Nhân Nhanh Giống Dừa Sáp Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Phôi

Dừa sáp cơm dày, nước trong veo như sương sa, độ béo cao. Ảnh: Minh Đảm.

Dừa sáp cơm dày, nước trong veo như sương sa, độ béo cao. Ảnh: Minh Đảm.

Tỷ lệ trái sáp đạt 95%

Từ lâu, dừa sáp được biết là cây trồng đặc sản của tỉnh Trà Vinh gắn liền với địa danh Cầu Kè. Dừa được trồng nhiều nhất tại các xã Hòa Tân, Hòa Ân và ven thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè.

Dừa sáp hay còn gọi là dừa đặc ruột, nước bên trong rất ít, cơm dày, mềm dẻo và béo hơn dừa thường. Nước dừa đặc lại, trong veo như nước sương sa.

Dừa sáp ngoài ăn chung với đường, nước đá người ta còn dùng làm kẹo dừa sáp, mứt dừa sáp và dùng để bào chế mỹ phẩm, nhất là kem dưỡng da. Dừa sáp ăn béo nên rất ngán. 

Ông Thạch Phu My, Giám đốc HTX Hòa Tân bảo: “Trái dừa này cơm dày. Khi nào muốn ăn thì gom cả nhà lại cho đông đông chừng mười người ăn mới hết. Chứ ít người ăn không hết bỏ uổng”.

Thật vậy, các nhà sinh học nghiên cứu cây có dầu từ lâu đã thấy lợi ích to lớn từ trái dừa sáp có chứa nhiều vitamin là dinh dưỡng rất cao, hơn nhiều so với dừa thường.

Đặc biệt trong dừa sáp chứa nhiều thành phần hóa học là galactomanan (ga-lắc-tô-ma-nan), một dạng polysaccharide (poly-sắc-ka-rích) có liên kết giúp cấu trúc tạo ra trạng thái dẻo thành dừa sáp.

Chính trạng thái dẻo của hợp chất này, trên thế giới, nhiều nước tiến bộ đã ứng dụng để chế biến thành sản phẩm mỹ phẩm dưỡng da cao cấp từ dừa sáp.

Dừa sáp ngoài ăn tươi còn dùng để làm mứt, mỹ phẩm. Ảnh: Minh Đảm.

Dừa sáp ngoài ăn tươi còn dùng để làm mứt, mỹ phẩm. Ảnh: Minh Đảm.

Dừa sáp loại I đến tới tay người tiêu dùng có giá gần 200 nghìn đồng/trái.

Trên thế giới chỉ có 9 trong số 93 quốc gia trồng được cây dừa sáp. Để gia tăng sản lượng dừa sáp, việc nghiên cứu trồng dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi được các nhà khoa học thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước. Với phương pháp nuôi cấy phôi, tỷ lệ cho trái sáp rất cao, đạt từ 95% trở lên.

Dừa sáp loại I có giá bán cao gần 200.000 đồng/trái. Ảnh: Minh Đảm.

Dừa sáp loại I có giá bán cao gần 200.000 đồng/trái. Ảnh: Minh Đảm.

Philippines là quốc gia đi đầu nhưng vẫn còn những hạn chế. Một số vấn đề như: Thời gian tạo cây giống thường dài, phải mất 2 năm, tỷ lệ phôi bị nhiễm nhiều nên phải loại bỏ sớm trong phòng thí nghiệm, tỷ lệ số cây chuyển ra vườn ươm so với số phôi ban đầu còn thấp, giá thành cao chưa đáp ứng nhu cầu trồng với quy mô lớn.

Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Trai, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học và Môi trường, khoa Nông nghiệp và Thủy sản, trường đại học Trà Vinh  (ĐHTV) cho biết: Quy trình nuôi cấy phôi dừa sáp không phải ở Việt Nam đầu tiên thực hiện mà là ở Philipin đã nghiên cứu từ năm 1962, trải qua gần 50 năm.

Sự thành công của Việt Nam nói chung, của trường ĐH Trà Vinh nói riêng có một bước thành công rất là lớn. Hiện tại, Việt Nam có số cơ sở nuôi cấy phôi dừa sáp chỉ đếm trên đầu ngón tay, những chỗ lớn như Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu và trường ĐHTV.

Hiện nay, trường đại học Trà Vinh  đã nhân giống thành công dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi với tỷ lệ thành công đạt 63%, tỷ lệ trái cho sáp đến 95%. Ảnh: Minh Đảm.

Hiện nay, trường đại học Trà Vinh  đã nhân giống thành công dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi với tỷ lệ thành công đạt 63%, tỷ lệ trái cho sáp đến 95%. Ảnh: Minh Đảm.

Đề tài “Nhân giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi hữu tính” của khoa Nông nghiệp và Thủy sản trường ĐHTV thực hiện hơn 10 năm nay, đã khắc phục được những nhược điểm nêu trên. Đến thời điểm này, nhiều vườn dừa sáp xanh tốt được trồng từ nguồn giống này đang cho trái sáp đạt tỷ lệ trên 95% trong quầy. Thể hiện sự thành công cao của đề tài.

Thí nghiệm hàng trăm công thức

Hiện nay, ĐH Trà Vinh đã hoàn thiện quy trình nuôi cấy phôi dừa sáp được tiến hành 4 giai đoạn. Giai đoạn 1, chọn trái đủ tuổi lấy phôi, tách, khử trùng phôi và cấy vào môi trường tạo chồi.

Trái giống được chọn cấy phôi là những trái dừa sáp khô, phần gáo dừa bên trong phải có màu đen. Cho phôi vào ống nghiệm chứa môi trường nước Y3 đã được hấp khử trùng. Phôi được nuôi dưỡng trong thời gian hơn 1 tháng, tỉ lệ phôi sống và hình thành chồi ở giai đoạn này là 95%.

Theo Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Trai, trải qua hơn 10 năm, Trường đại học Trà Vinh đã thí nghiệm hàng trăm công thức để hoàn thiện quy trình nhân giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi. Ảnh: Minh Đảm.

Theo Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Trai, trải qua hơn 10 năm, Trường đại học Trà Vinh đã thí nghiệm hàng trăm công thức để hoàn thiện quy trình nhân giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi. Ảnh: Minh Đảm.

Giai đoạn 2 là tách màn bao chồi mầm, cấy chuyển vào môi trường tạo rễ. Việc tách màn bao chồi mầm là tiến bộ kỹ thuật mới, sự sáng tạo của các thầy cô trường ĐH Trà Vinh trong quy trình nuôi cấy phôi hữu tính dừa sáp. Việc này vừa giúp các chồi phát triển đồng đều, vừa giúp phôi phát triển nhanh hơn.

Trong giai đoạn này chồi mầm được đưa vào lọ thủy tinh môi trường dung dịch Y3 để mầm tạo rễ, những lọ thủy tinh này đưa vào phòng nuôi có nhiệt dộ 30 độ C, ẩm độ 60% và cường độ chiếu sáng trên 2.000 lux bằng bống đèn điện nê-on, trong thời gian trên 3 tháng.

Giai đoạn này là điều kiện quyết định sự sống của phôi dừa sáp, thường tỉ lệ hao hụt cao nằm trong giai đoạn này, tỷ lệ sống khoảng 82%.

Giai đoạn 3 là đưa cây ra vườn ươm. Sau khi kết thúc giai đoạn 2, cây ra rễ thứ cấp và có từ 2 đế 3 lá chồi. Đưa cây dừa mới sinh trưởng ra ngoài, trồng trong bầu đất với cơ chất đã được hấp tuyệt trùng gồm: trấu, mụn dừa, phân bò...

Trong thời gian hơn 1 tháng cây phát triển thêm 1 đến 2 lá mới, lúc này cây được lấy ra khỏi lồng và thay chậu mới nhằm bổ sung cơ chất cho cây. Tỷ lệ cây phôi sống ở giai đoạn này là 85%.

Giai đoạn 4, tiến hành thay chậu, bổ sung cơ chất chăm sóc cây đủ tiêu chuẩn cây giống. Cơ chất bổ sung ở giai đoạn này là: trấu; phân bò; mùn dừa, với tỷ lệ 1:1:1. Cây được bón phân hữu cơ vi sinh, DAP và Kali, thời gian bón 15 ngày một lần, rải đều lên bề mặt cơ chất trong chậu.

Sau thời gian này cây phát triển đạt tiêu chuẩn xuất vườn: cây có từ 4 đến 5 lá, chiều cao cây từ 40-50cm. Tỷ lệ cây sống đạt tiêu chuẩn cây giống là 95% thời gian khoảng 5 tháng.

Dừa sáp giống được tạo bằng phương pháp nuôi cấy phôi. Ảnh: Minh Đảm.

Dừa sáp giống được tạo bằng phương pháp nuôi cấy phôi. Ảnh: Minh Đảm.

Theo ThS Nguyễn Ngọc Trai, để được quy trình hoàn chỉnh như ngày hôm nay, ĐHT Trà Vinh đã gặp không ít khó khăn. Thời gian nghiên cứu mất hơn 10 năm.

Sự thành công của đề tài “Nhân giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi hữu tính” đã góp phần cải tạo vườn dừa sáp chất lượng cao với quy mô lớn, đem lại siêu lợi nhuận cho bà con nông dân trồng dừa sáp trong tương lai. 

Vùng ĐBSCL nên trồng dừa sáp vào tháng 6, tháng 7 dương lịch, lúc này có mưa nhiều để giảm chi phí tưới nước trong giai đoạn cây con. Tuy nhiên, ở những nơi chủ động được nguồn nước tưới thì dừa có thể trồng quanh năm. Việc trồng dừa sáp từng nguồn giống nuôi cấy phôi đã cho lợi nhuận cao hơn gấp 8 lần so với trồng dừa sáp theo cách truyền thống trên cùng một diện tích đất canh tác.

Từ khóa » Trồng Dừa Sáp Như Thế Nào