Nhận Biết Xoắn Tinh Hoàn ở Trẻ Em: Biểu Hiện Và Cách điều Trị

Biểu hiện xoắn tinh hoàn ở trẻ em thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn, do bệnh có các triệu chứng khá giống nhau. Xoắn tinh hoàn ở trẻ em là trường hợp cần được cấp cứu y khoa, phải thực hiện mổ tháo xoắn tinh hoàn kịp thời. Nếu không được xử trí, trẻ có thể không giữ được tinh hoàn mà còn ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này của trẻ.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • Xoắn tinh hoàn ở trẻ em là gì?
  • Biểu hiện xoắn tinh hoàn ở trẻ em
  • Hậu quả xoắn tinh hoàn ở trẻ em nếu không được xử trí kịp thời
  • Chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn ở trẻ em
    • Chẩn đoán
    • Điều trị xoắn tinh hoàn
  • bác sĩ khuyến cáo

Xoắn tinh hoàn ở trẻ em là gì?

xoắn tinh hoàn ở trẻ em là gì

Xoắn tinh hoàn ở trẻ em. (ảnh minh họa)

Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn di động quá mức (tự xuay) quanh thừng tinh, dẫn đến tắc nghẽn hệ thống mạch máu. Mạch máu bị tắc nghẽn nếu không giải phóng kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử tinh hoàn.

Xoăn tinh hoàn ở trẻ em gặp ở bé trai, chiếm khoảng 17% các trường hợp đau bìu cấp tính cần cấp cứu kịp thời. Trong đó thường gặp ở trẻ lứa tuổi từ 13-21 tuổi.

Biểu hiện xoắn tinh hoàn ở trẻ em

Biểu hiện xoắn tinh hoàn ở trẻ em

Biểu hiện của trẻ bị xoắn tinh hoàn là bé có cảm giác đau dữ dội ở bộ phận sinh dục (bìu), sưng to, tấy đỏ. (ảnh minh họa)

Xoắn tinh hoàn ở trẻ em có biểu hiện đau dữ dội ở bộ phận sinh dục (bìu) sưng to, tấy đỏ. Trẻ bỗng dung kêu đau và đau có thể lan dọc theo ống bẹn lên hố chậu cùng bên. Đau khiến trẻ có xu hướng gấp đùi lại và ít cử động. Nếu kiểm tra vùng bìu của bé thấy bìu sưng to, tấy đỏ, sờ nhẹ vào con cũng có cảm giác đau dữ dội, tinh hoàn bên xoắn sẽ “treo cao” hơn so với bên đối diện. Trẻ có thể bị sốt sau khi bị xoắn tinh hoàn vài giờ, nôn,.. khi này trẻ cần được cấp cứu kịp thời

Hậu quả xoắn tinh hoàn ở trẻ em nếu không được xử trí kịp thời

Bệnh xoắn tinh hoàn rất dễ bị chẩn đoán nhầm lẫn với bệnh viêm tinh hoàn vì các triệu chứng khá giống nhau. Do đó, nhiều trường hợp trẻ bị xoắn tinh hoàn được phát hiện chậm trễ dẫn đến tinh hoàn bị hoại tử, không có khả năng bảo tồn và phải tiến hành cắt bỏ tinh hoàn hoại tử, cố định tinh hoàn còn lại, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng sinh sản của trẻ.

xoắn tinh hoàn ở trẻ em không được xử trí kịp thời có thể phải cắt bỏ tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn khiến tinh hoàn không được cung cấp máu, lâu dần gây hoại tử tinh hoàn, phải cắt bỏ tinh hoàn, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này. (ảnh minh họa)

Chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn ở trẻ em

Chẩn đoán

Chẩn đoán xoắn tinh hoàn thường dựa vào thăm khám lâm sàng với bác sĩ có kinh nghiệm kết hợp với siêu âm Doppler màu hoặc thăm dò đồng vị phóng xạ. Các bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm sẽ phân biệt xoắn tinh hoàn với các bệnh lý tương tự như thoát bị bẹn, viêm tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn, viêm nhiễm cấp tính, áp xe da vùng ống bẹn, bìu.

Một điểm quan trọng là tinh hoàn bị kéo lên cao phía lỗ bẹn nông, nắn vào tinh hoàn trẻ đau và đau khi nắn dọc theo ống bẹn. Đây là một triệu chứng quan trọng để chẩn đoán.

Điều trị xoắn tinh hoàn

Phẫu thuật mổ tháo xoắn tinh hoàn là biện pháp được chỉ định để xử trí hiện tượng xoắn tinh hoàn, giúp bảo tồn được tinh hoàn. Phẫu thuật nên được tiến hành càng sớm càng tốt (tốt nhất là dưới 12 tiếng tính từ khi có hiện tượng đau, sưng bìu). Nếu không được mổ tháo xoắn kịp thời, bệnh nhân không những không giữ được tinh hoàn mà còn ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này của trẻ.

bác sĩ khuyến cáo

Các bác sĩ Nhi khoa và Ngoại khoa tại Thu Cúc khuyến cáo các bậc phụ huynh: khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như sưng, đau vùng bìu và tinh hoàn, cần đưa con đến các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa càng sớm càng tốt, để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Trên đây là những thông tin tham khảo, để biết các phương pháp chẩn đoán và điều trị tại Hệ thống y tế Thu Cúc hay muốn đặt lịch khám cho bé, xin vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Từ khóa » Hiện Tượng Xoắn Dây Tinh Hoàn