Nhân Rộng Mô Hình 'Tiếng Kẻng Học Bài' - Công An Nghệ An

264 3637 BaoCongAnNgheAn>>Văn hóa - Giáo dục Văn hóa - Giáo dục /van-hoa-giao-duc/ van-hoa-giao-duc 1364 Văn hóa - Giáo dục 1060206 Nhân rộng mô hình 'Tiếng kẻng học bài' 1 null Article /dataimages/202003//normal/images1612454_2747anh__1_.jpg 2865878 Văn hóa - Giáo dục . Thứ Hai, 23/03/2020, 09:06 [GMT+7] Nhân rộng mô hình 'Tiếng kẻng học bài'

TIN LIÊN QUAN
  • Nhân rộng mô hình 'Phòng chống di dịch cư trái pháp luật'
  • Nhân rộng mô hình phòng, chống mua bán dâm ở khối phố

(Congannghean.vn)-Mặc dù không mới, nhưng tại thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các em học sinh phải nghỉ học dài ngày thì mô hình “Tiếng kẻng học bài” đã phát huy hiệu quả. Mô hình này không những giúp các em nâng cao tinh thần tự giác học tập mà trên cơ sở phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội đã tạo nên phong trào “Xây dựng xã hội học tập” rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh.

Sau khi tiếng kẻng học bài vang lên, các  đoàn viên thanh niên tự nguyện đến tận nhà  đôn đốc, hướng dẫn các em học sinh ôn bài
Sau khi tiếng kẻng học bài vang lên, các đoàn viên thanh niên tự nguyện đến tận nhà đôn đốc, hướng dẫn các em học sinh ôn bài
Những ngày này, tại xã Hương Sơn, huyện Tân Kỳ cứ đều đặn vào lúc 19 giờ 30 phút, tiếng kẻng học bài lại vang lên, trở thành hiệu lệnh nhắc nhở các em đến giờ ngồi vào bàn học. Nghe tiếng kẻng, các em học sinh tự giác ngồi vào bàn, bố mẹ gác mọi công việc sang một bên để dành thời gian cho con học bài. Với các bậc phụ huynh, vui mừng phấn khởi bởi nhận thấy hiệu quả sau mỗi tiếng kẻng ấy. Chị Nguyễn Thị Hân, ở xã Hương Sơn, công việc quanh năm đầu tắt mặt tối. Đợt dịch bệnh này, hai con của chị nghỉ học không có ai kèm cặp. Có nhiều hôm gia đình đến 8 giờ tối mới nghỉ ngơi để ăn cơm. Giờ đây, cứ 19 giờ 30 phút, nghe tiếng kẻng vang lên, gia đình chị lại dành thời gian cho các con học bài. Hương Sơn là một trong những xã duy trì mô hình “Tiếng kẻng học bài” đã 4 năm nay. Đồng chí Hoàng Thị Trang, Phó Bí thư Huyện đoàn Tân Kỳ cho biết: Mô hình này ra đời cách đây nhiều năm, thời gian gần đây, khi mà dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, khó lường, các em học sinh nghỉ học kéo dài thì mô hình này ngày càng phát huy hiệu quả. Mô hình “Tiếng kẻng học bài” không chỉ có sự vào cuộc của đoàn viên thanh niên mà có sự chung tay của gia đình, nhà trường. Xóm nào không có kẻng thì dùng trống hoặc phát trên loa phát thanh của xóm. Sau khi có hiệu lệnh, khoảng 15 - 30 phút sẽ có một đội (có sự phối hợp giữa bí thư chi đoàn và giáo viên các trường học) đến tận từng nhà để kiểm tra việc chấp hành nghiêm túc “Tiếng kẻng học bài”. Song song với đó, đội sẽ hướng dẫn kèm cặp các em ôn bài. Hiện nay, mô hình “Tiếng kẻng học bài” đã triển khai tại 5 xã trên địa bàn huyện. Tại huyện Con Cuông, để đảm bảo và duy trì chất lượng học tập của các em học sinh trong đợt nghỉ dịch kéo dài, bắt đầu từ ngày 16/3, các chi đoàn đã thực hiện “Tiếng kẻng học bài”. Đồng chí Lô Mạnh Sang, Bí thư Chi đoàn Chôm Lôm, xã Lạng Khê, huyện Con Cuông - người trực tiếp tham gia đánh kẻng và đi kiểm tra, đôn đốc việc học của các em học sinh chia sẻ: Mô hình này được triển khai trên địa bàn từ lâu nay, sau một thời gian được phát triển dưới nhiều hình thức như nhắn tin, gọi điện nhắc nhở phụ huynh quan tâm, thúc dục con em học bài. Thời gian này, với tình hình dịch COVID-19, các em học sinh được nghỉ học dài ngày, nhằm nâng cao tinh thần tự giác học bài của các em, nhà trường phối hợp với Đoàn xã tiếp tục triển khai mô hình “Tiếng kẻng học bài”. “Triển khai mô hình “Tiếng kẻng học bài”, chúng tôi nhận thấy các em đã có ý thức tự giác hơn trong học tập. Trước đó, các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm nên đến tầm giờ đó gia đình còn mở tivi, mọi người tập trung hát karaoke... Sau một thời gian triển khai, các cán bộ, đoàn viên thanh niên nhắc nhở thì hầu như người dân ai cũng nâng cao ý thức, tạo mọi điều kiện để con em mình học đúng giờ. Sau khi đánh giá lại hiệu quả, BTV Huyện đoàn Con Cuông sẽ có chỉ đạo cụ thể, trên tinh thần vừa kiểm tra, vừa đôn đốc các em học bài, ôn bài... triển khai rộng khắp trên địa bàn huyện”, đồng chí Vi Thị Phương Thảo, Bí thư Huyện đoàn Con Cuông cho biết. Có thể thấy “Tiếng kẻng học bài” với sự chung tay của các đoàn viên thanh niên, gia đình, nhà trường đã góp phần tích cực trong việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy truyền thống hiếu học của quê hương xứ Nghệ. .

Phan Tuyết

Tags: nhân rộng mô hình tiếng kẻng học bài. Đăng lên Facebook Đưa bài viết lên linkhay Đưa bài viết lên Google Bookmarks Đăng lên Twitter Chia sẻ In bài viết này . Các tin khác
  • Báo Công an Nghệ An số 2746
  • Xuất bản bộ sách đồ sộ khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam
  • .
  • Bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội: Bước tiến dân chủ trong Đảng
  • Áo dài trong hành trình di sản
  • .
  • Phê bình, nhắc nhở 2 giáo viên nói xấu trên mạng xã hội
  • Triển khai dạy học trực tuyến trên truyền hình
  • .
  • Gõ cửa từng nhà hướng dẫn người dân khai báo y tế
  • 'Ghen Cô Vy' làm thay đổi dòng nhạc tuyên truyền
  • .
  • Chương trình giáo dục địa phương cần mang đặc thù riêng
  • Nhiều trường học ở Nghệ An tự sản xuất nước sát khuẩn phòng dịch COVID-19
  • .
  • KQXS mega
  • XSMN
  • tra cứu thần số học
  • https://nhakhoajun.vn/
  • go88.com.vn
  • Từ khóa » Tiếng Kẻng Học Bài