Nhân Vật Thuý Tiêu Trong Chuyện Nàng Thuý Tiêu

11. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên

2.3. Nhân vật Thuý Tiêu trong Chuyện nàng Thuý Tiêu

Nàng là một ca kĩ tại nhà Trần soái Lạng Giang Nguyễn Trung Ngạn. Xuất thân của nàng không biết từ đâu chỉ biết là con gái nhà nghèo. Nàng là người thông tuệ có khiếu làm thơ “Sinh nhân đem những quyển sách nói về thơ từ mà dạy nàng. Chưa đầy một năm nàng đã làm được thơ từ ngang với của Sinh”.

Đến đây ta hãy xem nàng sống như thế nào? Con nhà nghèo, làm nghề ca xướng, may mắn được vào nhà quan Trần soái rồi được tặng cho Nhuận Chi. Nàng dẫu “chưa tường án Mạnh ngang mày như ai” ( tức là

chưa từng học cái đạo làm vợ như nàng Mạnh Quang đời Hán, rất kính trọng chồng là Lương Hồng, mỗi khi dọn cơm cho chồng ăn, thường nâng án lên tận ngang mày) nhưng Dư Nhuận Chi đã mến, quan Trần soái đã tặng, Êy là nàng đã thành vợ người rồi vì lời quan đâu phải là lời nói đùa!!!. Nàng đã vâng lời quan một cách cung kính nên “Sinh hôm Êy uống rượu rất say, mãi đến khuya mới tỉnh” thì “đã thấy nàng Thuý Tiêu ở cạnh”. Với nàng, theo Nhuận Chi là “giây sắn được nương bóng tùng”, là niềm hạnh phúc mà nàng không dám đòi hỏi nhiều hơn.

Yêu chồng và theo chồng, nàng Thuý Tiêu đã là người như vậy. “Gặp ngày mồng một đầu năm, Thuý Tiêu rủ mấy người bạn gái đến chùa Tháp Báo Thiên dâng hương lễ Phật”. Đến chùa dâng hương lễ Phật, nàng cầu mong cái gì? hẳn không thể ra ngoài sự cầu xin cho chồng nàng đỗ đạt, cho nàng hạnh phúc.

Khi bị cướp về nhà quan Trụ quốc, dẫu ở thì “Trướng gấm êm ru” “nệm tía màu hồng”, đi chơi thì “tiền hô, hậu ủng”, “kiệu căng riềm lụa”, “trâm thoa rơi rắc, hồng tía tơi bời”, nhưng tấm lòng nàng thì vẫn hướng về Nhuận Chi, dù chàng chưa hề đỗ đạt. Với nàng, những ngày ở nhà họ Thân là những ngày “mang nặng biết bao oán sầu”, là “ngậm hờn nuốt tủi” đến “bẽ bàng đổi khác tư dong” bởi trái tim nàng đang “trăm mối tơ vò”. Mối tơ vò Êy không ngoài vì chàng Nhuận Chi.

Đối diện với quan Trụ quốc, kẻ có thế lực đã cướp nàng về (“dẫu Nhuận Chi đã kiện tới tận triều đình, nhưng họ Thân uy thế rất lớn, các toà sở đều tránh kẻ quyền hào, gác bút không dám xét xử”) nhưng nàng vẫn khẳng khái nói lời son sắt của mình: “Quả có như vậy, tình sâu gắn bó, hờn nặng chia lìa, lời thề chung sống chưa phai, điều hẹn cùng già đã phụ. Nay thì Sở mưa, Yên tạnh, liễu héo đào tươi, bằn bặt xa nhau, hờn ôm thiên cổ. Cho nên người xưa đã coi rẻ giàu sang mà nhớ anh hàng bánh, xem khinh sung sướng mà gieo xuống tầng lầu thật là phải lắm” và “Nói rồi nàng toan

lấy chiếc khăn là thắt cổ tự tử”.

Cái đức hạnh của người đàn bà đã không coi việc được ở lầu son gác tía, không coi quan Trụ quốc giàu sang tới mức “vàng bạc châu báu chồng chất đầy rẫy” “trừ gặp phải hoả tai nếu không thì không biết có cách nào tiêu mòn đi được” bằng được người chồng dẫu chỉ là “anh chàng bán thơ” thì chắc chắn phải là tấm gương mẫu mực của người phụ nữ trong quan niệm phong kiến.

Lễ giáo phong kiến đòi hỏi phụ nữ phải thuỷ chung như nhất thì cái tinh thần “chồng ta áo rách ta thương, chồng người áo gấm xông hương mặc người” chắc khó có ai hơn được nàng Thuý Tiêu này.

Còng may cho Thuý Tiêu, nàng có người chồng là Dư Nhuận Chi, bậc tài tử đã từng “nổi danh ở chốn tao đàn” Êy lại là một người đàn ông chung tình hiếm thấy. Khi bị quan Trụ quốc cướp mất vợ, “ Sinh đau buồn lắm chẳng thiết gì thi cử nữa”. Nỗi đau thương Êy đã được diễn tả bằng lời thơ có chút trách móc giận hờn nhưng rất thê lương ai oán biểu hiện một tình yêu sâu sắc của Nhuận Chi:

Người nương trướng gấm êm ru Người ôm một mảnh chăn cù giá đông Ham vui nệm tía màu hồng

Biết chăng kẻ chốn thư phòng thương đau ………. Côn Nô, Hứa Tuấn nơi nao

Tìm hương trả bích còn ao ước gì

Thế rồi, vì nỗi khao khát được gặp lại Thuý Tiêu mà Nhuận Chi dám đến ở nhà Trụ quốc, dẫu biết việc đó là cực kì nguy hiểm, có khác gì “nằm trước hàm con ly long”. Cuối cùng chàng đã đưa được vợ thoát khỏi nanh vuốt Trụ quốc. Đến năm Đại trị thứ 7, sau khi Trụ quốc bị buộc tội, Nhuận Chi mới “về kinh sư thi đỗ tiến sĩ, vợ chồng ăn ở với nhau đến già”.

không mang đến hạnh phúc cho họ, ngược lại, đa phần lại trở thành tai hoạ cho chính họ. Những yếu tố tài hoa, tài sắc, tài tình ở người phụ nữ gắn liền với kiếp hồng nhan bạc mệnh. Tiếng thở dài của Nguyễn Du “tài tình chi lắm cho trời đất ghen” và điều chiêm nghiệm “chữ tài liền với chữ tai một vần” chẳng phải cũng để khái quát về số phận người phụ nữ đó sao?

Đủ điều tốt đẹp về đức hạnh, lại thêm có cả tài – tình, thế mà cả Dương thị lẫn Thúy Tiêu đâu có hạnh phúc! Người bị quan Trụ quốc cướp về, kẻ bị Thần thuồng luồng bắt lấy. Cái ác rình rập khắp nơi và tai họa cũng có ở khắp nơi đối với người phụ nữ. Đành rằng cuối cùng cả hai đều được đoàn tụ vợ chồng nhưng cả hai đều phải trải qua những năm tháng chia lìa với bao đau khổ, tủi hờn.

Nếu “ở hiền gặp lành” thì các nàng chẳng ở hiền sao. Thế mà hai nàng ở hiền mà vẫn gặp nạn. Thực tế là khi lòng tham mà thắng thì lẽ trời phải chết như câu nói của đức Phật. Khi cái ác ngự trị thì con người đừng

hòng mong có công bằng và hạnh phúc. Và màn tái hôn của hai nàng chẳng qua chỉ là tưởng tượng, là cái kì ảo mà ở xã hội xưa, khi đã tuyệt vọng thì người ta ước ao có nó. Nếu không có Bạch Long hầu thì Dương thị làm sao có thể gặp lại chồng. Nếu không có đôi chim yểng như biết tiếng người, hiểu lòng người, lại còn biết tìm đúng màn của Thuý Tiêu trong nhà quan Trụ quốc thì làm sao mà nàng có được ngày trở về với Nhuận Chi. Êy thế mà cũng phải đến năm Đại trị thứ 7, sau khi Trụ quốc bị buộc tội, Nhuận Chi mới về kinh sư thi đỗ tiến sĩ, vợ chồng mới được ăn ở với nhau đến già. Chúng ta còn nhớ, ngày chàng Nhuận Chi cứu được Thuý Tiêu khỏi nanh vuốt quan Trụ quốc, nàng đã nói “Trụ quốc chỉ là đồ yếu hèn mà làm đến bậc Vệ, Hoắc…, tội đầy, ác chứa…có điều bây giờ họ còn đương thịnh, uy thế rất đáng sợ, ta hãy Èn hình náu vết, trốn lánh ở chỗ nhà quê để tránh cái vạ nguy hiểm”, mới thấy cái hạnh phúc của nàng bấp bênh và mong manh đến chừng nào.

Những chi tiết kì ảo gắn với số phận hai người phụ nữ ở những truyện trên thật có ý nghĩa sâu sắc. Cái kì ảo đã làm giàu cốt truyện, làm tăng sức hấp dẫn của truyện, góp phần quan trọng làm thoả mãn nhu cầu hướng thiện của người đọc. Nó là yếu tố để nhà văn thể hiện lý tưởng của mình về sự công bằng và ước mơ về sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Nó là bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của văn học dân gian trên cả hai bình diện tư tưởng và nghệ thuật của tác giả. Mặt khác, chính nó lại có sức tố cáo sâu sắc cái xã hội vạn ác đương thời: người ta không thể tìm thấy sự công bằng trong một xã hội mà người lương thiện luôn luôn bị đè nén bởi cường quyền và những thế lực đen tối khác trong xã hội. Chỉ khi cái ác bị tiêu diệt hoặc trong thế giới khác, với sự trợ giúp của những lực lượng siêu nhiên thì con người mới có thể tìm thấy công bằng, lẽ phải hoặc hạnh phóc.

Từ khóa » Thuý Tiêu Truyện