Tìm Hiểu Về NHÂN SINH QUAN

söndag 29 januari 2012

Tìm hiểu về NHÂN SINH QUAN

Đây là câu hỏi rất phổ thông, thoáng nhìn qua hình như rất đơn giản nhưng kỳ thật nó rất phức tạp...Từ ngàn xưa đến nay, các trường phái triết học và nhiều tôn giáo từ đông sang tây đều có vũ trụ quan và nhân sinh quan... Mặc dầu đã có nhiều người triết học ..v..v..giải đáp hay biện minh về "vấn đề sống" ấy, gọi là nhân sinh quan qua Học thuyết gắn bó chặt chẽ và là hệ quả trực tiếp của :
  • Nhân : Người
  • Sinh : Sự sống
  • Quan : Quan niệm
Nhân Sinh Quan : Quan niệm về sự sống con người. Vậy Nhân Sinh Quan là sự xem sét, suy nghĩ về sự sống của con người, hoặc nói văn vẻ hơn, Nhân Sinh Quan là quan niệm của chúng ta về những định luật diễn hóa trong đời sống nhân loại và sự sống của con người. Trong lúc đó, nếu ta hành động sáng suốt và thận trọng, tuân hành theo nhữngquy tắc đạo-đức và luân lý đã được mọi người chấp thuận, kiên trì trong nhẫn nại, khoan dung từ tốn, cởi mở, chia xẻ vui buồn với người, phục vụ mọi người mà bất vụ lợi và cùng lúc lo tu luyện để thu hoạch trí tuệ thì chúng ta có thể thành tựu được thiết-thực và lợi ích trong mục tiêu của đời sống. Nếu được trau dồi phẩm hạnh trong cử chỉ cao đẹp, được vậy sẽ chứng nghiệm trạng-thái an lạc, hạnh-phúc, vắng lặng và an vui. Có vậy, đời sống mới xứng đáng được sống nơi có niềm vui để sống..hoặc là Trong khi chuẩn bị để sống thì đời sống tự nó đã hao mòn. Khoa-học : cho biết rằng toàn thể vũ-trụ này chỉ là một thế-giới, phóng xạ.Chúng ta là một phần của những làn sóng giống nhau. Nếu con người có thể thấu đạt bản chất của mình như: . - Hay biết những trạng-thái của thân mình (NIỆM THÂN) - Hay biết cảm-giác của mình (NIỆM THỌ) - Hay biết những trạng-thái của Tâm mình(NIỆM TÂM) - Hay biết những trạng-thái của đối-tượng của Tâm mình (NIỆM PHÁP) Hay biết như thế sẽ dẫn dắt con người tìm ra giải đáp cho câu hỏi: “Đời sống có mục tiêu chăng?” Qua sự nhận xét của quí vị học giả, nhiều vị đạo sư, nhiều bậc hiền triết lỗi lạc, nhà thơ trứ danh và nhiều vị đạo tư-tưởng-gia, tu sĩ, ta có thể tìm ra bản chất của đời sống và xét đoán xem đời sống có mục tiêu gì chăng? Tóm lại, mục tiêu của đời sốngtùy thuộc nơi phương cách mà ta xử dụng nó. Nếu xử dụng sai lầm bằng cách vi phạm đến những đức hạnh cao đẹp của con người, hay bằng cách lợi dụng nhân phẩm của chúng ta và để nhữngthiếu sót nhu nhược của con người dẫn dắt vào đường tội lỗi thì không thể thành tựu được gì xứng đáng và tốt đẹp trong mục tiêu của đời sống. Theo Thuyết Lý của nhà Phật Đức Phật Thế Tôn,cách đây hơn 2500 là bậc Vô thượng sĩ, nhà tư tưởng uyên thâm vĩ đại, sau khi chứng ngộ Trong suốt 49 ngày đêm ngồi dưới cội Bồ-đề,.. đã như thật tri kiến rằng: Chúng ta, tất cả - không trừ một ai, đều đang rảo bước trên con đường nối liền hai bến tử - sinh. Con đường xa vút ấy đi ngang qua bệnh tật, đói nghèo, đi ngang qua nhà tù, lửa đạn, đi ngang qua danh dự, vinh quang, đi ngang qua thấp hèn, tủi nhục..v..v.. Để kết tụ lại là luôn tư duy về vấn đề sanh, lão, bệnh, tử của thân phận con người,..... Bấy giờ nhờ sự tư duy chính đáng mà Đức Phật phát trí hiểu biết đích thực như vầy: do có sinh mà có già, chết; do sinh làm duyên mà có già, chết. Lúc đó ta lại nghĩ do đâu có sinh, có hữu, có ái, có thọ...cõi đời này thật do những nỗi lo khổ ràng buộc, sinh, già, chết để rồi lại sinh ra và vẫn chưa thoát ly cái khổ đau của già chết thì làm sao biết được cái khổ của già chết để thoát ly? 1) Thuyết luân hồi là gì? Trong vũ trụ có vô vàn “sự thực” mà không thể đưa ra những chứng cớ để chứng minh, nhưng chúng ta không nên phủ định sự tồn tại của chúng. Hơn nữa khoa học ngày nay đã có tiến bộ song vẫn còn những hạn chế về thành tựu nên chưa thể giải đáp đầy đủ những thắc mắc về vô vàn hiện tượng bí ẩn có trong vũ trụ. Thích Ca Mâu Ni (ông tổ của Phật giáo) thường nói với đệ tử là: “Ta là người nói thật, nói đúng chứ không nói bừa”. Phật giáo chủ trương “thuyết luân hồi”, hễ chúng sinh nào chưa được giác ngộ đều phải luân hồi mãi mãi trong bể khổ sống chết. Do đó, con người mới phải trải qua hàng ngàn, hàng vạn cuộc đời. Thậm chí có người kiếp trước chỉ là động vật như trâu, bò, lợn, chó, rắn rết.. nhưng chúng ta chưa được giác ngộ thực sự, chưa hiểu điều đó một cách trí tuệ nên không biết đó thôi. Mọi người đều biết “không sát sinh” là giới cấm của Phật giáo. Phật giáo chủ trương mọi chúng sinh trong thế gian này đều phải bình đẳng, chính vì vậy con người cần phóng sinh những động vật nhỏ, yếu; không được đang tâm chà đạp chúng. 2) Phật giáo phủ định thuyết định mệnh Thế nào là thuyết định mệnh? Nói giản đơn là con người sinh ra ở đời lành, dữ, phúc, hoạ đều là do định sẵn từ trước không thể nào thay đổi được. Những người tin vào thuyết định mệnh cho rằng tất cả đều do trời xếp đặt kể cả việc sống và chết. Người đã có số thì dù có cố gắng đến đâu cũng không thể thay đổi được số mệnh của mình. Ví dụ số đã không nghèo thì dù có tiêu pha hoang phí đến đâu cũng không thể nghèo đi. Hoặc người hay làm điều ác thì số đã giàu có phong lưu cũng không vì thế mà gặp nghiệp chướng. Phật giáo kịch liệt bác bỏ học thuyết định mệnh đó và khẳng định: “Hễ cố gắng phần nào vất vả thì được phần thu hoạch đó” hay “gắng sức thì không phí công!” Phật giáo cho rằng tiền đồ và định mệnh của một cá nhân tốt hay xấu đều do việc làm hiện nay của mình quyết định. Nói khác đi là tiền đồ của mình nằm trong tay mình. Ðây là một quan niệm hết sức tiến bộ vì nó thể hiện được một thế giới quan khoa học nhìn nhận thế giới và hành vi của con người. Sở dĩ chúng tôi dành một số lớn trang trong cuốn sách này để đề cập đến nhân sinh quan của Phật giáo trước khi đi vào vấn đề “sống và chết” vì nhiều lẽ: Thứ nhất, trong mọi tín ngưỡng của loài người từ xưa tới nay thì chỉ có Phật giáo là có nhiều giải thích về vấn đề “sống và chết” của con người một cách đầy đủ cặn kẽ. Mặt khác trên con đường tìm hiểu về bản chất của cái chết chúng ta không thể bỏ qua Phật học mà không xem xét. Thứ hai, Phật giáo là một học thuyết tin vào trí tuệ chứ không phải là một thứ tôn giáo mê tín, huyền hoặc. Nghiên cứu về Phật giáo có thể bạn sẽ tìm thấy vô số các giải đáp tìm hiểu vể vạn vật, về vũ trụ, đại vũ trụ và cả về thế giởi vi mô xung quanh con người. Những hướng nghiên cứu này, không ngoài mục đích cứu giúp chúng sinh thoát khỏi tai ương, bệnh tật. Thứ ba, Phật giáo là một học thuyết khoa học mang tính nhân sinh cao cả. Trong chúng ta ai ai cũng biết câu “Phật ở trong tâm” nói khác đi là “ai cũng có thể trở thành Phật”. Khác với nhiều đạo giáo khác như cơ đốc giáo chỉ cần đưa ra một bộ kinh duy nhất là kinh thánh mang tính tóm tắt là có thể giải thích đầy đủ tính huyền diệu của sự sống? Còn Phật giáo lại cho rằng “Hiện tượng nhân sinh, vũ trụ không phải là đơn giản”. Việc truy tìm tính chân thực của hiện tượng nhân sinh và vũ trụ rất phức tạp mà không thể giải thích mang tính áp đặt như kiểu vũ trụ hay con người do một vị thần linh sáng tạo ra như kiểu chúa trời hay Adam và Eva, Phật giáo quan niệm mọi việc không có sự bắt đầu, nếu có chỉ là sự kết thúc của một quá trình nào đó để chuyển hoá sang một quá trình mới. Thứ tư, Phật giáo cho rằng trên con đường tìm hiểu sự vật thì việc hoài nghi không phải là một tội ác hay ngu xuẩn mà hoài nghi là con đường đi đến giác ngộ, “Nghi lớn thì ngộ lớn, nghi nhỏ thì ngộ nhỏ” là câu minh chứng cho tính chân thực đó. Thứ năm, Phật giáo cho rằng “chân lý” không có ranh giới, Bản thân nó không phụ thuộc vào bất cứ một tôn giáo nào cả cũng như không hề phụ thuộc vào một cá nhân nào trong lịch sử. Nói như vậy chân lý mà ngay Đức Phật nói ra cũng không phải của riêng người. Từ đó có thể hiểu được rằng Phật giáo không hề sùng bái cá nhân nào, quan niệm mọi giáo lý tồn tại vài nghìn năm ở loài người ít nhiều đều có ích, nếu không nó đã bị trí tuệ của loài người đào thải và bị thời gian mai một đi. 3) Thuyết “Nhân quả” Học thuyết “Nhân quả” của Phật giáo, đó là một giáo lý có tinh thần đặc sắc và tinh hoa. Chúng ta nghe nói đến “Nhân quả của Phật giáo” thì phải hiểu tường tận là sự “quả báo nhân duyên”. Ðiều đó nghĩa là giữa “Nhân và Quả” Phật giáo còn hết sức chú trọng đến chữ “duyên”. Thế nào là “duyên”? Duyên có tác dụng như thế nào. Thí dụ, trồng hạt dưa dưới đất (nhân), nếu không có ánh sáng, nước, phân bón và công người chăm sóc vất vả thì sẽ ảnh hưởng đến sự nảy mầm và khai hoa kết quả sau này. Do vậy giả sử có người tuy kiếp trước được tạo ra nhân thiện nhưng đời này không tiếp tục tu trì làm nhiều điều thiện đức thì có thể ảnh huởng đến việc tăng trưởng quả thiện của mình và cũng có thể không đạt được quả tốt (tuy cái nhân thiện của mình vẫn không bị xoá bỏ). Khổng Tử đời xưa có nói: “Mạ lên không tốt là do người, tốt mạ lúa không chắc hạt là do người”. Theo lý lẽ đó nếu có người kiếp trước làm điều ác, đến đời này biết ăn năn hối lỗi và làm nhiều việc thiện thì “có thể anh ta không phải chịu quả ác”. Thái độ Phật giáo đối với vấn đề “đời trước làm ác, đời này tuy cố gắng nhưng vẫn có thể chịu báo ứng quả xấu”: 1) Phải tiếp tục làm nhiều điều thiện hơn nữa mà chớ có nản lòng. 2) Ðối với “quả ác” (Phật giáo gọi là định nghiệp). Không có thể thay đổi được thì con người phải dũng cảm tiếp nhận vì người quân tử dám làm dám chịu chớ nên oán trời hay trách người mà rắp tâm bỏ trốn hay đổ vấy cho kẻ khác. Có người hỏi: Tại sao có nhiều người đời này làm nhiều điều thiện nhưng vẫn nghèo, khổ hoặc luôn gặp những điều bất hạnh? Còn những kẻ xấu cả đời làm ác mà vẫn ung dung sống trong cảnh phú quý và trường thọ? Theo Phật giáo thì “làm lành được lành, làm ác bị ác báo, nếu không chịu quả báo là do thời gian chưa đến mà thôi“. Điều đó chứng tỏ những người ăn ở hiền lành mà chịu cuộc sống bất hạnh không phải là việc nhân quả báo ứng sai mà vì người này trước kia đã từng làm nhiều việc ác mà đến đời này phải chịu quả ác đó. Phật giáo còn cho rằng việc báo ứng nhân quả có khi đời này làm thì đời này sẽ báo ứng, có khi phải đến đời sau hoặc sau nhiều đời mới có báo ứng. Người xưa đã từng nói: “Thiện ác cuối cùng tất sẽ báo ứng, đạo trời vốn luân hồi, không tin thì ngẩng đầu lên xem, trời xanh đâu có buông tha ai?” 4) Quan niệm của Phật giáo về hạnh phúc thật sự của loài người Con người muốn được an lạc thực sự đại khái phải thoả mãn được các yêu cầu sau đây: l) Tâm thần thanh thản, không phiền não. 2) Ðối với những khổ đau trước mắt thì tuỳ cảnh ngộ mà giải quyết ổn thoả, không oán trời trách người. 3) Ðối với các vấn đề vũ trụ, nhân sinh được giải đáp hợp lý. 4) Ðối với tương lai (đời sau) có đáp án thoả đáng. 5) Tiền đồ, vận mạng, cuộc đời, thành bại, vui khổ của mình không được do người khác thao túng. Trong mọi tôn giáo trên hành tinh thì Phật giáo có thể thoả mãn được hoàn toàn những yêu cầu đó của nhân loại. Nguyên nhân nào khiến cho Phật giáo có thể thoả mãn những yêu cầu trên? 1. Phật giáo khuyên con người phải biết “tri túc thường lạc” phải học thiên định, lạc quan tiến thủ. Cứ theo đó mà tiến hành thì tâm thần tự nhiên thanh thản, không sinh phiền não (con người nói chung như trẻ con lên 3 mất cái kẹo thì kêu khóc ầm ĩ, còn Phật tử như người lớn hiểu biết không vì thế mà phiền não. Ðó là vì quan điểm trí tuệ, cảnh giới khác nhau). 2. Phật giáo cho rằng những việc không vừa ý trước mắt là những kết quả của những nguyên nhân mình làm trước đây, nên phải dũng cảm tiếp nhận không được vì thế mà phiền não, không được oán trời trách người. 3. Tất cả những kinh điển của Phật giáo không phải là thể hiện quyền uy và sự tài giỏi của đức Phật mà giải thích một cách hoàn toàn triệt để vấn đề cơ bản của vũ trụ và nhân sinh, khiến con người được giải thích một cách hợp lý. Do vậy mà nhà triết học người Anh vừa mới qua đời là Rô-xơ đã nói: “Trong các tôn giáo ở trên thế giới tôi thích nhất là Phật giáo”. Ông Tôn Trung Sơn nói: “Phật học là mẹ của triết học, nghiên cứu Phật giáo có thể bổ khuyết những điều lệch lạc của khoa học”. Khang Hữu Vi nói: “Sự uyên bác, tinh vi của Phật học..tuy có triết học của các bậc thánh nhưng không có vấn đề nào là không đề cập đến, nội dung của nó thâm diệu”. Chương Thái Viên nói: “Lý luận của Phật giáo khiến cho bậc trí trên thế giới không thể không tin”. Lương Khải Siêu nói: “Tín ngưỡng Phật giáo là chữ tín chứ không phải là mê tín” Con người chính nó là con người phải hiểu sự thật của chính mình và biết làm thế nào để đạt hạnh phúc trong hiện tại và tại đây. 4. Kinh Phật viết: “Phật xuất hiện trên thế gian vì một nhân duyên lớn”. Nhân duyên lớn đó (tức là mục đích của Phật đến thế gian này) là gì? Ðó là để chuyển mê thành ngộ, giải thoát mọi khổ đau để con người vĩnh viễn hưởng tự do và sung sướng. 5. Phật giáo cho là con người là kẻ “đầu đội trời, chân đạp đất”. Trên con người, không có vị thần nào có thể thao túng sống chết, thành bại, hoạ phúc của chúng ta, con người là chủ nhân của mình, là chúa tể của mình, chỉ có mình nỗ lực, phấn đấu thì nhất định có ngày mai huy hoàng, tươi sáng. Do vậy niềm tin Phật giáo có thể làm cho con người được hưởng sung sướng thực sự. Vậy hạnh phúc chân thật là gì? Ðức Phật dạy: Mình là chủ nhân của chính mình, không ai khác là chủ nhân của mình. Người khéo tự chế ngự mình, sẽ thấy được vị chủ nhân khó tìm thấy.’ ‘Người trí huệ giữ gìn tâm mình, vì cái tâm có nhận thức, rất tế nhị, nó chạy theo các dục. Cái tâm được khéo giữ gìn, đem lại an lạc, hạnh phúc.’ 5) Thế giới vĩ mô và vi mô của Phật giáo Ông Tôn Trung Sơn có nói: “Nghiên cứu Phật học có thể bổ khuyết cho những thiếu sót của khoa học.” Nói một cách khác là Phật học không những phù hợp với khoa học hiện đại mà còn chỉ ra những điều của thế giới cách đây hơn 2000 năm mà ngày nay mới bắt đầu chứng minh phần nào. Thí dụ như học thuyết tương đối về không gian và thời gian. Chúng ta có thể xem kĩ ví dụ này a) Vũ trụ quan của Phật giáo. Trước đây có những nhà thiên văn cho rằng vũ trụ là có tận cùng, có giới hạn, nhưng quan điểm này bị những phát hiện mới ngày càng nhiều bác bỏ. Trước đây theo học thuyết của Ptolem Atis thì trái đất là trung tâm của vũ trụ, là bất động, mặt trời vận hành vòng quanh trái đất. Lúc bấy giờ, học thuyết đó được giáo hội Rô-ma cho là chân lý vững chắc không còn nghi ngờ gì nữa. Về sau học thuyết này bị Cô-péc-nich và Ga-li-lê bác bỏ. Do vậy mà các ông này suýt bị sát hại. Thế nhưng quyền lực của Rô-ma cuối cùng không ngăn cản được chứng cứ khoa học. Hiện nay ngay một cậu học sinh nhỏ cũng biết rằng trái đất cũng chỉ là một hành tinh nhỏ trong vô số vật chất khác quay xung quanh mặt trời. Chúng ta hãy xem tổ chức vĩ đại của vũ trụ trong quan niệm của Phật giáo có phù hợp với khoa học không? Phật giáo cho rằng 1000 thái dương hệ hợp thành 1000 tiểu thế giới 1000 tiểu thế giới hợp thành 1000 trung thế giới và 1000 trung thế giới hợp thành 1000 đại thế giới gọi là một quốc độ Phật (nơi mà Phật giáo hoá). Như vậy là một quốc độ Phật có bao nhiêu thái dương hệ? Có tất cả là 10003 bằng 1.000.000.000 thái dương hệ, tương đương với một tinh vân thiên văn học (một hằng tinh do quần hằng tinh, vệ tinh xung quanh cấu thành một hệ thống gọi là thái dương hệ). Thí dụ như thái dương hệ của chúng ta có 9 hành tinh lớn xoay quanh là Trái đất, sao Thuỷ, sao Kim, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên hoàng, sao Hải hoàng, sao Minh vương cùng với 27 vệ tinh và hơn 1.100 hành tinh nhỏ. Thế thì trong vũ trụ cuối cùng có bao nhiêu quốc độ Phật? Kinh A di đà nói rõ: “Từ Tây phương vượt qua 10 vạn triệu triệu quốc độ Phật có thế giới gọi là cực lạc!” nghĩa là từ trái đất ta ở Cực lạc Tây Phương có đến 10 vạn ức Phật độ. Cho nên Đức Phật Thích Ca nói: “10 phương hư không là vô cùng tận, thế giới là mênh mông không bờ bến” (10 phương hư không đồng nghĩa với chữ “Thái không” mà ta thường nói). Ðiều này nói với chúng ta rằng, trong hư không có vô vàn hành tinh không kể xiết, hư không là mênh mông, không bờ bến. Sau thời kỳ phục hưng văn nghệ ở Châu Âu, Ga-li-lê dùng kính viễn vọng quan sát các hành tinh trong hư không, nền thiên văn mới dần dần có nhiều tiến bộ. Cho đến ngày nay, chúng ta mới hiểu biết chút ít về cõi hư không mênh mông vô tận, mới biết được rằng trái đất của chúng ta chẳng qua chỉ là một hành tinh nhỏ trong thái dương hệ mà thôi. Còn trong hư không thì có vô vàn thái dương hệ không kể xiết, có hàng triệu triệu mặt trời. Nhưng 2500 năm trước đây, Thích Ca Mâu Ni chưa có kính viễn vọng mà đã báo cho chúng ta biết hư không là vô tận, còn số lượng hành tinh trong hư không thì không kể xiết (Ðức Phật dùng chữ “không thể nghĩ bàn” để hình dung, ý muốn nói là chẳng những không thể đếm hết mà ngay cả đến tưởng tượng cũng không nổi). Nếu không phải là một bậc “tiên tri, tiên giác” có một trí tuệ vĩ đại uyên bác như vậy thì không sao miêu tả được bộ mặt thật về vũ trụ vĩ đại, thần bí, bao la mênh mông như thế. b) Trong một bán ước có 8 vạn 4 ngàn chúng sinh Khi đức Phật thuyết pháp. Người đã báo rất rõ cho chúng ta biết rằng: “Chúng sinh trong vũ trụ là không thể đếm được, là không thể tưởng tượng được”. Ngoài trái đất chúng ta ở có chúng sinh ra vô vàn hành tinh trong vũ trụ, cũng có chúng sinh mà chúng ta không thấy được. Đức Phật chỉ một bát nước trên bàn nói: “Trong bát nước này có 8 vạn 4000 chúng sinh” (có nghĩa là số lượng rất nhiều). Ngày nay với sự tiến bộ của nền khoa học, không dám phủ nhận rằng ở các hành tinh khác trong vũ trụ có khả năng tồn tại những sinh vật khác. Nhưng chúng ta tin rằng điều mà Phật giáo nói là chính xác tức là trong vũ trụ còn tồn tại vô vàn chúng sinh. Thực tế nếu nhìn qua kính hiển vi, người ta thấy trong bát nước có đến hàng ngàn, hàng vạn sinh thể như vi trùng. Cách đây 2500 năm, Thích Ca Mâu Ni không hề dùng kính hiển vi quan sát mà nói được ra một sự thực phù hợp với khoa học hiện đại, thực đáng để chúng ta khâm phục. c) Sắc tức là không, không tức là sắc. Theo vật lý học cổ điển thì có hai định luật quan trọng: Một là định luật bảo toàn vật chất, hai là định luật bảo toàn năng lượng. Ðiều đó cho thấy quan niệm về tính độc lập vật lý giữa vật chât và năng lượng. Chúng không thể trao đổi cho nhau được. Vật chất trong kinh Phật được gọi là “sắc” (chớ lầm vởi chữ “nữ sắc”). Phật giáo cho rằng “sắc tức là không”, như vậy là đối lập với khoa học. Theo sự giải thích của Phật pháp, thì tất cả mọi sự vật trong vũ trụ đều là “vô thường”, bản thể là “không”, không có cái gì là bất diệt cả như vậy cũng không hợp với khoa hoc. Khi định luật Anh-Xtanh được công bố, cho thấy khi một lượng vật chất bị huỷ diệt thì có thể giải phóng một năng lượng lớn khủng khiếp theo công thức E=mc2 thì chúng ta thấy năng lượng và vật chất có thể chuyển hoá cho nhau. Lý thuyết này của Anh-xtanh đã được thực nghiệm minh chứng khi loài người tiến hành thử nghiệm bom nguyên tử vào năm 1945. Rõ ràng bản thể của vật chất (sắc) chẳng phải là không đó sao? Ðịnh luật vật lý cũ bị phủ định, Phật học đã một lần nữa được xác minh từ khoa học quan điểm của mình là đúng đắn. Nói cụ thể hoá, thì học thuyết tương đối của Anh-tanh là vấn đề chứng minh tính tương đối của không gian và thời gian. Trong kinh “Diệu pháp liên hoa” thì đã ghi rõ Ðức Phật nói với những người đến nghe thuyết pháp: “Các người ở đây nghe ta giảng kinh cảm thấy thời gian không lâu lắm nhưng thế giới bên ngoài thì đã kinh qua hàng ngàn vạn năm rồi”. Rõ ràng Phật học đã có những đóng góp vô cùng to lớn trong bước đường tìm hiểu về thế giới vạn vật của khoa học nhân loại. 6) Ngũ phúc là gì? Ngũ Phúc, danh từ này nguyên ở trong thiên “Hồng Phạm” của Kinh Thư. Bây giờ đã trở thành từ ngữ mà mọi gia đình đều biết. Hầu như ai ai đểu quen thuộc thành ngữ “ngũ phúc lâm môn”. Nhưng rất ít người bìết cái mà ngũ phúc là chỉ 5 loạì ngũ phúc nào. Còn nói về nguyên lý của ngũ phúc lâm môn, người hiểu nó lại càng ít. Phúc thứ nhất là “trường thọ”, phúc thứ hai là “phú quý”, phúc thứ ba là “khang ninh”, phúc thứ tư là “hiếu đức”, phúc thứ năm là “thiện chung”. Trường thọ là không bị chết non, phúc thọ là lâu dài. Phú quý là tiền của rất nhiều, địa vị tôn quý. Khang ninh là thân thể khoẻ mạnh, tâm hồn yên lành. Hiếu đức là tính lương thiện, nhân hậu, bình tĩnh. Thiện chung là có thể tiên liệu thời kỳ chết của mình. Khi lâm chung không gặp tai họa, thân thể không đau đớn vì bệnh tật, trong lòng không vương vấn và phiền não, ôn hoà tự tại rời khỏi nhân gian. Được cả ngũ phúc có thể coi là cuộc đời hạnh phúc mỹ mãn, một khi thiếu điều nào có thể gọi là không hay. Ví dụ nói có người tuy trường thọ mà ít phúc, có người thọ 100 tuổi mà sống nghèo, có người phú quý lai đoản mệnh, có người phú quý nhưng vô cùng lao tâm khổ tứ, có người thoả mãn với cuộc sống thanh bần nhàn du, có người nghèo hèn mà thiện chung, có người phú quý trường thọ nhưng cuối đời gặp tai hoạ chết bất đắc kỳ tử. Cảnh ngộ cuộc đời phức tạp nhiều không kể hết. Ðó là mới nói đến sự biến hóa của 5 phúc. Chỉ có 5 phúc toàn bộ đều có cả mới được gọi là thập toàn thập mỹ, còn các trường hợp còn lại đều là tốt đẹp không trọn vẹn. còn gọi là 5 phúc khiếm khuyết. Trong 5 phúc, phúc thứ 4 là quan trọng nhất: Hiếu đức. Vì có cái đức lương thiện, nhân hậu, hiền hoà được coi là “phúc tướng” Tốt nhất. Ðức là nguyên nhân và cái gốc của phúc. Phúc là biểu hiện của kết quả của đức. Con người với “phúc hiếu đức” đôn hậu thuần khiết, lúc nào cũng bố thí, hay làm việc thiện, tích nhiều âm đức, mới có thể bồi dưỡng 4 phúc khác, làm cho nó không ngừng phát triển. (Trích từ “Thế giới tái sinh” của Chu Sở, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội) Kinh Đức Phật đã dạy : “Hương của các loài hoa Không thể bay ngược gió Hương người đức hạnh đó Ngược gió bay muôn phương.” Hay: “Tự mình làm điều ác Tự mình làm nhiễm ô Tự mình ác không làm Tự mình làm thanh tịnh Tịnh không tịnh tự mình Không ai thanh tịnh ai” Tìm hiểu tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử 1. Lý do chọn đề tài Khổng Tử và thời đại Khổng Tử đã cách xa chúng ta hàng chục thế kỉ, thế nhưng những giá trị trong học thuyết của ông vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm và nhìn nhận đánh giá lại cho phù hợp. Vấn đề sâu Nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử thể hiện bản chất con người, mối quan hệ con người với con người, trong đó những luận điểm về đạo đức, nhân, nghĩa thì thể hiện rõ tính thời đại, thời sự. Về những phương diện nào đó nhân sinh quan của Khổng Tử đã tạo động lực cho sự phát triển văn hóa - xã hội ở những nước phương Đông trong đó có Việt Nam. Có những thời điểm lịch sử tư tưởng Khổng Tử là tư tưởng thống trị ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và một số các nước đồng văn khác. Ngày nay khi nhìn lại lịch sử chúng ta vẫn thấy ở nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử còn có những luận điểm có giá trị thời đại, chẳng hạn như lí tưởng về một xã hội đại đồng, xã hội mà xã hội chủ nghĩa đang vươn tới. Tư tưởng về người đứng đầu nhà nước phải nêu cao tinh thần lấy dân làm gốc. Tư tưởng Khổng Tử cũng đề cập đến một kiểu gia đình hòa thuận, con cái hiếu kính với cha mẹ. Đây là những giá trị sâu sắc mà thế hệ sau nên tiếp thu. Khi được hỏi về quan niệm Thần linh, và sau khi chết con người đi về đâu, Đức Khổng Tử đã trả lời: "Chuyện con người còn chưa rõ nói chi đến chuyện Thần linh, và chuyện sống còn chưa rõ nói chi đến chuyện chết. " KẾT LUẬN CHUNG Khổng Tử (551-479 trCN) là một con người kiệt xuất của thời đại, xuất thân trong một gia đình cơ hàn, khổ cực thuộc dòng dõi quý tộc. Cha của ông là Thúc Lương Ngột, mẹ là Nhan Trưng Tại. Ngay từ khi mới 3 tuổi ông đã mồ côi cha, đến năm 23 tuổi ông mồ côi mẹ. Cuộc đời ông đã trải qua bao gian nan cay đắng, mặc dù tới lúc 17 tuổi ông được nổi danh và trọng dụng nhưng đến hết cả cuộc đời mình ông vẫn chưa thực hiện được hoài bão ước mơ của mình là “sửa trị thiên hạ ”. Ông qua đời, lúc 73 tuổi. Sống trong thời suy vi, loạn lạc vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha, con không ra con. Nhưng ông vẫn là một tấm gương nhân luân về một nhân cách con người cao thượng, một bậc trí giả, hiền nhân quân tử. Với học thuyết nho giáo ông đã góp phần to lớn cho sự phát triển nền tư tưởng nhân loại thế giới, thông qua các tác phẩm Tứ Thư, Ngũ Kinh mà ông chỉ thuật lại chứ không sáng tác, ông đã bộc lộ tư tưởng triết học của mình về thế giới quan, nhân sinh quan, các học thuyết chính trị, giáo dục, đạo đức con người... Mặc dù còn mang nhiều yếu tố duy tâm và mâu thuẫn về thế giới quan, nhân sinh quan nhưng ông đã mở ra một cách nhìn nhận mới về con người, xã hội lúc bấy giờ, ông đã lý giải gần giống quan điểm của Marx: “Bản chất con người không phải là cái gì cố hữu, chung chung trừu tượng mà bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Con người sống trong xã hội luôn có sự ràng buộc quan hệ tác động qua lại với nhau, con người của Khổng Tử là con người xã hội, con người cộng đồng, gia đình, con người cần phải có đầy đủ những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp, nhờ vậy mà con người mới trở thành con người có nhân, nhân là nội dung của đạo đức, lễ là hình thức biểu đạt nhân, chính danh là con đường thực hiện điều nhân. CÁC TÀI LIỆU TƯƠNG TỰ Tìm hiểu nhân sinh quan trong thơ Mặc Giang Quan niệm,... về bản chất hay nguồn gốc con người và vạn hữu, là thuộc triết học hoặc siêu hình học, đã có những minh sư hiền triết trình bày dưới nhiều quan điểm và dạng thức khác nhau. Tùy mức độ trí tuệ nhận thức của loài người, mà quan niệm đó được nhìn nhận đánh giá thông qua những giá trị khác nhau... Qua thơ ông, ta thấy cái gọi là vạn hữu vũ trụ có mặt từ thuở hồng hoang, hay kiếp sống con người lan trải rộng dài trên vạn nẻo đường, luôn trong trạng thái diệt sanh, sanh diệt nhanh hơn dòng thác lũ. Sống và chết, chết và sống là những cõi đời vô định phiêu lưu. Xưa nay, những biến cố hải chấn, địa chấn và bao tai họa khác, làm hàng ngàn hàng vạn người "mới ngày nào những ân tình trìu mến, mới ngày nào những bịn rịn chia xa" đột ngột đi vào cõi chết đến não lòng, thì ai cũng sẽ thấy : Sống và chết, không kịp chia tích tắc Có khi chết một cái ào, tím ngắt Có khi chết một cái ào, im re Có kinh chết, một cái ào nín khe Thật mơ hồ, trông còn hơn mộng mị (Mặc Giang, bảo vệ hành tinh xanh) Sự biến chuyển từ mạch sống hân hoan trong dệt mộng ươm đời hạnh phúc, đến cái chết kêu ông xanh không thấu, gọi bà dày không hay như thế, đúng còn hơn cả chiêm bao. Trong thế giới đối đãi, mộng thì không phải thực, mà thực thì không phải mộng, nhưng giờ thì không thể phân ranh xẻ giới. Vì "chết thật tình mà nghe sao vô lí, ...mới đó mà trôi về một cõi lãng quên, mới đó mà lung linh mờ cát bụi". Triết lí về vô thường biến hoại ở đây khiến ta ý thức được, "trong hội ngộ đã sẵn mầm chia li...". Đồng thời với ý thức này, người ta càng thấu biết "trong tích tắc, biết bao nhiêu sự chết, chứ đâu cần một đêm với một ngày, chứ đâu cần một tháng với môït năm..." Hình ảnh thân thiết gần gũi sau chết chóc li tan, là một hiện trạng chua chát phủ phàng, khiến con người thêm chán ngán về sức mạnh của vô thừơng, là hình ảnh một chiều nào đó: Đi trong nghĩa trang chợt nhìn nấm mộ Nắp quan tài vỡ một lỗ tan hoang Nhìn vào trong tôi rún rấy bàng hoàng Một đầu lâu với xương khô vụn vỡ ...Nấm mộ kia một thời nào kiếp trước Nắm xương tàn còn sót lại phôi phai (Mặc Giang, vào cửa tử tôi tìm về cõi chết) Lối nhìn nhận, quan niệm sâu xa thống thiết về lẽ sống như thế, biết đâu có ai đó trong cõi diêm phù ngộ tưởng là cái nhìn thiếu lạc quan, buồn tẻ thê lương. Sao không thả mộng hồn say phách tán cho chuỗi ngày hoan lạc dương gian, mà lại trầm ngâm với nỗi buồn não nề cõi chết. Đâu không biết rằng, trốn chạy, phớt lờ, không đủ nghị lực, không dám đối diện sự thật muôn đời, khiếp sợ đến nỗi không dám nhìn, không muốn bàn, mất đi tiết khí chí dũng trong đời, mới là bi quan. Tội nghiệp, và xót xa biết bao !!!... Trong cái gọi là "sống và chết gảy cung đàn bất tận" hay là "tử sinh hai nhịp vơi đầy, cung đàn sống chết còn đây vô thường" ấy, là có cơ hội để con người tiếp xúc với triết lý trong dòng sống chết luân lưu. Đó là tiếng chuông báo động về luân hồi. Ý thức, ý niệm về luân hồi, là một trong những nét son về triết lí hiện sinh nổi bật trong thơ Mặc Giang. Trình bày về triết lý này, Mặc Giang nói : Khi dòng sinh đã bắt đầu chuyển mạch Thì dòng tử mở ra mt cõi đi về Hoặc Khi cõi sinh hiện ra thêm một vệt Thì cõi tử lại trống mất một ô (Mặc Giang, Tôi bước đi giữa đôi bờ sinh tử) Ông chỉ ra, sống và chết chẳng phải hai cõi riêng rẽ phân thù sai khác, mà tương quan mật thiết, bất khả phân giữa hai chỉnh thể đối lập, thống nhất trong mâu thuẫn. Nó là một vòng tròn khép kín liên tục. Ngay khi mạch sống mới bắt đầu hé nụ, thì mầm chết đã kết trái trên cánh hoa tàn. Để có một chúng sanh thọ thai ở nơi này, thì trước phải có một chúng sanh ở chỗ khác qua đời. Trong Vạn Hữu Trường Ca, phần "ma quỷ thân thương", Mặc Giang tả : "kìa em bé vừa sinh ra đó, trên dương gian bỏ xó một người. Em cười mở mắt sáng ngời, đã tan hồn phách của người trần gian." Em bé quỷ con mới sinh ra đó, không ai lạ, mà chính là tái sinh thoát kiếp của một linh hồn của kiếp người. Tác giả lại khẳng định thêm : Sáu nẻo xuống lên là chi nhĩ ! Bốn loài sinh tử tợ chiêm bao ! Xa xưa như mới hôm nào ! Ngày mai mờ mịt cớ sao đón chờ ? ( Mặc Giang, Vạn hữu trường ca ) Trong mạch tử sinh luân hồi, là hình ảnh của những kiếp thác thai bất định, hôm nay là người, nhưng mai kia là kiếp sống thay hình đổi dạng trong mạch tương lưu giao cảm của kiếp hữu tình. Con người sau khi chết không nhất định tái sanh trở lại làm người, mà tái sinh xoay chuyển vào trong sáu cõi bốn loài, bởi con người không phải là chúng sanh duy nhất. Do đó có thể kết luận, "tử là điểm ngừng mà sinh là tinh ba xuất phát, linh tri đó ứng tùy một thân khác, chiêu cảm cùng vạn hữu khứ lai ", và vì "khi đã đi thì không phải là hai, nhưng khi đến là hai chứ không phải một, như một bản trường ca tương tục âm thanh nhiều nốt...". Chết chỉ là đánh dấu bước ngoặc chuyển tiếp trong dòng sống luân lưu vô tận, còn linh tri hay linh hồn tiếp tục trong một đời sống mới, như mặt trời tuy lặn nơi này, nhưng thực tế đang mọc ở nơi kia. Thì ra, "giữa tử sinh có sợi dây vô hình kì diễm, như bản trường ca sinh tử vô cùng." Thế nên, chết là sự thể hiển nhiên đau thương ngàn đời hiển hiện, nhưng chỉ là huyễn hữu như giấc mộng phù du, vì "lang thang từ kiếp luân hồi, mà không thật có có luân hồi cưu mang, vẽ lên lối dọc đường ngang, lối dọc biến mất lối ngang không về, tử sinh sinh tử lí hề ......" Cả nhân gian sinh tử luân hồi thống khổ mà chỉ như một trò hề. Sau hiện tựơng sống chết ấy là cái không từng sống chết. Triết lý về sống chết của nhà thơ Mặc Giang, cho chúng ta hiểu rõ, hai bờ sống chết là trên cùng một mạch tương thông, mà ở đó đâu còn nghe tiếng gõ nhịp của thời gian. Giá trị thời gian không thể thiết lập. Theo Mặc Giang, ý niệm sanh và tử, chỉ là danh từ của tương quan đối đãi, trong những giả định về thời gian. Xuyên qua đó, nhà thơ cũng đã chỉ ra, trong hiện tại cũng có mặt xa xưa, và trong xa xưa cũng vốn đeo bòng cái hiện tại sống động này đây, và tương lai càng không thể thiết lập và minh định. Thông qua chuỗi luân hồi sáu nẻo, Mặc Giang cho chỉ chúng ta nhận thức được triết lý về thời gian theo Kim Cang Kinh , là "quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc." Ý thức được sự tương quan giữa ba khoảng thời gian ấy, là cơ sở để chúng ta càng hiểu thức rõ : Mồ hoang như ảnh ảo huyền Thân như bèo bọt nương thuyền phiêu du Từ trong cõi mộng âm u Em như điểm sáng thiên thu vẫn còn (Mặc Giang, Vô tình tôi thăm Nấm mộ hoang Bé Thơ) Em ơi ! buồn khóc mà chi, tiếc thương mà chi ! Nấm cô mộ lạnh lùng đến tàn nhẫn ấy, nào phải hình hài đích thực của em, nó chỉ là " ảnh ảo huyền". Em vẫn còn mãi giữa thuyền đời vô tận đó nghe em, ! Tôi đã thấy rồi, em ra đi lang thang từ ngàn xưa, và cho đến cả mai sau. Do đó nên biết, tuy là "đường sinh tử đã mòn lối cũ, nẻo hợp tan đã phủ bao lần, bụi mờ rũ bóng phong trần" , nhưng mà em và tôi vẫn chưa hề sống hay chết, vẫn là "trăng sao chưa nhạt phù vân chưa nhòa." Đây hẳn là sự tương quan giữa cái hữu hạn và vô hạn, giữa hữu hình và vô hình, giữa vật chất và phi vật chất. Trong sanh diệt, tồn tại cái không từng sanh diệt, đó là chân thể bất biến, là linh tri vĩnh hằng. Sống và chết có mặt trong nhau, là sự tương quan : ...Sông với nước chung đôi một bóng Nước với sông một bóng chung đôi Trăm năm cũng chỉ một đời Nghìn năm cũng chỉ một lời nước sông. ( Mặc Giang, Vạn hữu trường ca ) Lìa sông thì đâu còn nước. Không nước thì sao có thể thành sông. Sông nước chỉ là hai khái niệm được thiết lập trên trục tương quan đối đãi. Thực chất là một quan hệ đẳng thức. Trong sinh diệt có cái bất sinh diệt. Trong ra đi đã có sự hứa hẹn trở về. Trong cõi đi về đã có sẵn ngày biệt li. Qua trình bày triết lý về dòng sinh mệnh, Mặc Giang chỉ ra, không cần phải né tránh cái chết, và đi tìm cầu sự sống, vì cả hai vốn có mặt trong nhau, vốn có quan hệ "sông với nước chung đôi một bóng, nước với sông một bóng chung đôi... sông đã có cớ chi nhớ nước, nước đã hòa một thể cùng sông." Hiện tượng sóng đào bọt bèo phập phều của sông vốn không tách rời bản tánh bất biến của nước. Cái hạn hữu sinh diệt diệt sinh theo thời gian và ý niệm, nào có cách biệt với cái bất sinh diệt. Vậy nên, chớ khi sinh ra mới bảo là có, chớ khi chết rồi mới nói là không, vì "có từ thuở hồng hoang mờ ảo, tán từ thời tuyệt xảo lân tinh, mờ mờ ảo ảo dáng hình, có không không có lưu linh vậy mà." Nên nếu bảo rằng không, thì phải không ngay lúc ra đời . Nếu nói có thì phải ngay khi không. Ý niệm về "có- không", không nên để bị đánh lừa bởi thế giới hữu hình, vô hình, hay bởi kiến văn giác tri thường thức. Mặc Giang còn chỉ rõ thêm, "sinh là lúc từ không ra có, tử là thời từ có ra không, có không một thể tương đồng, duyên còn ta có đến không ta về" .Vì "có không một thể tương đồng", nên chớ khi sanh mới nói là có, khi chết rồi mới nói là không. Cả hai đều vần vũ có mặt trong nhau. Hiểu được vậy, cũng chính là lúc ta huênh hoang hát lời ca trên đồng hoang sinh tử: Từ trong cát bụi tử sinh Ta xin nhớ lại bóng hình của ta Từ trong tỉnh mộng đêm qua Ta xin nhớ lại quê nhà xưa nay (Mặc Giang, Ta đây, hiện hữu vô cùng ) Do thông suốt lẽ sinh tử, nên nơi đây, Mặc Giang đã chỉ rõ thêm, lặn hụp chơi vơi trên từng nhịp bước tử sinh như sự chuyển tiếp của sóng mòi, như cát bụi hư nát phủ mờ dòng sông, thế nhưng bản tánh chân thân chưa từng biến chuyển đổi thay. Ra đi biền biệt trong dặm trường tử sinh, nhưng ta nào có ra đi, mà đã và đang trở về với ngôi nhà chân thể. Thế nhưng trở về mà thật sự đâu có trở về, vì có ra đi bao giờ đâu mà trở về. Ngôi nhà quê hương xưa ấy vốn ở ngay trong mọi sinh linh. Từ đó, sẽ vang vọng "tiếng hát chưa tan" : Tôi đi từ chỗ không đi, Luân hồi không đến ngại gì có không Tôi đi pháp giới rỗng không, Tôi về vạn hữu hằng còn hiện ra (Mặc Giang, Sắc không mỉm nụ vô cùng) Tại đây, quan niệm về nhân sinh và vạn hữu của thi hào Mặc Giang đã đưa chúng ta đi sâu thẳm hun hút tận cùng của lối về tĩnh lự, để phóng cái nhìn sâu thẳm vào diệt sanh của dòng đời, vào hữu hạn của kiếp người. Con người lù lù một đống ấy vì không thật có, nên nói rằng sinh ra từ chỗ không sinh, mà chết đi cũng chẳng phải đi vào cõi lung linh ảo huyền. Đi hay về, sống hay chết, chỉ trên cùng một mạch tương thông lưu cảm, nào có ngại gì "có" với "không". Pháp giới còn đó nhưng lại hằng rỗng không, vạn hữu rỗng không nhưng không khi nào không hiện hữu. Từ trong hữu thể mà thấu đạt vô thể, từ trong hữu cùng mà thấy rõ vô cùng, nhà thơ lại dẫn chúng ta trên lộ trình đi về "nguyên sơ, còn đó bóng hình" : Vỡ toang, chấn động ba ngàn Mười phương thế giới chưa tràn chân lông (Mặc Giang,Ta đây, hiện hữu vô cùng ) ... Do đó "mười phương thế giới chưa tràn chân lông" chính là triết lý "sắc chẳng khác không, mà không cũng chẳng khác sắc". Tuy như thế, nhưng thực ra nhân sinh và thế giới quan của nhà thơ chẳng phải dừng lại ở chỗ minh định sự không khác nhau giữa không và sắc, mà chính đang triển khai tư tưởng biện chứng về mối quan hệ tương tức tương nhập, mở ra một " cõi đi về" trong vô thỉ vô chung, đó là "sắc tức là không", và "không cũng tức là sắc". Đó chính là thông điệp của "pháp huyền vi có mặt từ nhịp bước vạn đừơng... có với không thật ra chỉ một chữ, không với có thật ra chỉ một lời" . Từ đây, nhân sinh quan của nhà thơ như nhắn gởi cho nhân loại hiện tại này và mai sau khúc ca chứng đạo bay vào cát bụi của kiếp người, là "đã không thì mấy cũng vừa, có thì một điểm cũng thừa mà thôi" Thông qua nguyên lí sắc không ấy, nhà thơ đã mang lại cho con người cái nhìn triệt để tận cùng huyền vi. Con người và vũ trụ vạn hữu chỉ sanh diệt còn mất trong thế giới hiện tượng, còn bản thể thì chưa từng sanh hay diệt, đến hay đi....... Chính nó tự tiêu dung trong những phạm trù khái niệm đối lập. Thế giới và nhân sinh vốn tồn tại từ vô thỉ, nhưng cũng chính là vừa xuất hiện ngay trong đương niệm. Tất cả vạn hữu trải dài trong vô tận, không ngằn mé, nhưng cũng chỉ là nhét chưa đầy chân lông cọng tóc mà thôi. Chúng ta thấy rõ ràng, trong quan niệm về nhân sanh vạn hữu, nhà thơ Mặc Giang đã vo tròn đơn vị không gian và thời gian thành một khối "nhất chân", không tìm đâu ra, nhưng không đâu mà không có. Không đâu không có nhưng lại là mất hút tự ngàn xưa và chưa từng lên tiếng bao giờ. Ngay khi nói, "sắc chẳng khác không", là trong thâm ý Phật Tổ đã muốn nói "sắc tức là không" rồi. Không phải ngẫu nhiên nhà thơ lại đưa ra luận thuyết về sự tương quan giữa sinh tử và không sinh tử, giữa hiện tượng và bản thể, hay nhân sinh là vô thường biến chuyển, luân hồi, khổ đau, không thực có. Mục đích tối hậu mà nhà thơ Mặc Giang, chính là muốn chỉ ra cho con người, muốn thắp sáng cho cuộc đời là nguyên lí duyên khởi của sự vật, đó là một chuỗi móc xích liên hệ vô cùng, cái này có nên cái kia có, cái này không thì cái kia không. Vì mang tính chất duyên khởi, nên vô ngã vô thường khổ đau và luân hồi. Vì duyên khởi nên tánh vạn pháp là không. Tánh của vạn hữu là không là vì duyên khởi. Nhờ sự chiếu rọi của ánh sáng duyên khởi, con người mới hiểu rõ, sinh tử sở dĩ có mặt là do sự khơi đôïng của sơ niệm vô minh, là sự khơi ngòi của tiến trình luân hồi và khổ đau. Cho nên nói rằng, vô minh, là cái bất giác đầu tiên trong tiến trình duyên khởi của dòng sống. Mà những gì được vận hành dưới nguyên lí duyên khởi thì không thật. Nên vô minh không có cái ngã tồn tại biệt lập, vì vậy có thể chuyển hóa. Chỉ khi nào chuyển hóa hay chấm dứt vô minh, mới chấm dứt mọi tiến trình sống chết. Vậy, đưa ra cái nhìn về sự tương quan giữa bản thể và hiện tượng của dòng sinh mạng con người, nhà thơ Mặc Giang muốn không những chỉ có chỉ ra cho con người hiểu rõ bản chất dòng sống là duyên sinh, không có một cái ngã độc lập, mà còn muốn nói rằng, trần gian là hoàn toàn có thể cải tạo chuyển hóa, khổ đau có thể chuyển thành an lạc. Từ những gì đã đề cập khái quát sơ lược trên, chúng ta thấy nhà thơ Mặc Giang có cái nhìn thẩm thấu, trầm thống, sâu sắc về những giá trị vĩnh hằng và khiếm khuyết của nhân sinh. Cái nhìn này đương nhiên đã được sàng lọc qua sự phân tích hợp lý, thực nghiệm, kinh nghiệm sâu dày của con tim và khối óc. Con tim đã từng rung lên từng nhịp đập yêu thương cuc đời, khối óc đã bao kiếp rồi thẩm thấu liễu tri những vụn vỡ thành hoại của dòng sống. Từ đó, cho chúng ta càng thấy rõ, nhân sinh quan của ông hơn lúc nào hết, cần được tư duy phân tích một cách chín chắn, siêu việt những giá trị khoa học thường thức, để đi đến tiếp nhận như không khí và hơi thở. Nếu không, thì những giá trị quý báu chân thực về quan niệm nhân sanh sẽ đi vào hư ảo méo mó, rỗng không và tụt hậu. Nhà Thơ Mặc Giang
Tên thật Hồ Thanh Bửu. Sinh năm 1953. Nguyên quán Bình Định, Miền Trung nước Việt. 11 tuổi xa gia đình. 14 tuổi rời Trung vào Nam. 28 tuổi hành trình lữ thứ. Hiện đang cư ngụ tại Úc Châu. ~~^***^~~
Ca dao tục ngữ Việt nam còn chuyên chở những nội dung triết lý sâu sắc trong cuộc sống như sau Anh ơi ! hãy ở cho lành Kiếp này chẳng gặp để dành kiếp sau” Hay : “Bởi chưng kiếp trước vụng tu, Kiếp này tu để đền bù kiếp sau. Cây khô tưới nước cũng khô, Kiếp nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo. Kiếp này trả nợ cho xong, Làm chi để nợ một chồng kiếp sau.” |||||| ----- |||||| “Gieo gió gặp bão” “Nhân nào quả ấy” “Nhân nào quả ấy mảy máy không sai” “Không có mây sao có mưa” “Không có bột sao gột nên hồ” Hay : “Đất Bụt mà ném chim trời, Chim trời bay mất bụi rơi vào đầu” <<<<<>>>>>> Qua triết lý nhân quả nghiệp báo của Đạo Phật, Nguyễn Du đã lấy đó để làm câu kết cho tác phẩm của mình như một sự khẳng định, đề cao trách nhiệm con người. “Đã mang lấy nghiệp vào thân, Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa. Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.” Hay : “Khôn thiên muôn sự tại trời, Trời kia đã bắt làm người có thân. Bắt phong trần phải phong trần, Cho thanh cao mới được phần thanh cao”. Tìm hiểu và sưu tập trên các trang web ... Uyên Love kính mong quý bạn thứ lỗi khi ghé thăm my blogspot nếu có điều gì thiếu sót trong sự tìm hiểu này “Sư rằng song chẳng hề chi, Nghiệp duyên cân lại nhắc đi còn nhiều. . . . . . . . .@@@ . . . . . . . .

Inga kommentarer:

Senaste inlägg Äldre inlägg Startsida Prenumerera på: Kommentarer till inlägget (Atom)

KÍNH MỜI NGHE LẠI TIẾNG NÓI CỦA NGUYỄN MAI TRUNG TUẤN

Video Âm Nhạc

Dạ Quỳnh Hương (Phạm Anh Dũng)

1̀5 Trang Liên Quan Blogspot

  • Tất Cả Mọi Chủ Đề Liên Quan
  • ¤¤ Một Góc Suy Tư ... Chia Sẻ ¤¤
  • Nhạc Đấu Tranh Cho Quyền Dân Chủ Tự Do Việt ...
  • Những Tác Phẩm Đầu Tay UL Cất Tiếng Hát Cho...
  • ;-) @@ Cửa Sổ Tâm Hồn Tôi @@ ;-)
  • # Nơi Tôi Đang Cư Ngụ #
  • § Thành Phố Biển Quê Tôi §
  • ^^ Sưu Tập và Giao Lưu Bạn Bè ^^
  • ~~~ Sưu Tập Những Vần Thơ ~~~
  • zz Chuyện Trong Nhà Ngoài Phố zz
  • Cùng nhau Tìm Hiểu và Học Hoỉ
  • Gốc Video Dòng Nhạc Ngoại Quốc Của Nhiều Ni...
  • Lưu Niệm Tiếng Hát Quý Bạn Ca Sĩ Trên Paltal...
  • # Lời hay ý đẹp - Danh ngôn -Videos # Sưu Tập#
  • Sưu tập :Trang Nhạc Vĩnh Điện Rất Đặc Biệt
  • ***Dòng Nhạc Thời Gian***

Danh Ngôn

Người đàn bà ngu nhất có thể điều khiển một ngườn đàn ông khôn ngoan...Nhưng ngược lại là cần phải có một người đàn bà thật khôn ngoan mới điều khiển được một đàn ông ngu ngốc...By Rudyard Kippling

Hình ảnh

Hình ảnh Đong đưa trên võng em nằm ngủ say ;)

Bloggarkiv

  • ▼  2012 (137)
    • ▼  januari (7)
      • Tìm hiểu về NHÂN SINH QUAN
      • Tại sao chữa AIDS (SIDA) lại khó đến vậy?
      • Bà Cụ Bán Rau Muống Đã Chết Trong Một Chiều Mưa Gi...
      • Japp...Thứ 6 ngày 13 - có gì đáng sợ?
      • 1 Vài Kỉ Niệm Tết cùng Lời thơ của UyênLove
      • Truyền thuyết và lịch sử về loài Rồng
      • Asia Entertainment - "Một Ngày Việt Nam & Bước Châ...
  • Ngày mai ai bước sang ngang...Để lại nhung nhớ tình ta thuở nào

Contact me : uyenlove@live.se

Namn E-post * Meddelande *

Leta i den här bloggen

Translate

Mini Globe

Large Visitor Globe

Videos-Love

Video Comments by Crazyprofile.com

Tuyển Tập Các Ca Khúc Quốc Tế Bất Hủ

Từ khóa » Nhân Sinh Quan Là Cái Gì