Nhân Hóa Là Gì? Ví Dụ Và Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ Nhân Hóa
Có thể bạn quan tâm
Nhân hoá là một trong những biện pháp tu từ được các nhà văn, nhà thơ sử dụng cho các tác phẩm văn học tiếng việt của mình. Giúp các tác phẩm có những điểm nhấn về ý nghĩa hơn. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm kiến thức về biện pháp tu từ nhân hóa là gì? Có mấy cách nhân hóa và tác dụng của nó là gì nhé.
Mục lục
- 1 Khái niệm về biên pháp Nhân Hóa là gì?
- 2 Tác dụng của nhân hóa là gì?
- 2.1 Ví dụ về nhân hóa
- 3 Cách nhận biết phép tu từ nhân hóa
- 4 Một số biện pháp tu từ nhân hoá thường gặp
- 4.1 Dùng từ chỉ người để gọi sự vật
- 4.2 Dùng từ tả hành động, tính chất của người để miêu tả sự vật
- 4.3 Ví dụ tổng quát:
- 4.4 Xưng hô với vật như với con người
- 5 Một số bài tập hay về nhân hóa
Khái niệm về biên pháp Nhân Hóa là gì?
Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc miêu tả sự vật như đồ vật, cây cối, con vật… Bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp chúng trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn”.
Hiểu một cách nôm na, nhân hóa chính là nhân cách hóa đồ vật, cây cối, vậy nuôi để chúng có tên gọi, hành động, suy nghĩ, tình cảm, tính cách như con người. Phép nhân hóa được sử dụng rất rộng rãi đối với các tác phẩm văn học và đạt được hiệu quả khá cao.
Thường phép biện pháp tu từ nhân hóa thường xuất hiện ở khá nhiều các thể loại như: Thơ ca, tiểu thuyết,…
Tác dụng của nhân hóa là gì?
Nhân hóa có tác dụng làm cho các sự vật trở nên sống động và gần gũi với còn người. Nó được áp dụng khá nhiều trong các tác phẩm văn học nổi tiếng. Ngoài ra nó còn được áp dụng nhiều và rất hữu ích trong đời sống con người. Cụ thể tác dụng của nhân hóa như sau:
- Giúp các loại đồ vật, sự vật (cây cối) trở nên sinh động trong suy nghĩ và trở nên gần gũi hơn với con người
- Giúp các loại đồ vật, sự vật có thể biểu hiện được các suy nghĩ và bày tỏ tình cảm của con người.
Lưu ý: Trong đó, “sự vật” bao gồm con vật, cây cối, đồ vật hay các hiện tượng
Ví dụ về nhân hóa
“Dưới trăng quyên đã gọi hè / Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” (thuộc thể loại thơ ca)
Chim đỗ quyên là loài chim thường xuyên hót vào mùa hè. Hình ảnh nhân hóa “quyên gọi hè“, sự liên kết này khiến cho tứ thơ trở nên sinh động và bay bổng hơn. Với cách dùng thủ pháp nghệ thuật này, người đọc có thể cảm nhận như có thể nghe được bước đi của thời gian chuyển từ mùa xuân sang mùa hè.
Xem thêm bài viết về Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì?
“ Mấy cậu Tay, cậu Chân nhanh nhẹn quá” (Thuộc thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn)
Tay chân là một bộ phận trên cơ thể con người, hình ảnh nhân hóa là “Cậu” và “Nhanh Nhẹn”, khiến cho câu nói trở nên sinh động và trở nên đặc biệt hơn suy nghĩ người đọc.
Cách nhận biết phép tu từ nhân hóa
Không quá phức tạp, hay quá khó để nhận biết được phép tu từ nhân hóa ở trong một câu từ. Đơn giản trong một câu hoặc một đoạn văn có sử dụng các từ ngữ chỉ hoạt động, hoặc một trạng thái nào đó của con người. Hay là một câu, đoạn văn nói về một vật nào đó dùng các từ ngữ chỉ người chi tiết như: Anh, chị, cô, dì, chú, bác, ông, ba, mẹ,…
Bạn có thể dễ dàng nhận biết phép nhân hóa trong câu bằng các phương pháp trên.
Một số biện pháp tu từ nhân hoá thường gặp
Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính, được phân loại sử dụng khá nhiều sau:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
- Sử dụng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người. Để chỉ hoạt động hoặc tính chất của vật giống như người.
- Trò chuyện và xưng hô vật như người.
Cụ thể chi tiết về từng kiểu như sau:
Dùng từ chỉ người để gọi sự vật
Đây là một trong những hình thức khá phổ biến của biện pháp nhân hóa. Trong nhiều bài văn, các con vật thường được gọi bằng những đại từ chỉ người như:chú, chị ,ông,.. Cách gọi này khiến cho sự vật trở nên gần gũi, thân thuộc hơn rất nhiều.
Ví dụ: “Có cô chim sẻ nhỏ bay tới gần”
=> Dùng từ ngữ gọi con người “cô” để gọi tên con chim.
Dùng từ tả hành động, tính chất của người để miêu tả sự vật
Hình thức nhân hóa này mang lại hiệu quả nghệ thuật khá cao. Tạo nên nhiều tầng nghĩa, gợi hình, gợi ảnh và khiến các sự vật trở nên sống động hơn rất nhiều. Khiến cho lời văn, ý thơ tạo được ấn tượng trong lòng người đọc.
Ví dụ: “Những tán cây trong vườn trêu đùa với gió.”
Hành động “trêu đùa” là những hình ảnh chỉ con người. Phép biện hóa nhân hóa được sử dụng bằng cách tạo nên tính cách cho sự vật. Cụ thể đó là những tán cây có tình cảm, có cảm xúc. Đồng thời tạo ra nhiều tầng nghĩa khác nhau. Không đơn giản, chỉ là việc tả tán cây và gió mà biện pháp nhân hóa còn giúp câu văn mang thêm những hàm nghĩa sâu xa khác.
Ở kiểu nhân hóa “tả” sự vật này có 4 kiểu tả thường gặp như: tả hành động, tả tâm trạng, tả ngoại hình và diễn tả tính cách.
Ví dụ tổng quát:
Tả hành động: “Gấu con thấy vậy òa khóc nức nở”
=> Hành động “òa khóc” của các em bé được dùng để miêu tả gấu con.
Tả tâm trạng: “Hoa buồn rầu ủ rũ chẳng còn thiết tỏa hương”
=> “buồn rầu ủ rũ” vốn được dùng tả người, được đem ra tả những bông hoa khiến chúng như có tình cảm tâm tư riêng biệt.
Tả ngoại hình: “Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai”
=> “uốn mình” được sử dụng để miêu vẻ vẻ đẹp mềm mại của con sông.
Tả tính cách: “Dòng sông mới điệu làm sao”
=> Ở ví dụ này, sự êm dịu của dòng sông được miêu tả cả từ “điệu” vốn thường dùng để nhắc về các cô gái thướt tha yểu điệu.
Xưng hô với vật như với con người
Cách xưng hô với vật như với con người là một trong những hình thức biện pháp nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.
Ví dụ:
“Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”
Người viết trò chuyện với “nhện” như một con người. Thực chất là đang độc thoại với chính bản thân mình về nỗi nhớ quê hương. Hình ảnh như có sức gợi hơn. Nêu bật lên được tâm trạng cô đơn, lẻ chiếc của tác giả nơi nơi đất khách.
Một số bài tập hay về nhân hóa
Sau đây là một số bài tập để luyện tập và ôn tập về phép tu từ nhân hóa mà chúng tôi tuyển chọn.
Bài 1: Hãy chỉ ra và nêu một số tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
“Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.”
Bài 2: Tìm phép nhân hóa trong các câu thơ sau:
“Vì Sương trên núi bạc
Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa”
Hãy để lại bình luận phía dưới, nếu bạn đã hiểu được và có những đáp án cho những bài tập trên của chúng tôi nhé.
Biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng rất nhiều trong môn Ngữ Văn. Đây là một cách dùng từ rất hay được nhiều nhà văn lỗi lạc sử dụng và tạo điểm nhấn cho tác phẩm của mình, các bạn có thể áp dụng nó cho tác phẩm của mình. Hy vọng với bài viết chia sẻ kiến thức này, các bạn sẽ hiểu hơn về biện pháp nhân hoá.
Hy vọng, với nội dung bài viết và những bài tập trên. Đã giúp các bạn hiểu được Một số biện pháp tu từ nhân hoá thường gặp. Và hiểu hơn về khái niệm phép tu từ nhân hóa là gì?.Hãy nhấn theo dõi 35express để cập nhập những thông tin bổ ích nhé!
Bạn có thểm tham khảo thêm nhân hóa là gì? qua các từ khóa sau: Lớp 4, lớp 5, lớp 6, tiếng anh là gì, soạn bài, chương trình, phản biện, tôn giáo…
Từ khóa » Ví Dụ Nhân Hóa
-
Nhân Hóa Là Gì? - Ví Dụ Về Nhân Hóa
-
Nhân Hóa Là Gì? Ví Dụ, Phân Loại Nhân Hóa
-
Nhân Hóa Là Gì? Ví Dụ Về Nhân Hóa - Luật Hoàng Phi
-
Nhân Hóa Là Gì? Có Mấy Kiểu Nhân Hóa? Ví Dụ Về Từng Loại
-
Nhân Hóa Là Gì? Có Mấy Kiểu Nhân Hóa Và Ví Dụ
-
Nhân Hóa Là Gì ? Lấy Ví Dụ ? Có Mấy Kiểu Nhân Hóa ? Tác Dụng Của ...
-
Biện Pháp Nhân Hóa Là Gì? Một Số Ví Dụ Và Các Hình Thức Của Nhân ...
-
Nhân Hóa Là Gì? Xác định Biện Pháp Nhân Hóa Trong Câu
-
Nhân Hóa Là Gì? Các Kiểu Nhân Hóa, Ví Dụ Về Phép Nhân Hóa
-
Nhân Hóa Là Gì? Tác Dụng Của Nhân Hóa Là Gì? Cho Ví Dụ Minh Họa
-
Nhân Hóa Là Gì? Tác Dụng Của Nhân Hóa | Ví Dụ Cụ Thể
-
Nhân Hóa Là Gì? Các Hình Thức Nhân Hóa Và Ví Dụ Minh Họa
-
Biện Pháp Tu Từ Nhân Hóa Là Gì? Các Hình Thức Và Ví Dụ Của Nhân Hóa
-
Nhân Hóa Là Gì? Các Kiểu Nhân Hóa Và Lấy Ví Dụ - Rửa Xe Tự động