Nhân Viên Phòng Kế Hoạch Là Gì Và Làm Những Công Việc Gì?
Có thể bạn quan tâm
Các nhà quản lý luôn bận rộn với những dự án cho doanh nghiệp, họ cần sắp xếp và tối ưu hoá sao cho các dự án được hoàn thành đúng tiến độ. Để làm được việc đó, không thể thiếu những cánh tay phải cận kề, đó chính là nhân viên kế hoạch.
Cùng Glints tìm hiểu về nhân viên kế hoạch là gì và mô tả chi tiết công việc của nhân viên phòng kế hoạch ra sao qua bài viết sau nhé!
Nhân viên kế hoạch là gì?
Nhân viên kế hoạch chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển các bản kế hoạch hoạt động cho dự án. Đồng thời quản lý quy trình sản xuất, theo dõi sát sao các bước thực hiện để đảm bảo dự án đi theo tiến độ, yêu cầu và ngân sách cho phép.
Nhân viên kế hoạch cũng là người tiếp nhận thông tin đơn hàng, báo cho bộ phận sản xuất thực hiện, sau đó thống kê số liệu và báo cáo trực tiếp cho cấp trên.
Bộ phận kế hoạch có vai trò quan trọng với doanh nghiệp trong việc nhìn ra được chi tiết dự án để đưa ra nhận xét, đánh giá các hiệu quả và rủi ro trước mắt. Từ đó, đưa ra điều chỉnh để dự án được thực hiện suôn sẻ và thành công.
Nhân viên phòng kế hoạch làm những công việc gì?
Dù công việc của nhân viên kế hoạch đa dạng trong mọi ngành nghề và lĩnh vực, nhưng họ vẫn đảm nhiệm một số trách nhiệm chính sau đây:
Xây dựng dự thảo kế hoạch định kỳ
Dựa vào quy mô, mục tiêu phát triển dự án của tổ chức, nhân viên kế hoạch cần lập các chiến lược ngắn hạn (theo tháng/quý), hoặc dài hạn (theo năm) cho các chương trình hoạt động của doanh nghiệp.
Đề xuất bản dự thảo kế hoạch cho cấp quản lý duyệt hoặc điều chỉnh. Sau đó, nhân viên kế hoạch cần lập chi tiết các đầu việc, thời gian hoàn thành của từng hạng mục chính, trình lại cấp trên phê duyệt một lần nữa.
Đảm bảo tiến độ của kế hoạch
Ngoài việc lập kế hoạch, nhân viên kế hoạch còn phải theo dõi và giám sát việc thực hiện để đảm bảo tiến độ và chất lượng nhằm đưa dự án đi đúng kế hoạch theo ngân sách đề ra.
Công việc chi tiết hơn là điều phối, thúc đẩy nhân viên, điều chỉnh kịp thời những hoạt động chưa đạt chất lượng.
Không những vậy, họ còn phải linh hoạt khắc phục các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất như thiếu nhân sự, thiếu nguyên vật liệu hay máy móc trục trặc.
Thống kê, báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Nhân viên kế hoạch sẽ thực hiện các báo cáo, thống kê tổng hợp tiến độ sản xuất, tình trạng vận hành của dự án cho các bậc quản lý. Chi tiết công việc sẽ gồm:
- Lập báo cáo chi tiết về các sự cố đã xảy ra liên quan trực tiếp đến kế hoạch dự án.
- Tham gia xây dựng, đề xuất các cách khắc phục vấn đề phát sinh.
- Trao đổi với cấp trên để lựa chọn phương án giải quyết tốt nhất.
- Theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện phương án.
Một số công việc hành chính khác
Nhân viên kế hoạch sẽ cần phải thực hiện một số công việc hỗ trợ các phòng ban khác, như là:
- Hỗ trợ sắp xếp, quản lý các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến sản xuất, mua hàng và vấn đề chi tiêu.
- Quản lý dòng tiền, vật tư, đảm bảo các nguồn vật hàng luôn đầy đủ chứng từ.
- Chủ động liên hệ với khách hàng, chăm sóc, tiếp nhận phản hồi để cải thiện hoặc giải quyết khiếu nại khi dự án hoàn tất.
Thu nhập của nhân viên kế hoạch có “khủng” như lời đồn?
Mức lương cơ bản
Tuỳ theo quy mô doanh nghiệp và kinh nghiệm của bản thân, mức lương của nhân viên kế hoạch sẽ có sự chênh lệch, trung bình khoảng 10 triệu đồng/tháng.
Bạn có thể trau dồi kiến thức, năng lực và mang lại nhiều thành quả cho doanh nghiệp, để mở rộng con đường sự nghiệp lên vị trí quản lý sẽ có mức lương cao hơn rất nhiều, khoảng 25 triệu đồng/tháng.
Cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn
Bất kể công ty nào cũng cần có bộ phận kế hoạch để lập chiến lược, kế hoạch cho dự án, đặc biệt là công ty thuộc lĩnh vực sản xuất, xây dựng.
Song song, khi trở thành nhân viên kế hoạch, bạn có cơ hội trau dồi, định hướng, phát triển thêm về tư duy, tầm nhìn chiến lược, là đòn bẩy cho sự thành công của bạn sau này.
Do đó, nhu cầu tuyển dụng trong bộ phận kế hoạch luôn khá cao, với các chuyên ngành đa dạng, nên cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và luôn mở rộng.
Đọc thêm: Nhân viên thống kê là làm gì?
Bí kíp để trở thành nhân viên kế hoạch là gì?
Nhân viên kế hoạch cần phải tổng hợp thông tin và sắp xếp kế hoạch, do đó nhà tuyển dụng cũng yêu cầu một số những kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Học vấn và kinh nghiệm liên quan
Tuỳ theo lĩnh vực kinh doanh của công ty, nhân viên phòng kế hoạch thường được yêu cầu có kiến thức và bằng cấp chuyên môn. Ứng viên cần có bằng cử nhân, tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh, kinh tế, thương mại, ngoại thương.
Nếu bạn đã có kinh nghiệm 1 năm làm việc trong các ngành nghề liên quan sẽ là một điểm cộng với nhà tuyển dụng.
Nhân viên kế hoạch cần giỏi kỹ năng gì?
Để trở thành một nhân viên kế hoạch sáng giá, bạn cần rèn luyện một số kỹ năng sau.
- Kỹ năng tổ chức: Bạn sẽ phải hoạch định các trách nhiệm liên quan đến dự án như:
- Hoạch triển khai các công việc chính và thời gian hoàn thành.
- Xác định chi phí thực hiện toàn bộ dự án.
- Điều phối nhân sự sao cho công việc tiến triển hiệu quả.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Bạn cần phải sắp xếp thời gian hợp lý để biết việc nào cần ưu tiên thực hiện trước, bám sát thời gian để hoàn thành kế hoạch.
- Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt: Để các bản dự thảo được duyệt, nhân viên phòng kế hoạch phải trình bày rõ ràng, rành mạch về kế hoạch cho cấp trên, các phòng ban khác.
- Kỹ năng sử dụng máy tính: Bạn sẽ cần sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý như quản lý nhân sự, kho, vận và các ứng dụng tin học cơ bản.
Làm thế nào để vượt qua vòng phỏng vấn nhân viên kế hoạch?
Một số câu hỏi thường gặp
- Theo bạn, trách nhiệm của một nhân viên kế hoạch trong một ngày cần hoàn thành là gì?
- Bạn biết gì về ISO 9001? Bạn làm gì để áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 vào công việc của mình?
- Hãy nêu các nguyên tắc cần tuân thủ trong xuất nhập khẩu của một nhân viên kế hoạch và sản xuất?
- Để lập một bảng kế hoạch và chiến lược tốt nhất cho doanh nghiệp, bạn dựa vào điều gì?
- Trong một dự án, nếu nguồn nguyên liệu bạn dự tính bị thiếu so với bảng kế hoạch, bạn sẽ có phương án xử lý như thế nào?
- Các công cụ hỗ trợ bạn trong việc theo dõi và quản lý tiến trình sản xuất là gì? Bạn có kinh nghiệm sử dụng chúng như thế nào?
Kỹ năng viết CV ấn tượng
Để viết được CV đầy đủ kinh nghiệm, kỹ năng, tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng, bạn nên có đủ 4 yếu tố chính sau.
1. Thông tin liên hệ
Có đầy đủ và chính xác thông tin để nhà tuyển dụng kịp thời liên hệ với bạn ngay khi cần phỏng vấn. Các thông tin cơ bản bao gồm họ tên, số điện thoại, nơi ở hiện tại, email để gửi thư mời phỏng vấn.
2. Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc là phần quan trọng nhất của CV, bạn cần trình bày rõ ràng và nổi bật. Đây không đơn giản chỉ là một loạt danh sách liệt kê, mà còn là những điểm gây chú ý cho nhà tuyển dụng bởi nó thể hiện những hiểu biết của bạn tích lũy bao năm.
Bạn nên điều chỉnh các kinh nghiệm phù hợp với mô tả công việc của doanh nghiệp, và chỉ nêu 3 – 4 công việc trong thời gian gần nhất.
3. Học vấn
Học vấn thể hiện trình độ và các kiến thức bạn đã trau dồi ngay tại trường học và chuẩn bị hành trang đem vào thực tiễn.
4. Kỹ năng
Cần nêu rõ các kỹ năng một cách trung thực. Khi phỏng vấn nhà tuyển dụng có thể đưa ra các tình huống liên quan đến kỹ năng để đánh giá cách bạn xử lý.
Đọc thêm: Khái Niệm Kỹ Năng Là Gì? Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Trong Công Việc & Cuộc Sống
Kết luận
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu được Nhân viên kế hoạch là gì? Nhân viên phòng kế hoạch làm những công việc gì?
Glints hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn và đầy đủ hơn cho sự lựa chọn ngành nghề trong tương lai.
Tìm cơ hội công việc Nhân viên kế hoạch ngay tại đây!Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Nhập đánh giáĐánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2
Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?
Nhập ý kiến của bạnTừ khóa » Kế Hoạch Phát Triển Nghề Nghiệp Là Gì
-
4 Bước Lập Kế Hoạch Nghề Nghiệp Cho Tương Lai
-
Định Hướng Phát Triển Nghề Nghiệp Như Thế Nào?
-
6 Bước Phát Triển Nghề Nghiệp Cho Chính Bạn
-
3 Bước Lập Kế Hoạch Phát Triển Nghề Nghiệp - Le & Associates
-
4 Cách để Cải Thiện Và Phát Triển Nghề Nghiệp - MPHR
-
CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP & PHÁT TRIỂN BẢN ...
-
Mách Bạn Cách Viết Kế Hoạch Phát Triển Sự Nghiệp Trong CV - 123Job
-
LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP - Emanvietnam
-
Mách Nhỏ Bạn Cách Viết Kế Hoạch Nghề Nghiệp Trong Vòng 3 Năm Tới
-
3 Bước để Tạo Kế Hoạch Phát Triển Nghề Nghiệp - Joboko
-
4 Bước để Tạo Kế Hoạch Phát Triển Sự Nghiệp Của Bạn
-
Chia Sẻ Bí Quyết Viết Kế Hoạch Nghề Nghiệp Trong Vòng 3 Năm Tới
-
Làm Sao để Luôn Thành Công Và Phát Triển Trong Nghề Nghiệp
-
Chia Sẻ Cách Viết Kế Hoạch Nghề Nghiệp Trong Vòng 3 Năm Tới ở CV