Nhân Một Trường Hợp Chấn Thương Niệu đạo Trước
Có thể bạn quan tâm
Khoa Ngoại lồng ngực tiết niệu
1. Giới thiệu bệnh nhân:
Bệnh nhân nam 42 tuổi vào viện vì bị ngã, đạp vùng tầng sinh môn vào bậc tam thềm. Ghi nhận lúc vào viện:
Bệnh nhân đau vùng tầng sinh môn, cầu bàng quang căng to, có máu tươi chảy ra từ miệng sáo thấm ướt quần. Dương vật, bìu và tần sinh môn không phát hiện phù nề, không phát hiện máu tụ.
Tại khoa cấp cứu bệnh nhân được được đặt sond niệu đạo nhưng không ra nước tiểu, không thấy ra máu miệng sáo.
2. Nguyên nhân – cơ chế chấn thương niệu đạo trước:
Niệu đạo trước là đoạn niệu đạo nằm trong vật xốp gồm hai phần: – Phần di động trước xương mu là niệu đạo dương vật, ít khi bị tổn thương chỉ bị giập vỡ khi dương vật bị bẻ lúc cương, bị cắt, bị vật nhọn chọc vào hoặc do bị chó hoặc lợn cắn. – Phần cố định là niệu đạo tầng sinh môn hay bị dập hoặc đứt. Nguyên nhân do ngã ngồi trên vật cứng như trượt ngã ngồi trên mạn thuyền, trên \ cầu thang hay xoạc chân trên dàn giáo. Trọng lượng cơ thể dồn xuống xương mu, tầng sinh môn bị ép giữa vật cứng và bờ dưới xương mu làm dập hay đứt niệu đạo. Do bị lực tác động mạnh trực tiếp vào tầng sinh môn: Cơ chế tương tự.
3. Chẩn đoán:
Trường hợp điển hình: Bệnh nhân té ngồi trên vật cứng, sau thấy đau chói tầng sinh môn và có ra máu ở lỗ sáo.
Sau chấn thương: Sau ngã ngồi trên vật cứng, bệnh nhân bị bí tiểu.
Thăm khám có máu ra ở lổ sáo:
- Tầng sinh môn có mảng máu bầm tím hình cánh bướm to hoặc nhỏ tùy mức độ, có thể có bìu sưng to bầm tím do tụ máu. Khi có dấu hiệu hình cánh bướm thì là triệu chứng chắc chắn có vỡ niệu đạo trước.
- Lấy ngón tay ấn nhẹ vào điểm niệu đạo ở tầng sinh môn, bệnh nhân thấy đau chói và có máu chảy ra ở niệu đạo.
- Khám bệnh nhân sẽ có cầu bàng quang.
Chẩn đoán vỡ niệu đạo trước chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng:
+ Bệnh nhân té trên vật cứng.
+ Đau chói tầng sinh môn; có dấu hiệu hình cánh bướm.
+ Máu ra ở lổ sáo.
+ Bệnh nhân bí tiểu, cầu bàng quang căng.
Để chẩn đoán xác định rõ thương tổn cần:
– Chụp niệu đạo ngược dòng + thuốc cản quang tràn ra ngoài niệu đạo. + Thuốc cản quang đọng ở tầng sinh môn. – Soi niệu đạo chẩn đoán đứt niệu đạo hoàn toàn hay không hoàn toàn. – Tuyệt đối không được thăm dò bằng Sonde tiểu vì có thể gây tổn thương thêm và dễ nhiễm khuẩn.
Tin mới hơn:- 27/09/2018 19:42 - Phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp cho các vấn…
- 26/09/2018 08:13 - Chẩn đoán và điều trị rắn lục đuôi đỏ cắn
- 26/09/2018 07:55 - Ung thư cổ tử cung (Phần cuối)
- 26/09/2018 07:26 - Điều trị tăng sinh tiền liệt tuyến lành tính bằng …
- 26/09/2018 07:14 - Bệnh cúm( Influenza)
- 25/09/2018 18:27 - Ung thư vùng đầu và cổ (Phần 4)
- 25/09/2018 17:53 - Tổng quan về Lymphoma Hodgkin
- 24/09/2018 13:34 - Sử dụng clip trong nội soi tiêu hóa
- 24/09/2018 13:03 - Liều thấp atropin cho trẻ ẹm cận thị
- 24/09/2018 12:41 - Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da (PCNL :Percutaneous…
Từ khóa » Giải Phẫu Niệu đạo Trước
-
Chấn Thương Niệu đạo - Health Việt Nam
-
Giải Phẫu Niệu đạo
-
Bệnh Học Ngoại Chấn Thương Niệu đạo
-
Khám Phá Cấu Tạo Niệu đạo ở Nam Giới Và Nữ Giới, Có Gì Khác Biệt?
-
Chấn Thương Tiết Niệu Cập Nhật Theo Guideline EAU-2019 (Phần 2)
-
Niệu đạo Có Chức Năng Gì? | Vinmec
-
Niệu đạo: Vị Trí, Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Bệnh Thường Gặp
-
Hẹp Niệu đạo ở Nam Giới: Nhận Biết, điều Trị Và Lưu ý
-
Phân đoạn Niệu đạo Nam
-
Tai Biến Nguy Hiểm Do Chấn Thương Niệu đạo Nam
-
SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU HỆ TIẾT NIỆU | BS ĐẶNG PHƯỚC ĐẠT
-
Xử Lý Kịp Thời Chấn Thương Niệu đạo Trước Tránh Những Biến Chứng ...
-
Tổng Quan Về Hệ Tiết Niệu Của Cơ Thể