Nhân Hóa Là Gì? Có Mấy Kiểu Nhân Hóa? Ví Dụ Về Từng Loại

nhân hóa là gì Nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa? Ví dụ về từng loại3.5 (70%) 6 votes

Nhân hóa là gì thì lớp 3 chúng ta đã được tìm hiểu. Và trong chương trình Ngữ Văn 6, khái niệm nhân hóa được nhắc lại và củng cố mở rộng. Nếu bạn nào lỡ quên phần kiến thức quan trọng này thì trong bài viết sau, chúng tôi sẽ tổng kết khái niệm nhân hóa, các cách nhân hóa cùng những ví dụ cụ thể về những hình ảnh nhân hóa quen thuộc trong đời sống nhằm giúp bạn nắm vững kiến thức về biện pháp tu từ quan trọng này nhé!

nhân hóa là gì

Nội dung chính

  • Khái niệm nhân hóa là gì?
    • Tác dụng phép nhân hóa 
    • Ví dụ về các hình ảnh nhân hóa
    • Nhận biết biện pháp nhân hóa trong câu
  • Các cách nhân hóa
    • Dùng các từ nhân xưng, dùng gọi người để gọi vật
    • Dùng từ chỉ hoạt động của người dành cho vật
    • Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
  • Bài tập về phép nhân hóa

Khái niệm nhân hóa là gì?

Nhân hóa là biện pháp tu từ mà người viết sẽ miêu tả đồ vật, cây cối hay các hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ thường được sử dụng cho con người. Biến những vật vô tri vô giác trở nên có hồn cùng suy nghĩ sống động hơn.

Tác dụng phép nhân hóa 

nhân hóa là gì
Tác dụng phép nhân hóa là gì?
  • Biện pháp nhân hóa biến đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi với cuộc sống con người, giúp con người trở nên yêu và quý thiên nhiên, động vật hơn.
  • Biện pháp nhân hóa giúp biểu hiện chân thật những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài động vật, thiên nhiên.

Ví dụ về các hình ảnh nhân hóa

Sau khi các bạn tìm hiểu về khái niệm nhân hóa là gì, hãy đến với phần đưa ra ví dụ các hình ảnh nhân hóa. Cùng tham khảo các ví dụ về nhân hóa bên dưới để có thể hiểu chính xác về phép tu từ nhân hóa nhé!

  • Ví dụ: Quê em có dòng sông uốn quanh cánh đồng lúa chín.

=> Hình ảnh nhân hóa: Con sông

Nhân hóa miêu tả hình dáng của con sông như biết uốn lượn.

  • Ví dụ: Mèo con buồn rầu nằm dưới mái hiên.

=> Hình ảnh nhân hóa: mèo còn buồn rầu

Dùng từ ngữ chỉ tâm trạng của con người để miêu tả trạng thái của con mèo

  • Ví dụ: Bến cảng lúc nào cũng tấp nập, tàu mẹ, tàu con nối đuôi nhau cập bến cảng.

=> Hình ảnh nhân hóa: Tàu

Hình ảnh “tàu mẹ”, “tàu con”, dùng phép nhân hóa để biến cảnh trở nên sinh động, gần gũi tựa như hình ảnh những con người đang lao động hăng say.

Nhận biết biện pháp nhân hóa trong câu

Biện pháp nhân hóa rất dễ nhận biết nhưng đối với học sinh có thể gặp đôi chút khó khăn. Cùng tham khảo một số lưu ý giúp bạn nhận biết phép nhân hóa trong câu.

  • Thứ nhất. trong câu/đoạn văn có các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của con người.
  • Thứ hai, trong câu/đoạn văn nói về vật nhưng có sử dụng các từ xưng hô của con người: ông, bà, anh, chị, cô, dì, chú, bác…

Để phân tích và nhận biết được đâu mới là biện pháp tu từ nhân hóa, các bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chỉ ra dấu hiệu bao gồm sự vật, hiện tượng hay loài vật nào được nhân hóa và từ ngữ nào được sử dụng để nhân hóa.

Bước 2: Nêu tác dụng của từ ngữ sử dụng để nhân hóa đó.

  • Đối với việc miêu tả sự vật: Có tác dụng làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.
  • Đối với sự việc, hành động biểu thị tư tưởng, tình cảm: Tác dụng mà tư tưởng, tình cảm của sự vật hay của tác giả muốn nói đến.

Các cách nhân hóa

các cách nhân hóa
Các cách nhân hóa phổ biến thường gặp

Dùng các từ nhân xưng, dùng gọi người để gọi vật

Gọi vật bằng các từ dành cho người như bác, anh, em, cậu, bạn…

Ví dụ: chú dế mèn, ông mặt trời, chị sáo sậu, bác chim ri…

Dùng từ chỉ hoạt động của người dành cho vật

Dùng các từ ngữ chỉ hoạt động hay đặc tính của con người để miêu tả hoạt động, đặc tính của loài vật.

Ví dụ:

  • “Con đường uốn mình qua những cánh đồng lúa vàng rực rỡ”: Có“uốn mình” là từ ngữ chỉ hoạt động của con người
  • “Ông mặt trời ban phát tia nắng”: “ban phát” là hoạt động được sử dụng dành cho con người 
  • “Ông mặt trời trốn sau đám mây”: hành động “trốn” của con người được dùng để miêu tả cho vật là mặt trời.
  • “Mèo con buồn rầu ủ rũ nằm dưới mái hiên nhà”: tâm trạng “buồn rầu ủ rũ” vốn là từ dùng để diễn tả tâm trạng con người nhưng lại được dùng cho mèo con, biến động vật trở thành đối tượng có tình cảm, tâm tư riêng.
  • “Chim công trông mới thật đỏm dáng làm sao!”: tính từ “đỏm dáng” dùng để miêu tả vẻ đẹp phô trương, màu mè và sặc sỡ của công giống như những anh chàng đào hoa, hào nhoáng, thích chăm chút vẻ bề ngoài.

Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

Ví dụ: “Núi cao chi lắm núi ơi – Núi che mặt trời không thấy người thương!”

Tác dụng: Khiến cho sự vật là ngọn núi vô tri vô giác trở nên có hồn. Từ đó giúp người nói giãi bày suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình với ngọn núi.

Bài tập về phép nhân hóa

Đặt câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa với những hình ảnh sau:

1. Nhân hóa chiếc bút mực

2. Nhân hóa con mèo

3. Nhân hóa đồ dùng học tập

4. Nhân hóa hoa hồng

5. Nhân hóa chiếc lá

6. Nhân hóa con chó

Gợi ý bài làm

1. Nhân hóa chiếc bút mực

Anh bút mực kiệt sức sau một ngày làm việc không nghỉ.

2. Nhân hóa con mèo

Chú mèo Anh lông ngắn mặt đầy hằn học vì để tuột mất miếng bánh flan béo ngậy vào miệng con poodle.

3. Nhân hóa đồ dùng học tập

Vũ công ba lê compa chăm chỉ, miệt mài với những vòng xoay không mỏi.

4. Nhân hóa hoa hồng

Những bông hồng đua nhau tỏa ngát hương thơm trong lễ hội festival hoa hồng lần thứ 6.

5. Nhân hóa chiếc lá

Chiếc lá kia chẳng nỡ rời xa cây bạch đàn, bởi nó đã dành trọn quãng thanh xuân đẹp nhất đời mình với người bạn đời ấy.

6. Nhân hóa con chó

Con chó nhà hàng xóm được sắm áo lồng lộn, nhuộm lông đỏ sặc sỡ đỏm dáng đến mức không chú chó hàng xóm nào theo kịp.

>>> Bài viết tham khảo: Xảy ra hay sảy ra? Đâu là từ viết đúng chính tả

Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu được nhân hóa có nghĩa là gì, có mấy kiểu nhân hóa, cách nhận biết cũng như sử dụng biện pháp nhân hóa trong làm văn hiệu quả.

Từ khóa » Ví Dụ Nhân Hóa