Nhận Xét Chính Sách Kinh Tế Nhà Nguyễn? - Hoc247

- Kinh tế Việt Nam thời nhà Nguyễn phản ánh kết quả hoạt động của các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương mại Việt Nam dưới sự cai trị của nhà Nguyễn thời kỳ còn độc lập (1802-1884) (giai đoạn kinh tế tiếp theo được phản ánh trong bài Kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc).

Nền kinh tế Việt Nam thời nhà Nguyễn là nên kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghiệp. Bên cạnh đó là sự tái phục hồi hoạt động nội thương sau thời gian dài đất nước bị chia cắt. Dưới thời Thiệu Trị, chính sách ngoại thương với các nước phương Tây có một số ưu đãi, trong khi với các nước láng giềng thì còn nhiều hạn chế và thủ tục phiền phức.

-

Thực ra không phải nhà NGuyễn không có chính sách đúng đắn nào để phát triển kinh tế mà thực ra cũng có nhưng cách thức thực hiện thì chưa hiệu quả thôi: ví dụ chính sách khẩn hoang phục hóa, khai phá ra những vùng đất mới, nhà Nguyễn cũng có ý thức trong việc cải tiên kĩ thuật... Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất về chính sách phát triển kinh tế của nhà Nguyễn là "trọng nông ức thương", cản trở sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Đó là một trong những sai lầm đẩy Việt Nam đến chỗ trở thành mục tiêu nhòm ngó và xâm chiếm của tư bản Pháp. Nhà Nguyễn là vào nửa đầu thế kỉ XIX, đã khá xa so với thời Lê, theo qui luật thì ngày càng phải phát triển nhưng không phải vậy, các chính sách của nahf Nguyễn không hề đổi mới mà cứ áp dụng các chính sách của nhà Lê.Đối với thời Lê thì các chính sách đó rất tiến bộ và có hiệu quả nhưng đến thời Nguyễn nó đã lạc hậu, vậy mà không có sự thay đổi thì làm sao đất nước có thể đi lên được ? Thứ 2, đó là chính sách "bế quan toả cảng", không cho giao lưu với các quốc gia khác, của nhà Nguyễn đã khiên cho khoa học, kĩ thuật, những nền văn minh mới ở trên thế giới không thể du nhập vào nước ta Về mặt giáo dục thì vẫn thiên về văn học, sử học theo Nho giáo, các môn tự nhiên không được quan tâm.

Từ khóa » Chủ Trương Trọng Nông ức Thương