Xoắn Tinh Hoàn

Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu nam khoa thường gặp, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp chủ yếu ở thanh thiếu niên và trẻ em, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ hoại tử và cắt bỏ tinh hoàn. Vậy xoắn tinh hoàn là gì, biểu hiện và điều trị như thế nào? Bài viết được chia sẻ dưới đây để các bậc phụ huynh và mọi người hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhằm tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

1. Định nghĩa:

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng tinh hoàn bị xoắn quanh trục của nó làm cản trở và tắc nghẽn mạch máu nuôi tinh hoàn dẫn đến phù nề, sung huyết, thiếu máu và hoại tử tinh hoàn.

“Xoắn tinh hoàn quanh thừng tinh”

2. Phân loại:

Xoắn tinh hoàn được chia làm 2 nhóm chính.

  • Xoắn ngoài tinh mạc: thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh do dây chằng bìu cố định không hoàn toàn vào vách bìu làm tinh hoàn xoay tự do trong bìu.
  • Xoắn trong tinh mạc: thường gặp ở thanh thiếu niên, do tinh mạc bám cao vào thừng tinh, cho phép tinh hoàn xoay quanh thừng tinh như quả lắc (giống như chuông xoắn quanh cuống).

3. Chẩn đoán – Đau vùng bìu là triệu chứng đầu tiên của xoắn tinh hoàn gặp ở 80% bệnh nhân, đau thường xuất hiện đột ngột và tăng dần – Xoắn tinh hoàn thường xảy ra trong lúc ngủ. Thể điển hình gặp ở trẻ lớn. – Tuổi: thường gặp ở người trẻ và trẻ em, người cao tuổi hiếm gặp hơn. – Đau bìu: xuất hiện đột ngột, đau dữ dội lan dọc theo thừng tinh, ống bẹn và hố chậu. – Sưng bên tinh hoàn bị xoắn. – Khám thực thể:

+ Tinh hoàn sưng, sờ nắn đau nhiều đặc biệt khi nâng tinh hoàn lên cảm giác đau bìu tăng lên. + Tinh hoàn nằm co rút lên cao hơn so với bên đối diện ( do thừng tinh xoắn bị rút ngắn lại sẽ kéo tinh hoàn cao lên). + Nếu bệnh nhân đến sớm thăm khám có thể sờ thấy nút xoắn. khó sờ thấy mào tinh.

-Siêu âm :

+ Siêu âm Doppler bìu cho biết giảm hoặc không có dòng máu tới tinh hoàn.

+ Tuy nhiên ở trẻ nhỏ khi tinh hoàn bình thường Doppler cũng không phát hiện được dòng máu trong tinh hoàn.

– Chẩn đoán phân biệt: + Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Đây là chẩn đoán phân biệt quan trong nhất. Vì nếu viêm tinh hoàn vào mào tinh thì điều trị nội khoa, còn xoắn tinh hoàn chỉ định phẫu thuật cấp cứu nếu không tinh hoàn sẽ hoại tử. Bảng chẩn đoán phân biệt giữa xoắn tinh hoàn và viêm tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn Viêm tinh hoàn- mào TH
Khởi phát Đột ngột Thường vài ngày
Vị trí tinh hoàn Cao hơn bên kia Không thay đổi
Mào tinh hoàn Khó sờ thấy Sờ thấy và nhạy cảm
Nhiễm khuẩn niệu Không có Có thể có
Nâng bìu Đau tăng Đau giảm
Sốt Thường không có Có thể có

+ Xoắn mấu phụ tinh hoàn: Đây là bệnh hiếm gặp. Siêu âm Doppler bìu giúp chẩn đoán xác định, phẫu thuật không cần đặt ra vì mấu phụ sẽ hoại tử và tự teo. + Thoát bị bẹn nghẹt: Siêu âm bìu sẽ thấy hình ảnh ống tiêu hóa hoặc mạc nối trong túi thoát vị.

4. Điều trị:

  • Khi nghi ngờ có xoắn tinh hoàn nên phẫu thuật để cứu tinh hoàn càng sớm càng tốt.
  • Thời gian cứu tinh hoàn xoắn: tốt nhất trước 6 giờ.
  • Nếu bệnh nhân tới muộn (trên 24h) phẫu thuật được chỉ định nhưng khó giữ được tinh hoàn.
  • Các biện pháp bảo tồn tinh hoàn trong khi mổ: + Ủ ấm tinh hoàn + Nhỏ thuốc tê Novocain lên thừng tinh + Rạch mở bao trắng giải áp – Phẫu thật cắt bỏ đặt ra khi tinh hoàn hoại tử rõ.
  • Cố định tinh hoàn sau tháo xoắn và cố định tinh hoàn còn lại dự phòng xoắn. Kết luận:
  • Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu cần phẫu thuật sớm để bảo tồn tinh hoàn.
  • Xoắn tinh hoàn dễ nhầm với viêm tinh hoàn.
  • Cố định tinh hoàn sau tháo xoắn đồng thời nên cố định tinh hoàn còn lại để dự phòng xoắn.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ với chúng tôi theo địa chỉ:

CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ

Địa chỉ: Số 469, Nguyễn Trãi, Võ Cường, TP Bắc Ninh

Liên hệ khám chữa bệnh: 02223.858.999

Website:https://benhvienquoctehoanmy.vn/

Từ khóa » Hiện Tượng Xoắn Dây Tinh Hoàn