Xã Đăk Nông: Sức Vang Từ Mô Hình Tiếng Kẻng Học Tập - Kon Tum

  • Tiếng Việt
  • English
  • Trang chủ
  • Chính quyền
    • Giới thiệu
      • Lịch sử hình thành
      • Điều kiện tự nhiên
      • Đơn vị hành chính
      • Dân số và lao động
      • Bản đồ hành chính
    • Bộ máy tổ chức
      • Tỉnh ủy
      • Ủy ban nhân dân tỉnh
      • Các sở, ban, ngành
      • UBND các huyện, thành phố
    • Hoạt động của Lãnh đạo
    • Thông tin chỉ đạo điều hành
  • Nhà đầu tư
  • Thủ tục hành chính
    • Hệ thống thông tin giải quyết TTHC
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Công khai thủ tục hành chính
  • Sản phẩm địa phương

Chủ nhật, Ngày 15/12/2024 -

  • Bế mạc Tuần Văn hóa - Du lịch và Liên hoan cồng chiêng, xoang năm 2024
  • Định mức số lượng học sinh/lớp theo vùng trong các cơ sở GDPT công lập trên địa bàn tỉnh
  • Sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Quyết định quy định việc cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh
  • Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị
  • Hội nghị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Xã Đăk Nông: Sức vang từ mô hình Tiếng kẻng học tập Ngày đăng: 10/12/2013 02:38 Đọc tin bài Xem: 343 In trang Mặc định Cỡ chữ Hưởng ứng cuộc vận động và học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi đã có mô hình Tiếng kẻng học tập rất hiệu quả, góp phần làm cho nhân dân nhận thức đầy đủ những nội dung cơ bản, những giá trị tinh thần to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

 

Ảnh minh họa
Đắk Nông là xã được tái thành lập từ năm 1997 từ xã Dục Nông cũ trước đây, là một xã vùng căn cứ cách mạng, nhân dân có truyền thống yêu nước, cần cù lao động, tích cực xây dựng cuộc sống mới. Với tổng diện tích tự nhiên 9.660 ha; trong đó đất rừng chiếm trên 75% diện tích; tổng số dân khoảng trên 3000 người, thuộc 9 dân tộc anh em cùng chung sống trên 9 thôn, làng nằm dọc theo trục đường Hồ Chí Minh. Tỉ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 95%, số còn lại chủ yếu là đồng bào đi kinh tế mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân vẫn còn nhiều khó khăn nhưng hiện nay đang từng bước được cải thiện.   Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tình hình kinh tế-xã hội của xã đã có những bước phát triển ổn định, nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức thi đua lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, chất lượng cuộc sống ngày được nâng cao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Xuất phát từ tình hình thực tế Đảng ủy xã Đắk Nông đã đề cao việc phát triển giáo dục cho các em học sinh, nâng cao nhận thức tầm hiểu biết cho bà con nhân dân về giáo dục trên địa bàn xã là việc hết sức quan trọng là nhiệm vụ chiến lược để phát triển xã ngày càng vững mạnh trong tương lại. Để công tác giáo dục trên địa bàn xã ngày càng phát triển và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục Đảng ủy, chính quyền địa phương xã xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện phong trào “Góc học tập” và mô hình “Tiếng kẻng học tập” từ năm học 2007 – 2008. Qua đó phong trào “Góc học tập” và mô hình “Tiếng kẻng học tập” được triển khai và tổ chức thực hiện sâu rộng trong tất cả 9 thôn, làng trên toàn địa bàn xã Đắk Nông.    Ngay sau khi Phong trào “Góc học tập” và mô hình “Tiếng kẻng học tập” được xây dựng, nhận thức việc nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn, gắn với việc thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2008-2015 và Nghị quyết 02 của Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Ngay từ đầu Đảng ủy xã đã xây dựng được một Nghị quyết chuyên đề về phong trào “Góc học tập” và mô hình “Tiếng kẻng học tập”; việc đầu tư xây cơ sở vật chất phục vụ dạy, học đã được các cấp, ngành quan tâm đầu tư đúng mức, công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng, hầu hết các bậc phụ huynh đều quan tâm đến việc học tập của con em mình và xác định việc học tập là rất cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của mỗi con người trong thời kỳ đổi mới của đất nước.   Các Chi bộ chỉ đạo chính quyền, các ban ngành tại các thôn, làng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân về tầm quan trong của việc học, ý nghĩa giáo dục gia đình và cộng đồng xã hội trong việc giáo dục, nuôi dạy con em mình. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc và động viên các gia đình ở các thôn, làng nhắc nhở con, em học đúng giờ khi có tiếng kẻng, cùng tham gia hưởng ứng phong trào, thường xuyên, động viên, nhắc nhở các gia đình hạn chế sử đụng ti vi, không uống rượu gây mất trật tự, dừng các sinh hoạt thường nhật của gia đình trong giờ học bài ở nhà ngoài giờ lên lớp của con, em, tạo điều kiện cho con, em có được không gian, môi trường học tập tốt nhất. Hội khuyến học xã phối hợp với các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền động viên các gia đình tạo điều kiện tốt cho con em đến trường. Vận động các gia đình bố trí cho con, em mình một góc học tập có đủ bàn ghế, ánh sáng để các em có điều kiện học bài, ôn bài, làm bài tập trước khi đến lớp.   Từ những cố gắng đó, hiện nay tất cả 9/9 thôn, làng đều đã tổ chức thực hiện phong trào “Góc học tập” và mô hình “Tiếng kẻng học tập”, hàng ngày, vào lúc 19 giờ 00 khi tiếng Kẻng vang lên là tất cả các gia đình trong các thôn tắt Ti vi, tạo không gian yên tĩnh và các em học sinh bắt đầu ngồi vào bàn học. Phong trào được tổ chức đều khắp ở tất cả các thôn, làng trong xã, trong đó có một số thôn tổ chức tốt, có hiệu quả, tiêu biểu làcác thôn Tà Poók, thôn Lộc Nông và thôn Nông Nội. Một số thôn còn tổ chức được các nhóm học tập cho các em như thôn Tà Poók và thôn Nông Nội. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đã phát huy tinh thần trách nhiệm, đề cao vai trò đầu tàu, gương mẫu trong việc vận động người dân, triển khai thực hiện phong trào; Các cán bộ, giáo viên đã không quản ngại đường xá xa xôi, điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, mỗi buổi tối hàng ngày trực tiếp xuống các thôn làng được Ban Giám hiệu các trường đóng chân trên địa bàn phân công phụ trách để vận động phụ huynh, giúp các em học sinh học bài, hướng dẫn một số kĩ năng sống, kĩ năng sinh hoạt tập thể… cũng như động viên đôn đốc việc thực hiện gõ kẻng của các cán bộ thôn, kiểm tra việc học của học sinh.   Kết quả là hàng năm, chất lượng giáo dục của học sinh đã có nhiều chuyển biến, tình trạng học sinh bỏ học, đi học không chuyên cần đã được dần khắc phục, hiện tượng học sinh hổng kiến thức ở lớp dưới của học sinh đã giảm rõ rệt, đặc biệt là đối với học sinh bậc THCS. Bên cạnh đó phong trào “góc học tập” và “tiếng kẻng học tập từng bước làm thay đổi căn bản nhận thức của người dân về công tác giáo dục, từ chỗ các gia đình hầu như khoán trắng việc dạy con em cho nhà trường thì nay, đã cùng với nhà trường quan tâm, chăm lo đến việc học của con em. Tạo ra một nề nếp văn hóa cộng đồng với hình ảnh mỗi buổi tối hàng tuần thay vì các gia đình mở ti vi, cá biệt tụ tập uống rượu, thì nay tất cả thời gian, không gian ấy họ dành trọn cho con em học bài - Một nét mới trong nếp sống văn hóa của một xã vùng khó khăn với tỉ lệ trên 95% là người dân tộc thiểu số.   Từ tình hình thực tế triển khai mô hình “Tiếng kẻng học tập”, xã Đăk Nông đã rút ra những bài học kinh nghiệm như:   - Cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ mặt trận đoàn thể trong toàn xã trong việc thực hiện phong trào; Tăng cường công tác tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn và ý nghĩa và hiệu quả của việc thực hiện phong trào.   - Từng bước nâng cao ý thức của người dân tạo điều kiện tốt nhất cho con có thời gian và không gian học tập, tính chịu khó của các học sinh trong thi đua học tập. Đây là một lực lượng to lớn chuẩn bị bổ sung vào lực lượng lao động trong tương lai của huyện;   - Thường xuyên chỉ đạo, kiêm tra kết quả tổ chức thực hiện của từng chi bộ, từng thôn, làng; Cần xây dựng một Nghị quyết chuyên đề về thực hiện phong trào nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, hàng quí, hàng năm có kiểm tra, sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá rút kinh nghiệm cho từng giai đoạn tiếp theo.   - Lựa chọn một số thôn làng có phong trào đã thực hiện tốt, đã đi vào nề nếp sinh hoạt cộng đồng như một nét văn hóa thì cần duy trì và nhân rộng điển hình về cách làm sáng tạo để triển khai đại trà, tránh hình thức và chạy theo thành tích, số lượng.   - Phân công giáo viên phối hợp với thôn trưởng hoặc Chi hội trưởng các Chi Hội phụ huynh các lớp phụ trách các thôn để theo dõi và hướng dẫn học sinh học tập vào ban đêm.   - Có những hình thức tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong việc thực hiện phong trào.   Nhờ sự quyết tâm của Đảng ủy xã Đăk Nông, cùng với sụ đồng thuận trong nhân dân đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh   Thu Huyền Về trang trước Gửi email

Tin tức liên quan

  • Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (06/04/2024)
  • Tuyên truyền, hưởng ứng Giải Búa liềm vàng của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV - năm 2024 (20/03/2024)
  • Tổ chức Giải báo chí "Búa liềm vàng" của Đảng bộ tỉnh lần thứ IV năm 2024 (12/03/2024)
  • Triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 (08/03/2024)
  • Kết quả sau 2 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW (23/06/2023)
Giới thiệu
  • Lịch sử hình thành
  • Điều kiện tự nhiên
  • Đơn vị hành chính
  • Dân số và lao động
  • Bản đồ hành chính
Bộ máy tổ chức
  • Tỉnh ủy
  • Ủy ban nhân dân tỉnh
  • Các sở, ban, ngành
  • UBND các huyện, thành phố
Chính quyền số
  • Hệ thống theo dõi CĐĐH
  • Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
  • Hệ thống đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp.
  • Hệ thống quản lý VB&ĐH
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Thư điện tử công vụ
  • Lịch công tác UBND tỉnh
  • Tài liệu họp
Thông tin báo cáo thống kê
  • Báo cáo hiện trạng môi trường và Bộ chỉ thị môi trường
  • Báo cáo kinh tế - xã hội
Dự án đầu tư
  • Dự án hoàn thành
  • Dự án đang triển khai
  • Dự án chuẩn bị đầu tư
  • Dự án kêu gọi đầu tư
  • Đấu thầu, mua sắm công
Quy hoạch & Phát triển
  • Quy hoạch xây dựng, đô thị
  • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
  • Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải
Chương trình & Đề tài
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Kết quả nghiệm thu
  • Đề tài/Dự án đã đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN
Liên kết website Website Tỉnh, Thành phố Tỉnh An Giang Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Tỉnh Bạc Liêu Tỉnh Bắc Giang Tỉnh Bắc Ninh Tỉnh Bến Tre Tỉnh Bình Dương Tỉnh Bình Định Tỉnh Bình Phước Tỉnh Bình Thuận Tỉnh Cà Mau Tỉnh Cao Bằng Thành phố Hà Nội Thành phố Hải phòng Thành phố Hồ Chí Minh Website Bộ, Ngành Bộ Công thương Bộ Giao thông Vận tải Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Nội vụ Bộ Quốc phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thanh Tra Chính phủ Ủy ban Dân tộc Văn phòng Chính phủ Liên kết khác Tạp chí Cộng sản Đảng cộng sản Việt Nam Quốc hội Chính phủ
  • Trang chủ
  • Liên hệ
  • Góp ý
  • Sơ đồ cổng
  • RSS

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH KON TUM Giấy phép số 08/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum cấp ngày 20/12/2019 Quản lý kỹ thuật: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum, số 70 Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Đăng Trình - Chánh Văn phòng UBND tỉnh. Điện thoại hỗ trợ: 0260.3797799; Email: bbtcongttdt@kontum.gov.vn

Đang truy cập: 96 . Tổng lượng truy cập: 98.501.064

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready

Từ khóa » Tiếng Kẻng Học Bài