đoạn tiền triệu
- Giai đoạn mọc ban nốt sởi
- Giai đoạn bay nốt sởi
- 2. Phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban
- 3. Phân biệt các nốt sởi và bệnh tay chân miệng
1. Bệnh sởi triệu chứng diễn biến ra sao theo từng giai đoạn?
Triệu chứng của bệnh sởi biểu hiện qua bốn giai đoạn:
-
Thời kỳ ủ bệnh:
Đây là thời gian kể từ lúc trẻ bị nhiễm virus sởi đến khi xuất hiện các dấu hiệu tiền triệu, kéo dài từ 8 -11 ngày. Trẻ không có triệu chứng gì của bệnh.
-
Giai đoạn tiền triệu
Trẻ sẽ có triệu chứng của viêm xuất tiết mũi, họng ở giai đoạn tiền triệu
Thường kéo dài 3-4 ngày, khởi phát đột ngột sốt nhẹ hoặc vừa, sau sốt cao. Trẻ sẽ có triệu chứng của viêm xuất tiết mũi, họng và mắt như chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt hoặc sưng nề mi mắt vào ngày thứ 1. Đến ngày thứ 2 sẽ xuất hiện nội ban (hạt Koplik) là các hạt nhỏ màu trắng như đầu đinh ghim, khoảng vài chục đến vài trăm nốt mọc ở phía trong miệng, ngang răng hàm. Xung quanh các hạt này thường có xung huyết và chỉ tồn tại khoảng 24-48 giờ. Đây là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán sớm và chắc chắn.
Đôi khi có triệu chứng sưng hạch bạch huyết.
-
Giai đoạn mọc ban nốt sởi
Các nốt sởi trên bệnh nhân nhi
Nốt sởi mọc ngày 4 – 6 của bệnh. Vùng chân tóc sau tai là nơi nốt sởi thường xuất hiện đầu tiên, sau đó lan dần xuống mặt, ngực, tay, sau lan xuống lưng và chân. Các nốt sởi ở dạng sẩn, hơi nổi gờ trên da, kích thước nhỏ. Ban có thể mọc rải rác hoặc lan rộng, xen kẽ các ban là khoảng da lành. Nhiều người thắc mắc sởi có ngứa không, thường giai đoạn mới ít ngứa, đến khi mọc ban tình trạng ngứa sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Ngoài ra, nốt sởi có thể mọc bên trong niêm mạc đường tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Nếu nốt ban mọc ở phổi thì gây ho, viêm phế quản.
Người bệnh sẽ cảm thấy sốt cao hơn, mệt hơn khi ban bắt đầu mọc. Ban mọc đến chân các triệu chứng toàn thân sẽ giảm dần, nhiệt độ giảm dần.
-
Giai đoạn bay nốt sởi
Sau khoảng 6 -7 ngày mọc ban nốt sởi, các ban sẽ bay theo thứ tự đã mọc và để lại các vết thâm lốm đốm gọi là dấu hiệu “vằn da hổ” giúp chẩn đoán xác định. Bệnh nhân sẽ dần hồi phục nếu không có biến chứng, bội nhiễm.
Bệnh sởi cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh như sốt phát ban, bệnh tay chân miệng bởi nếu không biết và điều trị đúng cách, bệnh sởi có thể gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm phổi, viêm não…
2. Phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban
Ở giai đoạn ủ bệnh, các triệu chứng như sốt nhẹ hoặc vừa, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa đều gặp ở bệnh sởi và sốt phát ban. Tuy nhiên nếu trẻ bị bệnh sởi sẽ có triệu chứng của viêm xuất tiết mũi, họng và mắt như chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt hoặc sưng nề mí mắt mà ở sốt phát ban không có.
Có sự khác nhau giữa đặc điểm ban sởi và sốt phát ban. Ban sởi ở dạng sẩn, hơi nổi gờ trên da, kích thước nhỏ, mọc lần lượt từ vùng chân tóc sau tai, sau đó ban lan dần xuống mặt, ngực, tay, sau lan xuống lưng và chân. Sau khi ban bay sẽ để lại vết thâm như vằn da hổ. Trong khi ban ở sốt phát ban dạng mịn, đỏ, nổi đồng loạt khớp cơ thể và thường không để lại vết thâm.
Việc phân biệt giữa bệnh sởi và sốt phát ban là rất quan trọng bởi sốt phát ban là bệnh lành tính, thường tự khỏi sau 5 -7 ngày của bệnh trong khi bệnh sởi nếu không biết và điều trị đúng cách bệnh sởi sẽ dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não… nhiều khi dẫn đến tử vong.
3. Phân biệt các nốt sởi và bệnh tay chân miệng
Cần phân biệt các nốt sởi với bệnh tay chân miệngBệnh sởi và tay chân miệng đều là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do virus gây ra. Sau khi xuất hiện các triệu chứng tiền triệu như sốt, chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt, trẻ bị bệnh sởi sẽ xuất hiện các nốt ban dạng sần. Còn đối với bệnh tay chân miệng, trẻ sẽ nổi các nốt mụn nước ở niêm mạc miệng, sau sẽ mọc ở bàn tay, bàn chân hoặc ở mông mà không gây đau rát.
Khi phát hiện trẻ có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh sởi, gia đình nên đưa trẻ đến khám tại các chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được chẩn đoán xác định và có cách xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: https://thaythuocvietnam.vn/theo-doi-va-dieu-tri-benh-soi-tai-nha/
DS Nguyễn Thị La
Từ khóa » Hình ảnh Mụn Sởi
-
Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Của Bệnh Sởi, Mụn Sởi Như Thế Nào?
-
Ban Sởi Mọc Như Thế Nào? | Vinmec
-
Cách Phân Biệt Bệnh Sởi Và Bệnh Thủy đậu | Vinmec
-
Mách Mẹ Cách Nhận Diện Triệu Chứng điển Hình Của Bệnh Sởi
-
Bệnh Sởi ở Người Lớn Có Nguy Hiểm Không Và Dấu Hiệu Nhận Biết
-
Các Dạng Hình ảnh Phát Ban Trên Da Do Các Bệnh Lý Có Gì Khác Nhau
-
Dấu Hiệu Bệnh Sởi Và Thủy đậu ở Trẻ Em: Làm Sao để Phân Biệt?
-
3 Triệu Chứng Giúp Phát Hiện Bệnh Sởi Sớm, Phân Biệt Sởi Với Sốt Phát
-
Bệnh Sởi
-
Cách Phân Biệt Sởi Và Sốt Phát Ban: Nhanh, Chính Xác, Tránh Biến ...
-
Giúp Mẹ Phân Biệt Bệnh Sởi Và Sốt Phát Ban - Bio-acimin
-
Phân Biệt Thủy đậu Và Sởi Qua Hình ảnh Mụn, Ban Ngứa - Infonet
-
Những Dấu Hiệu Phân Biệt Sởi Và Phát Ban ở Trẻ Nhỏ Mà Cha Mẹ Nên ...
-
Nhận Biết Và đánh Bay Bệnh Sởi - Tuổi Trẻ Online