Nhãn Hiệu Hàng Hoá Là Gì? - Sở KHCN Đắk Nông
Có thể bạn quan tâm
So Khoa hoc & Cong nghe Dak Nong
- Home
- Giới thiệu
- Giới thiệu tổng quan
- Ban lãnh đạo
- Phòng chuyên môn
- Văn phòng Sở
- Thanh tra Sở
- Phòng quản lý Khoa học
- Phòng Quản lý Công nghệ và Sở hữu trí tuệ
- Phòng Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
- Trung tâm Thông tin, Kỹ thuật và Ứng dụng Khoa học Công nghệ
- Phòng Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- Tin tức
- Hoạt động KHCN trong tỉnh
- Tin KHCN trong nước
- Tin KHCN nước ngoài
- CSDL KHCN
- Tập san
- Thanh Tra
- Nhãn hiệu hàng hóa
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN
- Danh mục NV KHCN hằng năm
- Văn bản
- Văn bản pháp quy
- Văn bản điều hành
- Cải cách hành chính
- Tình hình thực hiện CCHC
- Danh mục TTHC
- Danh mục Thủ tục hành chính thực hiện qua Bưu chính công ích
- Hướng dẫn hoạt động KH&CN
- Đăng ký nhiệm vụ KH&CN
- Đăng ký tham gia đề án Hỗ trợ DNVVN KNST tỉnh Đắk Nông đến năm 2025
- Hồ sơ xét sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh
- Video Clip
- Chương trình SHTT
- KHCN với đời sống
- Dịch vụ công trực tuyến
- Liên hệ
- Skip to content
Tue12032024
Nhãn hiệu hàng hoá là gì?
- | In bài này |
- Twitter Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa cụ thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.Nhãn hiệu hàng hoá gồm: Nhãn hiệu hàng hoá gắn vào sản phẩm, bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau; Nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác nhau. - Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá có thể là: Chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ được viết cách điệu; Hình vẽ, ảnh chụp; Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp. - Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá phải: Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết; Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (đơn nhãn hiệu hàng hoá) tại Cục SHCN hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá; Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá được coi là nổi tiếng. - Dấu hiệu không được công nhận là nhãn hiệu hàng hoá: Các dấu hiệu không có khả năng phân biệt như các hình và hình học đơn giản, các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm, ..., trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận một cách rộng rãi; Các dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công dụng hoặc chất lượng của hàng hoá; Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm sản xuất, tên gọi thông thường của sản phẩm, ... Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá được gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá”. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần là 10 năm. Quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (đơn nhãn hiệu hàng hoá) dùng cho sản phẩm hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh; Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên; Đối với nhãn hiệu hàng hoá tập thể, quyền nộp đơn thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá tương ứng. Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn. Cần làm gì trước khi đăng ký nhãn hiệu Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của Nhãn hiệu Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu đã thuộc quyền của người khác : Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi; Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả. Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền). Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất - là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký. Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây: - Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu công nghiệp phát hành hàng tháng; - Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu công nghiệp); - Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng Internet - Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính. Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Bộ hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải bao gồm các tài liệu sau đây: - Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (Tờ khai), làm theo Mẫu do Cục Sở hữu công nghiệp ban hành, gồm ba (3) bản; - Quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể, gồm một (1) bản; - Mẫu nhãn hiệu hàng hoá, gồm mười lăm (15) bản; - Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ...), gồm một (1) bản; - Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động, ...), gồm một (1) bản; - Giấy uỷ quyền, nếu cần; - Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản; - Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó, gồm một (1) bản; - Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên nhãn hiệu có sử dụng các biểu tượng, tên riêng, ... quy định điểm g, khoản 2, Điều 6, Nghị định 63CP (Dấu hiệu, tên gọi (bao gồm cả ảnh, tên, biệt hiệu, bút danh), hình vẽ, biểu tượng giống hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với hình Quốc kỳ, Quốc huy, lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, địa danh, các tổ chức của Việt Nam cũng như của nước ngoài, nếu không được các cơ quan, người có thẩm quyền tương ứng cho phép), gồm một (1) bản; - Chứng từ nộp phí nộp đơn, gồm một (1) bản. Các tài liệu trên phải nộp đồng thời. Riêng các tài liệu sau đây có thể nộp trong thời hạn ba (3) tháng tính từ ngày nộp đơn: - Bản gốc Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao; - Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, kể cả bản dịch ra tiếng Việt. Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt, thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa, thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt. Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu, thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ , từ ngữ đó. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc chữ số La mã, thì phải dịch ra chữ số ả-rập. Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm, thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm. Danh mục các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp hoặc cùng loại với sản phẩm, dịch vụ được phép kinh doanh như đã nêu trong Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải được phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về Sản phẩm, Dịch vụ (theo Thoả ước Nixơ). Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các Mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm, và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc,thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Địa chỉ của Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hoá: Cục Sở hữu trí tuệ, 386 Nguyễn Trãi Hà Nội Tài khoản: 920.90.006 Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân Tổ chức, cá nhân Việt Nam có quyền tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, hoặc có thể (không bắt buộc) thông qua dịch vụ trung gian của một Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, thay mặt mình làm và nộp đơn. Tổ chức, cá nhân nước ngoài không thường trú hoặc không có đại diện hợp pháp, không có cơ sở kinh doanh thực thụ ở Việt Nam nộp đơn thông qua việc uỷ quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Lệ phí đăng ký nhãn hiệu có thể được nộp bằng tiền mặt, séc chuyển khoản hoặc uỷ nhiệm chi cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu hàng hoá : Xét nghiệm hình thức Đơn yêu cầu cấp Giáy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn. Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung, các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp. Thời hạn xét nghiệm hình thức là 03 tháng kể từ ngày đơn đến Cục Sở hữu Trí tuệ. Công bố đơn Các đơn nhãn hiệu hàng hoá đã được công nhận là đơn hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Công báo này được ấn hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp bản in Công báo và phải trả tiền mua Công báo. Xét nghiệm nội dung Việc xét nghiệm nội dung được tiến hành khi đơn đã được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn đã nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định. Thời hạn xét nghiệm nội dung đơn Nhãn hiệu hàng hoá là 09 tháng tính từ ngày thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Mục đích của việc xét nghiệm nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Đăng bạ Căn cứ vào kết quả xét nghiệm nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn kết quả xét nghiệm và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ . Nếu Người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên, thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho Người nộp đơn, đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ. Nếu Người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu, thì đơn coi như bị rút bỏ. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ Người có quyền khiếu nại: Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ; Bất người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định. Thủ tục khiếu nại: Nội dung khiếu nại phải được thể hiện thành văn bản, trong đó phải nêu rõ họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần được bảo hộ nêu trong đơn; nội dung, lý lẽ, dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc kết luận liên quan; Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày ra Quyết định hoặc Thông báo. Đơn khiếu nại nộp sau thời hạn nêu trên không được xem xét. Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Người khiếu nại. Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ, Người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại
- Báo cáo Kết quả kiểm tra về đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 - 31/01/2024 17:01
- Kế hoạch Kiểm tra về đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 - 17/01/2024 17:05
- Quyết định Kiểm tra về đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 - 17/01/2024 17:01
- Báo cáo kết quả kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn, chất lượng và ghi nhãn hàng hóa lưu thông trên thị trường năm 2023 - 02/11/2023 14:15
- Thủ tục đăng ký nhãn hiệu - 14/07/2015 08:02
- Một số khái niệm cơ bản về sở hữu trí tuệ - 23/04/2015 10:53
Thông báo
Giấy mời, tài liệu
- Thông báo về việc đăng ký tham gia Chương trình xét và vinh danh “Doanh nghiệp Việt Nam điển hình sáng tạo lần thứ 7” năm 2024 Post: 2024-11-08
- Công văn về việc đề nghị góp ý dự thảo Quyết định sửa đổi một số Điều cāa Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND ngày 13/02/2018 của UBND Tỉnh Đắk Nông Post: 2024-11-08
- Về việc khảo sát nhu cầu công nghệ và đăng ký tư vấn chuyên gia tại Techmart 2024 Post: 2024-11-07
- Thông báo kết quả trúng tuyển Viên chức năm 2024 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông Post: 2024-10-30
- Thông báo về việc đăng ký tham gia Cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST 2024 Post: 2024-10-25
- Giấy mời tham dự khai mạc Kỳ xét tuyển viên chức năm 2024 và phỏng vấn, sát hạch thí sinh đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 Post: 2024-10-24
- Giấy mời họp Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh "Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin giá đất cho thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông" Post: 2023-12-15
- Họp Hội đồng tư vấn đánh giá, tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh Post: 2023-09-11
- Giấy mời họp Hội đồng tư vấn đánh giá, tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển liên kết sản xuất và kết nối tiêu thụ một số sản phẩm nông sản chủ lực và tiềm năng trên địa b Post: 2023-08-21
- Giấy mời Họp Hội đồng tư vấn đánh giá, tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đề tài Lá bơ Post: 2023-07-26
Liên kết website
Tin mới
Các tin khác
Từ khóa » Trình Bày Có Nghĩa Gì
-
Trình Bày - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Trình Bày - Từ điển Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "trình Bày" - Là Gì?
-
Trình Bày Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Trình Bày – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trình Bày Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Từ Điển - Từ Trình Bày Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
[PDF] Kỹ Năng Trình Bày
-
[PDF] Bảng Chú Giải Thuật Ngữ Các định Nghĩa - IFAC
-
TRÌNH BÀY - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Trình Bày Với Phụ đề Theo Thời Gian Thực, Tự động Hoặc Phụ đề Trong ...
-
Hướng Dẫn Thể Thức Và Kỹ Thuật Trình Bày Văn Bản Hành Chính
-
Hướng Dẫn Cách Trình Bày Văn Bản CHUẨN Nghị định 30
-
KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN MIỆNG