Nhận Biết Và Phòng Tránh Những Vật Dụng Nguy Hiểm, Nơi Không An ...

 I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết được những vật dụng nguy hiểm, nơi không an toàn

- Trẻ biết cách phòng tránh những vật dụng nguy hiểm, nơi không an toàn

2. Kỹ năng

- Trẻ có kỹ năng quan sát, tư duy, kỹ năng nhận biết, phòng tránh những vật dụng gây nguy hiểm, nơi không an toàn

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động cùng cô, cùng bạn

II. Chuẩn bị

* Đồ dùng của cô

- Video trẻ chơi với vật dụng gây nguy hiểm, chơi nơi không an toàn

- Hình ảnh những vật dụng gây nguy hiểm, chơi nơi không an toàn

- Nhạc bài “Bé khoẻ bé ngoan”

* Đồ dùng của trẻ

- Tranh cho trẻ chơi ở các nhóm, bút dạ

III. Tiến hành.

Hoạt động của cô

Dự kiến hoạt động của trẻ

* Trò chuyện – Gây hứng thú

- Trò chơi: Tập tầm vông

- Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?

- Để chơi được trò chơi “Tập tầm vông” cô cần chuẩn bị đồ dùng gì?

 * Hoạt động 1: Nhận biết, phòng tránh những vật dụng nguy hiểm

- Nhận biết những vật dụng nguy hiểm.

+ Ở xung quanh chúng ta có rất nhiều những đồ dùng, vật dụng có thể gây nguy hiểm đến cơ thể con người. Vậy theo các bạn những đồ dùng, vật dụng nào được coi là nguy hiểm đến cơ thể các bạn?

+ Dao, kéo, tô vít, kìm, búa, cưa, phích nước nóng, ổ điện… những vật dụng đó chúng gây nguy hiểm như thế nào?

+ Cho trẻ xem hình ảnh một số đồ dùng, vật dụng gây nguy hiểm.

 

+ Xung quanh chúng ta có những vật dụng gây nguy hiểm nhưng cũng có những vật dụng không gây nguy hiểm. Do chúng ta có biết sử dụng đúng cách hay không.

+ Cho trẻ xem video “Không chơi những vật có thể gây nguy hiểm”

+ Những đồ dùng vật dụng đó được coi là nguy hiểm khi nào?

- Cách phòng tránh vật dụng nguy hiểm

+ Để phòng tránh những vật dụng gây nguy hiểm thì chúng mình phải làm gì?

 

 

* Hoạt động 2: Nhận biết, phòng tránh những nơi không an toàn

- Nhận biết những nơi không an toàn.

+ Theo các bạn những nơi nào được gọi là không an toàn? Vì sao?

 

 

 

+ Cho trẻ xem hình ảnh các bạn chơi gần ao, giếng, tắm sông suối.

 

+ Nếu ra gần ao, hồ, sông, suối, đá bóng dưới lòng đường thì điều gì có thể xảy ra?

+ Cho trẻ xem video “Không chơi ở nơi nguy hiểm”

- Cách phòng tránh những nơi không an toàn

+ Nêu một số cách phòng tránh những nơi không an toàn?

 

 

+ Nếu gặp hoặc nhìn thấy người khác bị ngã xuống ao, sông… thì phải làm cách nào?

+ Cho trẻ thực hành kêu cứu

* Giáo dục: Trẻ không chơi gần, đùa nghịch khi cầm những vật dựng gây nguy hiểm. Không lại gần những nơi không an toàn mà không có người lớn đi cùng.

* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố “Chọn tranh”

- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi

 

 

 

 

 

 

 

- Cô cho trẻ về 4 đội chơi

* Kết thúc: Cô nhận xét buổi học

 

- Trẻ chơi trò chơi “Tập tầm vông”

- Trò chơi “Tập tầm vông”.

- Chơi được trò chơi cô cần chuẩn bị viên sỏi

 

 

 

 

- Đồ dùng, vật dụng nguy hiểm là đồ dùng sắc, nhọn, khó cầm, nặng, búa, cưa, phích nước nóng, ổ điện…

 

 

 

- Dao là đứt tay chảy máu, nước nóng gây bỏng, ổ điện gây bị giật

 

- Trẻ xem hình ảnh một số đồ dùng, vật dụng gây nguy hiểm: Dao, kéo, tô vít, kìm, búa, cưa, chai thuỷ tinh

 

 

 

 

 

- Trẻ xem video “Không chơi những vật có thể gây nguy hiểm”

- Khi chúng ta sử dụng không đúng cách, đùa nghịch cùng với những đồ dùng đó.

 

- Hàng ngày không được cầm những vật dụng đó đi chơi, không tự ý sử dụng khi chưa có sự cho phép của bố mẹ, ông bà, cô giáo

 

 

 

- Những nơi được gọi là không an toàn là ao, hồ sông suối, giếng nước, đá bóng, chơi dưới lòng đường, chơi gần bếp, công trình xây dựng đang thi công. Vì ngã xuống không có người cứu sẽ bị chết.

- Xem hình ảnh các bạn chơi gần ao, giếng, tắm sông suối.

- Nếu ra gần ao, hồ, sông, suối chơi thì có thể bị ngã xuống áo, suối, bị chết. Đá bóng dưới lòng đường xe va phải.

 

- Trẻ xem đoạn video “Không chơi ở nơi nguy hiểm”

 

 

- Một số cách phòng tránh đó là không chơi gần ao, hồ, sông, suối, giếng nước, khu vực cấm, lòng đường, trạm cao áp

- Nếu gặp hoặc nhìn thấy người khác bị ngã xuống ao, sông, suối thì phải kêu to và gọi người lớn đến cứu.

- Trẻ thực hành kêu cứu.

 

 

 

 

 

 

 

- Cách chơi: Cô cho trẻ về 4 nhóm rồi chọn nối những bức tranh có hình ảnh vật dụng gây nguy hiểm và vật dụng không gây nguy hiểm, nơi an toàn và không an toàn sao cho phù hợp với khuôn mặt “Mếu”, khuôn mặt “Cười”.

- Luật chơi: Những bức tranh nối sai sẽ không được công nhận. Thời gian là 1 bản nhạc.

 

Từ khóa » Kể Tên đồ Vật Sắc Nhọn