Nhận Thi Công Sàn Nâng Kỹ Thuật Toàn Quốc - Sàn Nhựa Xinh
Có thể bạn quan tâm
Sàn nâng kỹ thuật là vật liệu sàn được sử dụng khá phổ biến tại các văn phòng và các trung tâm dữ liệu. Nhờ có loại sàn này mà việc đi dây mạng, dây cáp hay đường ống nước trở nên gọn gàng và thuận tiện hơn.
Mặt khác sàn nâng cũng giúp điều hòa không khí, làm mát không gian phòng rất hiệu quả. Chính vì vậy mà loại sàn này ngày càng được quan tâm sử dụng nhiều hơn trong các công trình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về sản phẩm này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung
- Giới thiệu sàn nâng kỹ thuật
- Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật
- Đặc điểm, quy cách sản phẩm
- Ưu điểm của sàn nâng kỹ thuật
- Phụ kiện thi công sàn nâng
- Chân đế
- Thanh ngang (thanh giằng)
- Keo dán chân đế
- Nêm nhựa
- Keo định vị chân đế
- Băng dính xốp
- Dụng cụ nâng tấm
- Ứng dụng sàn nâng kỹ thuật
- Thi công sàn nâng
- Báo giá sàn nâng kỹ thuật
Giới thiệu sàn nâng kỹ thuật
Nếu bạn quan tâm và đang cân nhắc sử dụng sàn nâng kỹ thuật, những thông tin cơ bản về sản phẩm dưới đây sẽ giúp bạn chọn lựa, sử dụng và bảo dưỡng tốt hơn. Sàn nâng kỹ thuật còn có tên gọi khác là sàn nâng, sàn thông minh, sàn giả, sàn giả kỹ thuật. Sàn nâng cho phép tạo một khoảng trống giữa các tấm sàn nâng và bề mặt sàn bê tông nhờ hệ thống chân đế.
Khoảng trống này chính là không gian đẻ đi dây cáp, dây điện, cáp mạng hay đường ống nước dưới sàn nhà. Vì đi dây dưới sàn nâng nên hệ thống dây này không còn gây nguy hiểm và giúp không gian rộng, thoáng hơn. Hiện nay trên thị trường có 2 loại sàn nâng chính là sàn nâng kỹ thuật nguyên khối và sàn nâng có lỗ thông hơi.
Chất liệu làm sàn cũng khá đa dạng: nhôm, xi măng, sợi khoáng. Sàn có thể được phủ thêm các vật liệu như vinyl ESD, mặt phủ HPL, mặt phủ sắt sơn tĩnh điện,… Sự đa dạng trong chất liệu làm sàn sẽ đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng khác nhau của khách hàng.
Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật
Hệ thống sàn nâng kỹ thuật bao gồm 3 bộ phận chính: Tấm sàn: Thường có dạng hình vuông kích thước 60 x 60cm, ghép lại với nhau thành một bề mặt sàn chắc chắn. Mỗi tấm sàn lại bao gồm 3 phần chính là:
- Phần khung có cấu tạo từ kim loại
- Phần bề mặt trần hoặc được phủ thêm các loại vật liệu như vinyl, HPL,… để gia tăng độ bền và chất lượng cho sản phẩm.
- Phần cốt lõi được làm từ thành phần chính là xi măng hoặc lõi gỗ hoặc sợi khoáng.
Chân đỡ tấm sàn: Để sàn nâng kỹ thuật đạt độ cao theo yêu cầu bắt buộc cần đến hệ thống chân đỡ tấm sàn. Chân đỡ tấm sàn cần có khả năng chịu lực tốt, chống gỉ sét. Chân đỡ thường có 3 phần chính bao gồm:
- Phần đế được làm từ thép mạ
- Phần ống được làm từ sắt được thiết kế với chiều cao theo yêu cầu sử dụng
- Phần đầu được làm từ thép mạ
Thanh giằng: Để các chân đỡ liên kết chặt chẽ với nhau, tạo độ chắc chắn và khả năng chịu lực cao hơn cho hệ thống sàn nâng kỹ thuật, người ta sử dụng thêm các thanh giằng. Thanh giằng được gắn chặt vào đầu chân đỡ bằng vít, có kích thước nhỏ hơn chân đỡ.
Nhờ có 3 bộ phận gắn kết chặt chẽ với nhau này mà sàn nâng kỹ thuật mới đảm bảo được độ chịu lực tốt nhất. Nếu một trong 3 bộ phận trên không được thi công đạt chuẩn, chất lượng của toàn bộ hệ thống sàn sẽ bị ảnh hưởng.
Đặc điểm, quy cách sản phẩm
Kích thước phổ biến của các tấm sàn thường là 600 x 600 x 35mm. Một hệ thống chân đế có thể điều chỉnh độ cao được lắp đặt bên dưới để nâng sàn lên. Thông thường, độ cao của chân đế không nhỏ hơn 15cm. Sàn được làm từ các vật liệu chuyên dụng (nhôm, xi măng,…) nên cũng có những đặc điểm đặc trưng như sau:
- Các tấm sàn cứng, khối lượng lớn hơn các loại sàn khác
- Kết cấu chắc chắn, không gây sụt, lún
- Sàn có khả năng chịu lực rất lớn
- Độ bền cao
- Quy trình thi công, lắp đặt cần đến đội ngũ nhân công chuyên nghiệp
- Chống ẩm, mốc.
Ngoài ra, các loại sàn làm từ các chất liệu khác nhau cũng có một số đặc điểm khác nhau.
Ưu điểm của sàn nâng kỹ thuật
Sàn nâng kỹ thuật càng ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn nhờ những ưu điểm tuyệt vời mà nó đem lại:
- Ứng dụng linh hoạt với mọi không gian: Sàn nâng kỹ thuật là loại sàn ghép, do đó khi lắp đặt không hề ảnh hưởng đến cấu trúc sàn vốn có, cũng không ảnh hưởng đến các hoạt động trên sàn.
- Dễ dàng thay thế khi xảy ra hỏng hóc: Nếu có một tấm sàn bị hư hỏng qua nhiều năm sử dụng, bạn có thể dễ dàng thay thế bằng một tấm sàn mới mà không cần phải thay cả mặt sàn.
- Thuận tiện hơn khi đi dây điện, đường ống nước, dây cáp: Hệ thống dây cáp được đi riêng phía dưới sàn. Do đó, quá trình kiểm tra, sửa chữa, thay thế hệ thống đường ống này cũng thuận tiện và dễ dàng hơn.
- Độ bền cao, không dễ bị hư hỏng: Tuổi thọ trung bình của sàn nâng kỹ thuật là 25 năm. Trong suốt quá trình sử dụng này, bạn cũng không cần tốn nhiều thời gian và công sức để bảo dưỡng, sửa chữa sàn. Hiện nay, sàn nâng được sẩn xuất theo tiêu chuẩn công nghiệp Mỹ và châu Âu giúp chất lượng sàn được đảm bảo hơn, độ bền cũng tốt hơn.
- An toàn tuyệt đối cho người sử dụng: Tại các văn phòng hay trung tâm dữ liệu, hệ thống dây điện khá phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho những người làm việc tại đó. Sử dụng sàn nâng kỹ thuật làm giảm thiểu tối đa nguy cơ cháy nổ, chập điện,…
Phụ kiện thi công sàn nâng
Thi công sàn nâng kỹ thuật khá phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn các loại sàn khác. Bởi quá trình thi công yêu cầu sử dụng thêm khá nhiều phụ kiện để hệ thống sàn đảm bảo chất lượng cao nhất. Dưới đây là những phụ kiện cơ bản cần có:
Chân đế
Chân đế là bộ phận không thể thiếu khi thi công sàn nâng kỹ thuật. Chân đế thường được làm từ thép và có khả năng điều chỉnh độ cao của sàn. Chiều cao tối thiểu của chân đế là 80mm, chiều cao tối đa theo yêu cầu sử dụng. Chân đế có 2 loại chính là loại đầu bằng, dẹt và loại đầu múi bằng nhôm hình chữ thập. Khả năng chịu tải của chân đế khoảng 2800kg.
Thanh ngang (thanh giằng)
Thanh ngang thường được thiết kế theo dạng hình chữ nhật để có được khả năng chịu tải cao nhất. Bề mặt thanh ngang tiếp xúc với mặt sàn nâng, được trang bị thêm lớp đệm chống ồn để gia tăng khả năng cách âm cho sản phẩm. Cùng với chân đến, thanh ngang tạo thành một mặt phẳng vững chắc để đặt tấm sàn lên trên.
Keo dán chân đế
Chân đế và tấm sàn nâng kỹ thuật được liên kết với nhau bằng keo dán chân đế. Đây là loại keo chuyên dụng dùng để liên kết sàn, do đó có độ bám dính cao, lấy mặt phẳng dễ dàng, có độ bền cao và không bị ảnh hưởng nhiều khi có những thay đổi đột ngột của thời tiết.
Nêm nhựa
Nêm nhựa là phụ kiện được sử dụng để lót giữa tấm sàn nâng và chân đế làm tăng độ vững chắc cho hệ thống sàn.
Keo định vị chân đế
Keo định vị chân đế có tác dụng định vị, chống xoay chân đế trong quá trình sử dụng. Nhiều người có xu hướng bỏ qua phụ kiện này khi thi công. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thi công của chúng tôi, đây là phụ kiện quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.
Băng dính xốp
Sàn nâng kỹ thuật và tường được ngăn cách bằng băng dính xốp. Lớp băng dính này giúp sàn hạn chế tiếp xúc với ẩm mốc, tạo độ thở cho sàn khi có sự giãn nở vì nhiệt.
Dụng cụ nâng tấm
Các tấm sàn có khối lượng khá lớn, vì vậy khi thi công chúng ta cần sử dụng thêm dụng cụ nâng tấm để di chuyển. Dụng cụ này giúp việc di chuyển các tấm sàn trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Ứng dụng sàn nâng kỹ thuật
Sàn nâng kỹ thuật được sử dụng tại rất nhiều không gian khác nhau. Chẳng hạn như phòng công nghệ cao, trung tâm hội nghị, phòng viễn thông, trung tâm y tế, phòng máy tính, phòng điều khiển, phòng đặt động cơ, phòng nghiên cứu,… Mỗi loại sàn lại được ứng dụng cho một không gian riêng:
- Sàn nâng nguyên khối phủ sơn tĩnh điện có khả năng chịu lực tuyệt vời. Do đó, chúng thường được sử dụng trong các không gian có mật độ người sử dụng lớn.
- Sàn nâng kỹ thuật nguyên khối phủ vinyl ESD có khả năng chống tĩnh điện nên thường được sử dụng trong các phòng sản xuất điện tử.
- Mặt sàn phủ HPL được trang bị thêm khả năng chống ồn và chống tĩnh điện nên có thể sử dụng trong các phòng hội họp cao cấp.
- Sàn nâng có lỗ thông cho phép lắp đặt hệ thống điều hòa bên dưới sàn nhà.
Thi công sàn nâng
Công việc thi công sàn nâng kỹ thuật cần được tiến hành bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Quy trình thi công về cơ bản được thực hiện qua các bước sau:
- Xử lý bề mặt sàn xi măng
- Đo đạc và xác định độ cao của sàn nâng
- Chia ô sàn nâng và xác định vị trí đế
- Lắp đặt hệ thống thanh ngang
- Lắp đặt mặt sàn
- Hoàn thiện quá trình thi công
Báo giá sàn nâng kỹ thuật
Sàn Xinh cung cấp rất nhiều mẫu mã sàn nâng kỹ thuật khác nhau. Chính vì thế nên mức giá sản phẩm cũng rất đa dạng. Tại Sàn Xinh quý khách sẽ luôn được hưởng mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường.
Ngoài mức giá ưu đãi, chúng tôi cũng cam kết đem đến những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao nhất đến khách hàng. Uy tín – chất lượng chính là châm ngôn hoạt động của công ty chúng tôi. Vậy thì còn chần chừ gì nữa, hãy liên hệ ngay với Sàn Xinh để nhận được mức giá ưu đãi nhất cho sản phẩm sàn nâng kỹ thuật. Nhân viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng 24/7.
Sàn Xinh – Trân trọng cảm ơn quý khách đã quan tâm!
Liên Hệ Ngay!
Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Sàn Xinh
VPGD Miền Bắc: Số 1, Ngõ 364, Hoàng Hoa Thám, Hà Nội
VPGD Miền Nam: Số 44 Hòa Hưng, Phường 13, Quận 10, Tp.HCM
VPGD Miền Nam: Phạm Văn Khoai, Tân Hiệp, Tp.Biên Hòa
VPGD Miền Trung: Số 31 Trương Hán Siêu, Tp.Nha Trang
Tổng Kho: 561 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân
Website: Sannhuaxinh.com
Email: Sannhuaxinh.com@gmail.com
Hotline: 0939049666 – 0899259925
Mở Cửa: 8h – 17h30, Thứ 2 – Thứ 7
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Hệ Sàn Nâng Kỹ Thuật
-
Sàn Nâng Kỹ Thuật Là Gì? Tác Dụng Của Sàn Nâng Kỹ Thuật?
-
Sàn Nâng Kỹ Thuật - Hoàng Hà ( IBT
-
Sàn Nâng Kỹ Thuật Yikuan
-
Quy Trình Thi Công Sàn Nâng Kỹ Thuật | Nhật Hoa
-
Sàn Nâng Kỹ Thuật – Lựa Chọn Tốt Nhất Cho Phòng IT | Nhật Hoa
-
Sàn Nâng Kỹ Thuật OAK500 - Baohagroup
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SÀN NÂNG KỸ THUẬT
-
Thi Công Các Loại Sàn Nâng Kỹ Thuật HPL-Vinyl-Uy Tín Chất Lượng
-
Sàn Nâng Kỹ Thuật FS1500 - Access Floor
-
Đơn Vị Chuyên Thi Công Sàn Nâng Kỹ Thuật
-
Sàn Nâng HPL
-
Sàn Nâng Kỹ Thuật Là Gì? - Ibt Floor
-
Sàn Nâng Kỹ Thuật HPL - IBT Floor