Nhân Dân Là Gì? Vai Trò Của Nhân Dân - Luật Hoàng Phi
Mục lục bài viết
- Nhân dân là gì?
- Đặc trưng của nhân dân
- Vai trò của nhân dân đối với việc phát triển kinh tế -xã hội
Nhân dân, quần chúng, người dân, dân tộc là những khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong đời sống hằng ngày. Vậy nhân dân là gì?, vai trò của nhân dân là vô cùng quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước.
Mời quý vị tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ các vướng mắc trên.
Nhân dân là gì?
Nhân dân là một khái niệm rất rộng, chỉ tập hợp những người thuộc mọi tầng lớp, giai cấp cùng sinh sống trong một vị trí địa lý nhất định. Nhân dân có thể được hiểu là công dân trong văn bản quy phạm pháp luật, cũng có thể được hiểu là dân tộc. ( Ví dụ nhân dân Việt Nam cũng chính là dân tộc Việt Nam)
Nhân dân theo định nghĩa công dân thì là người mang quốc tịch của một quốc gia nào đó. Điều kiện để được cấp quốc tịch tùy thuộc vào chính sách pháp luật của từng quốc gia.
Nhân dân là gốc rễ của một quốc gia, dân tộc, là nền tảng phát triển của một quốc gia. Nhà nước lập ra để phục vụ nhân dân, nhân dân là chủ thể lập ra nhà nước( trong xã hội dân chủ).
Trong thể chế Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan quyền lực Nhà nước là đại diện cho tiếng nói của quần chúng nhân dân. Bác Hồ đã từng nói Đảng và Nhà nước ta là của dân, do dân, vì dân.
Mọi chế độ chính sách pháp luật đều phải được hướng tới lợi ích của dân, đảm bảo cho dân được sống trong môi trường lành mạnh, an toàn lao động sản xuất hưởng độc lập tự do thái bình.
Ngày nay quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được nâng cao khi chính sách pháp luật dân cũng được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Dân có quyền bầu cử, ứng cử vào vị trí lãnh đạo trong cơ quan nhà nước. Đại biểu quốc hội, cán bộ, công chức, viên chức phải chịu sự giám sát của nhân dân, nhân dân có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi sai trái của cá nhân, tập thể vi phạm pháp luật.
Đặc trưng của nhân dân
Nhân dân có những đặc trưng sau đây:
– Nhân dân là toàn thể cộng đồng người (nghĩa rộng, hiểu thông thường) hoặc cộng đồng người chiếm đa số trong xã hội (theo nghĩa hẹp, cách hiểu khoa học chặt chẽ).
– Nhân dân là công đồng người được gắn kết chặt chẽ thành thể thống nhất bởi mẫu số chung. Mẫu số chung này khác nhau trong nhiều quan niệm.
– Nhân dân là phạm trù chính trị – xã hội có tính lịch sử, vừa mang tính công đồng xã hội vừa mang tính giai cấp. Thành phần trong nhân dân có sự thay đổi và luôn khác biệt về giai cấp, tầng lớp.
Đảng Cộng sản Việt Nam quan niệm Nhân dân là toàn thể dân tộc, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, vị thế xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo…cùng tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong sự đồng thuận, thống nhất, đoàn kết toàn dân, lực lượng nền tảng, nòng cốt là giai cấp công nhân, giai nông dân và tầng lớp trí thức.
Vai trò của nhân dân đối với việc phát triển kinh tế -xã hội
Sau khi giải thích về định nghĩa nhân dân là gì?, thì trong nội dung của phần này chúng tôi sẽ đề cập tới nội dung nhân dân có vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước, cụ thể:
Từ xa xưa, buổi đầu lập nước, Các vị vua Hùng đã biết chú trọng quan tâm đến đời sống, tiếng nói của nhân dân, hiểu được lòng dân để xây dựng đất nước hùng mạnh. Thời kỳ phong kiến, vị quân vương nào mà có chế độ đàn áp dân chúng thì nền kinh tế của đất nước sa sút, sớm muộn gì cũng bị nhân dân đứng lên đấu tranh lật đổ chính quyền.
Đến thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ vai trò của nhân dân càng được thể hiện rõ nét hơn khi đội quân đánh giặc chính là từ quần chúng nhân dân, thời kỳ này không phân biệt tuổi tác, giới tính chỉ cần ” giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.
Thời Mỹ thuộc, chúng ta bị chia cắt hai miền, tình đoàn kết, vai trò sức mạnh của quần chúng nhân dân càng được khắc hoạ rõ nét hơn khi mà miền Bắc vừa tăng gia sản xuất, vừa viện trợ người, lương thực, vũ khí cho tiền tuyến Miền Nam thân yêu.
Hình ảnh những cô gái mở đường, người bộ đội cụ hồ với chiếc xe đạp thồ vận chuyển tư trang qua tuyến đường Hồ Chí Minh để chi viện cho Miền Nam đã trở thành những hình ảnh đẹp cho sức mạnh, vai trò của quần chúng nhân dân. Những hình ảnh đẹp đó được khắc ghi trong lời thơ, lời ca đi cùng năm tháng.
Trong thời bình, nhân dân là lực lượng sản xuất chính, tạo ra của cải, thu nhập cho xã hội, đóng thuế cho nhà nước, tạo ra tổng nguồn thu quốc nội cho một quốc gia.
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, một quốc gia của tầng lớp nhân dân được chú trọng giáo dục đào tao có trình độ chuyên môn cao thì sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải thu nhập hơn cho xã hội, ngân sách Nhà nước cũng tăng, đời sống nhân dân của tăng lên. Đó là lý do vì sao từ rất sớm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.
Một quốc gia có phồn thịnh hay không chỉ cần nhìn vào chỉ số đời sống của người dân quốc gia đó là biết, nhân dân chính là biểu hiện mạnh mẽ nhất cho sự phồn vinh của một quốc gia, dân tộc. Do đó trong công cuộc xây dựng đất nước, mỗi quốc gia đều phải xây dựng đường lối chính sách hợp lý để phục vụ tốt nhất cho nhân dân, “gốc rễ” của một dân tộc, một đất nước.
Trên đây là thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc về từ khóa” nhân dân là gì?”. Hi vọng thông qua nội dung bài viết này bạn đọc có thể hiểu cơ bản khái niệm “nhân dân” và vai trò của nhân dân đối với sự phát triển của một quốc gia, dân tộc.
Từ khóa » Dân Là Gì Nhân Dân Là Gì
-
Nhân Dân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhân Dân Là Gì ? Vị Trí, Vai Trò Của Nhân Dân Trong Sự Nghiệp Cách ...
-
Nhân Dân Là Gì? Phân Tích Tư Tưởng Nhà Nước Của Dân - Do Dân
-
Nhân Dân Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Công Ty Luật ACC
-
Nhân Dân Là Gì? Khái Niệm Nhân Dân? - Học Luật OnLine
-
Dân Là Ai? :: Suy Ngẫm & Tự Vấn
-
Từ điển Tiếng Việt "nhân Dân" - Là Gì? - Vtudien
-
Dân Là Chủ Và Dân Làm Chủ Trong Tư Tưởng Hồ Chí Minh
-
“Dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân Kiểm Tra, Dân Giám Sát, Dân Thụ ...
-
Tìm Hiểu Quan Niệm Về Nhân Dân Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Qua “Di ...
-
Quân đội Nhân Dân Là Gì? Chức Năng Nhiệm Vụ Của Quân đội Nhân ...
-
Công Dân Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Định Nghĩa Lại Nhân Dân Trong Hiến Pháp - Radio Free Asia