SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU HỆ TIẾT NIỆU | BS ĐẶNG PHƯỚC ĐẠT
Có thể bạn quan tâm
Sơ lược về giải phẫu hệ tiết niệu, mỗi người có hai thận nằm sau phúc mạc hai bên cột sống. Mỗi thận có hai mặt (trước, sau), hai bờ (ngoài, trong), hai cực (trên, dưới), kích thước trung bình 12 x 6 x 3cm, nặng trung bình khoảng 150g.
Hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo.1
THẬN
Giải phẫu thuận
- Nhà tài trợ nội dung -1. Cấu trúc của thận
- Mỗi người có hai thận nằm sau phúc mạc hai bên cột sống. Mỗi thận có hai mặt (trước, sau), hai bờ (ngoài, trong), hai cực (trên, dưới), kích thước trung bình 12 x 6 x 3cm, nặng trung bình khoảng 150g.
- Thận là một tạng đặc, có nhu mô dày 1,5 – 1,8cm, bao phủ bên ngoài nhu mô thận là vỏ thận dai và chắc. Nhu mô thận được chia hai vùng: vùng vỏ ở ngoài và vùng tủy ở trong.
- Phần giữa của thận rỗng gọi là xoang thận, xoang thận chứa động mạch (ĐM), tĩnh mạch (TM), hệ thống đài bể thận, thần kinh và hạch bạch huyết. Các đài thận nhỏ tập trung thành đài lớn, các đài lớn được nối vào bể thận. Bể thận chia làm hai phần: bể thận nội xoang và bể thân ngoại xoang, được ngăn cách bởi rốn thận.
2. Liên quan của thận
+Phía trước.
– Thận phải: liên quan với tuyến thượng thận phải, gan, D2 tá tràng, đại tràng lên và một phần ruột non.
– Thận trái: liên quan với tuyến thượng thận trái, dạ dày, tụy, lách, đại tràng xuống và một phần ruột non.
+Phía sau: màng phổi qua cơ hoành, cơ vuông thắt lưng, cơ thắt lưng, cơ ngang bụng, xương sườn 11 – 12 và ba dây thần kinh dưới sườn (N12), chậu hạ vị và chậu bẹn (TL1).
+ Phía trong: rốn thận, TM thận, ĐM thận, bể thận, các sợi thần kinh.
+ Phía ngoài: ít quan trọng.
3. Mạch máu và thần kinh
- ĐM thận xuất phát từ ĐM chủ bụng, khi tới rốn thận thì chia hai nhánh (trước và sau). Các nhánh này thường chia thành năm nhánh nhỏ đi vào xoang thận: một nhánh đi phía trên, một nhánh đi phía sau trên, các nhánh còn lại đi phía trước bể thận. Các ĐM thận là những ĐM tận.
- TM thận bắt nguồn từ vỏ thận và tủy thận. Trong vỏ thận, TM bắt nguồn từ TM sao đổ vào các tiểu TM gian tiểu thùy. Trong tủy thận, TM bắt nguồn từ các tiểu TM thẳng. Các TM ở cả hai vùng thận sau đó đều đổ vào TM cung, tập trung về TM gian thùy, TM thận và cuối cùng đổ vào TM chủ dưới.
- Bạch mạch: các bạch mạch ở thận chủ yếu đổ vào các hạch bạch huyết quanh cuống thận.
- Thần kinh: thận được phân phối thần kinh từ các nhánh của đám rối thận thuộc hệ thần kinh tự chủ đi dọc theo ĐM thận.
NIỆU QUẢN
Giải phẫu niệu quản
Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, dài 25-30cm, đường kính ngoài 4-5mm, đường kính trong 2-3mm nhưng có thể căng rộng 7mm. Niệu quản chia ba đoạn.
- Niệu quản đoạn lưng.
- Niệu quản đoạn chậu.
- Niệu quản đoạn chậu hông và đoạn thành bàng quang.
BÀNG QUANG
Giải phẫu bàng quang
Bàng quang là một túi chứa nước tiểu nằm ngay sau khớp mu. Khi bàng quang rỗng, bàng quang nấp toàn bộ sau khớp mu. Khi bàng quang đầy nước tiểu nó vượt lên trên khớp mu, có khi tới sát rốn ngay sát thành bụng.
NIỆU ĐẠO
Giải phẫu niệu đạo
Niệu đạo nam: dài 14-16cm, chia làm hai phần.2
- Niệu đạo sau: dài 4cm, gồm niệu đạo tiền liệt tuyến và niệu đạo màng, xuyên qua cân đáy chậu giữa.
- Niệu đạo trước: dài 10-12cm, gồm niệu đạo dương vật, niệu đạo bìu và niệu đạo tầng sinh môn.
Niệu đạo nữ: cố định, dài 3cm, tương ứng với niệu đạo sau ở nam, liên quan chặt chẽ với thành trước âm đạo.
- Thận – Wikipedia tiếng Việt [↩]
- Atlas of Human Anatomy (Netter Basic Science) [↩]
Từ khóa » Giải Phẫu Niệu đạo Trước
-
Chấn Thương Niệu đạo - Health Việt Nam
-
Giải Phẫu Niệu đạo
-
Bệnh Học Ngoại Chấn Thương Niệu đạo
-
Nhân Một Trường Hợp Chấn Thương Niệu đạo Trước
-
Khám Phá Cấu Tạo Niệu đạo ở Nam Giới Và Nữ Giới, Có Gì Khác Biệt?
-
Chấn Thương Tiết Niệu Cập Nhật Theo Guideline EAU-2019 (Phần 2)
-
Niệu đạo Có Chức Năng Gì? | Vinmec
-
Niệu đạo: Vị Trí, Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Bệnh Thường Gặp
-
Hẹp Niệu đạo ở Nam Giới: Nhận Biết, điều Trị Và Lưu ý
-
Phân đoạn Niệu đạo Nam
-
Tai Biến Nguy Hiểm Do Chấn Thương Niệu đạo Nam
-
Xử Lý Kịp Thời Chấn Thương Niệu đạo Trước Tránh Những Biến Chứng ...
-
Tổng Quan Về Hệ Tiết Niệu Của Cơ Thể