Nhân Sinh Quan Phật Giáo Và Vấn đề Xây Dựng Con Người Mới
Có thể bạn quan tâm
Từ đó dẫn đến các tệ nạn xã hội, thiên hướng đề cao cá nhân, sống ích kỷ, lạnh lùng, tình người ít đi, mà đồng tiền, vật chất lại được đề cao hơn… trở thành một vấn nạn của toàn xã hội.
Bởi đó, vấn đề xây dựng con người mới, xây dựng một nền tảng đạo đức mới cho xã hội trên cơ sở kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống đã được đặt ra rất cấp thiết.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ phương hướng nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ mới: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng tình nghĩa, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và toàn xã hội”.
Triết học Phật giáo từ Ấn Độ có ảnh hưởng sâu sắc tới lịch sử tư tưởng, văn hóa Việt Nam. Phật giáo ngày nay vẫn lưu giữ những giá trị tích cực có thể góp phần xây dựng đạo đức lối sống cho con người Việt Nam.
Phật giáo có mặt tại Việt Nam khoảng 2.000 năm, có lúc thịnh suy, mạnh yếu nhưng đã tự khẳng định như một thành tố không thể tách rời của nền văn hóa Việt Nam. Đạo Phật đã có thời kỳ trở thành “quốc giáo” ở nước ta. Tuy du nhập từ bên ngoài, nhưng Phật giáo đã gắn bó với dân tộc Việt Nam, có thể coi như một tôn giáo truyền thống. Đạo được hấp thụ theo lối bác học và bình dân, tùy theo từng tộc người.
Đạo Phật theo chân những người di dân vào phương Nam khai phá vùng đất mới. Đạo Phật hòa quyện vào các tôn giáo khác, chung sống với Khổng giáo và là yếu tố cấu thành quan trọng của các tôn giáo mới như Cao Đài, Hòa Hảo… Quan trọng hơn, ảnh hưởng của đạo Phật ngày nay đã đi vào từng gia đình người Việt Nam không theo đạo Phật.
Đạo Phật từ lâu đã tham gia như một bộ phận văn hóa Việt Nam. Lời khuyên của đạo Phật đi sâu vào nhân dân bằng những hình tượng, những lời răn giản dị. Ngôi chùa làng trở thành quen thuộc. Ở nông thôn, các chùa giữ được cái cốt cách truyền thống.
Phật giáo vốn hòa bình, khi thâm nhập vào nước ta cũng mang tính chất chuyển tải văn hóa hòa bình, không gắn với một ý đồ chính trị nào. Do đó, nhân dân ta tiếp thu những nhân tố thích hợp với văn hóa dân tộc, chủ yếu là đức từ bi. Và, đi theo đúng con đường nhân bản dân tộc đó thì Phật giáo sẽ có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.
Theo báo cáo của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành, Giáo hội hiện có 18.544 cơ sở, gồm 15.871 tự viện Bắc tông; 462 chùa Nam tông Khmer; 106 chùa Nam tông Kinh; 541 tịnh xá, 467 tịnh Thất, 998 niệm Phật đường, 54 tự viện Phật giáo người Hoa; tăng, ni hiện có 40.095 Bắc tông; 7.036 Nam tông Khmer, 1.754 Nam tông Kinh (1.100 chư tăng, 654 tu nữ); 5.284 khất sĩ. Tổng cộng 54.169 tăng ni. Tín đồ Phật tử khoảng 60% trên 93 triệu dân số (trích Báo cáo Tóm tắt sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2021 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam).
Những con số đó phần nào cho thấy sự ảnh hưởng sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo ở nước ta. Vậy, Phật giáo có tác động cụ thể đến xây dựng con người và đời sống văn hóa Việt Nam như thế nào?
Ảnh minh họa: Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Trước hết, Phật giáo tạo cho con người, xã hội Việt Nam khái niệm nếp sống đạo đức Phật giáo. Rất giản dị, đó là: Từ bi kết hợp với trí tuệ, tình thương đi đôi với lẽ phải và lý trí.
Những quan niệm về thiện - ác, từ bi của Phật giáo tác động đến sự tu dưỡng nhân cách của người Việt Nam. Phật giáo hướng dẫn con người, xã hội cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống đạo đức, có nghĩa là trở về chính với bản tâm, bản thể nhân cách con người một cách sâu sắc nhất.
Với triết lý từ bi, hỷ xả, khuyến khích con người hướng thiện, Phật giáo dễ dàng đi vào lòng người, có tác dụng hoàn thiện nhân cách đạo đức, hướng con người đến lối sống vị tha, bình đẳng, bác ái. Thực tế đã chứng minh, Phật giáo phù hợp với đạo đức, lẽ sống của con người Việt Nam và đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay trong bối cảnh phức tạp của tình hình chính trị - văn hoá thế giới, những giá trị tích cực của tôn giáo này lại một lần nữa được kiểm chứng.
Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, có không ít người, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên, có lối sống liều lĩnh, bất chấp tất cả, thiếu kiên nhẫn, ít có khả năng chịu đựng, gặp thất bại dễ buông xuôi… thì lối sống khiêm cung, nhẫn nại của Phật giáo càng có ý nghĩa giáo dục tính cách lối sống cho bộ phận này.
Những năm gần đây, Phật giáo đã rất quan tâm đến việc giáo dục thanh thiếu niên. Các khoá tu, các đạo tràng được tổ chức rộng rãi từ thành thị đến nông thôn với quy mô ngày càng lớn. Đặc biệt, Phật giáo đã tạo ra một môi trường tâm linh lành mạnh để tuổi trẻ hôm nay càng nhận thức sâu sắc hơn các giá trị của đời sống tinh thần, bớt đi sự tham lam vị kỷ của lối sống vật chất.
Bên cạnh đó, với tinh thần nhập thế “tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên”, đạo Phật đã vận động theo xu thế của dân tộc, vừa giữ vững triết lý cơ bản của Phật giáo, vừa dung hoà với đời sống thế giới hiện đại. Đó là một phần không thể thiếu để giáo dục đạo đức lối sống cho con người Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập và phát triển trong xu hướng toàn cầu hóa mà vẫn giữ được truyền thống đạo đức của người Việt Nam; phù hợp với chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Có thể nói, Phật giáo đã góp phần làm nên nhân cách của con người Việt Nam ngày nay. Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực là chấp nhận sự biến đổi của thế giới và con người, sống có nền nếp, trong sạch, giản dị, quan tâm đến nỗi khổ của người khác, thương người, vị tha, cứu giúp người hoạn nạn, hành động thì lấy tự giác làm đầu... thì mặt tiêu cực là nhìn đời một cách bi quan, có pha trộn chất hư vô chủ nghĩa; nặng về tin tưởng ở quyền năng và phép màu nhiệm của một vị siêu nhiên mà nhẹ về tin tưởng năng lực hoạt động của con người; nếp sống thì khổ hạnh và không tránh khỏi nương theo những nghi lễ thần bí. Điều đó thể hiện rõ trong các hiện tượng mê tín dị đoan như: Lên đồng, đốt vàng mã... vừa phung phí tiền bạc, thời gian lại làm xuất hiện trong xã hội kiểu người chỉ dựa vào những nghề nghiệp ấy mà kiếm sống, gây bất ổn định và bất công bằng trong xã hội.
Ở một góc độ hẹp, với cá nhân một người làm trong công tác báo chí phòng, chống tham nhũng, quan điểm của Phật giáo có ý nghĩa hết sức to lớn và sâu sắc. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà Đảng ta không ít lần nhận định: Tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân với Đảng, với chế độ bị xói mòn.
Đảng đã xác định, hiện nay tham nhũng là một trong những nguy cơ của xã hội ta trên con đường xây dựng và phát triển. Những chuẩn mực đạo đức và lý tưởng nhân văn của Phật giáo sẽ góp phần cùng pháp luật duy trì đạo đức xã hội và bảo vệ những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Bởi thế, đội ngũ những người làm báo trước hết làm theo “chính nghiệp”, “chính mệnh” của nhà Phật, tức là tôn trọng lương tâm nghề nghiệp của mình, ngay thẳng, không vì vật chất hay áp lực nào khác mà bẻ cong ngòi bút; hoạt động báo chí sao cho có lợi cho mọi người và sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp của mình; phải “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”. Thông qua tác phẩm báo chí tuyên truyền tới độc giả những thông tin, sự kiện chân thực có ý nghĩa tích cực, nhằm chỉ rõ đúng - sai, định hướng dư luận, góp phần nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi con người và hướng tới một cuộc sống chân - thiện - mỹ. Ngoài ra, các nhà báo cần ý thức việc học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn để tăng hiểu biết, từ đó sống và làm việc có chất lượng, hiệu quả cao hơn.
Từ khóa » Nhân Sinh Quan Là Cái Gì
-
Nhân Sinh Quan Là Gì? Tìm Hiểu Nhân Sinh Quan Triết Học Và Phật Giáo
-
Tìm Hiểu Về Nhân Sinh Quan, Triết Lý Nhân Sinh Trong Quan Niệm Của ...
-
Nhân Sinh Quan Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Nhân Sinh Quan Là Gì? Tìm Hiểu Về Triết Lý Nhân Sinh Quan Phật Giáo
-
Nhân Sinh Quan Là Gì? Ý Nghĩa Nhân Sinh Quan Trong Phật Giáo
-
Nhân Sinh Quan, Thế Giới Quan Là Gì? Khái Niệm Trong Triết Học
-
Nhân Sinh Quan Là Gì? Nhân Sinh Quan Người Việt - Sen Tây Hồ
-
Nhân Sinh Quan Là Gì? Ảnh Hưởng Nhân Sinh Quan Phật Giáo đến ...
-
Nhân Sinh Quan Là Gì? Ý Nghĩa Của Nhân Sinh Quan Trong đời Sống
-
Thế Giới Quan Và Nhân Sinh Quan Là Gì - Thả Rông
-
Triết Lý Nhân Sinh Là Gì
-
Nhân Sinh Quan Của Tôi :: Suy Ngẫm & Tự Vấn
-
Tìm Hiểu Về NHÂN SINH QUAN
-
Nhân Sinh Quan Là Gì - Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi 2021