Nhập Xuất Dữ Liệu - Hoàn Chân • Blog
Có thể bạn quan tâm
Các nội dung chính
- Xuất dữ liệu
- Văn bản
- Lưu ý cách viết chuỗi
- Nội dung các biến
- Giá trị của biểu thức
- Cẩn thận với số thực
- Có thể dùng Writeln;
- Văn bản
- Nhập dữ liệu
Việc nhập xuất dữ liệu là đều luôn phải làm ở bất cứ chương trình nào! Ở Pascal, việc nhập xuất dữ liệu sẽ gồm các loại:
- Xuất dữ liệu ra màn hình.
- Nhập dữ liệu từ bàn phím.
- Xuất dữ liệu ra tập tin.
- Nhập dữ liệu từ tập tin.
Ở phần này, chúng ta cùng tìm hiểu các nhập xuất dữ liệu thông qua 2 thành phần cơ bản của máy tính là bàn phím và màn hình. Phần nhập xuất qua tập tin các bạn có thể xem tại đây
Xuất dữ liệu
Các bạn còn nhớ chương trình sau đây chứ?
Program Hello_World; Uses CRT; Begin Writeln('Hello, World!'); Readkey; End.Ở chương trình trên lệnh Writeln(‘Hello, World!’); dùng để viết dòng chữ Hello, World! ra màn hình. Writeln là lệnh dùng để xuất dữ liệu trong Pascal với cú pháp như sau:
Writeln(<nội dung cần viết>);Ngoài ra còn có Write cũng cùng chức năng với Writeln. Writeln viết xong sẽ viết thêm dấu xuống dòng, còn Write thì không.
Write(<nội dung cần viết>);Với <nội dung cần viết> là các giá trị sẽ được in ra màn hình, nếu có nhiều nội dung cần viết thì chúng được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy ,. Có các loại sau:
Văn bản
Văn bản cần được viết ra giống y như trong câu lệnh. Đây được gọi là các chuỗi kí tự và phải bắt đầu và kết thúc với một dấu trích dẫn đơn (dấu nháy đơn) '.
Ví dụ: Writeln(‘Hello, I am Pascal!’); sẽ viết ra Hello, I am Pascal!.
Lưu ý cách viết chuỗi
Cặp dấu ' để bao quanh văn bản chỉ là để đánh dấu đó là 1 chuỗi kí tự và sẽ không được in ra.
Nội dung các biến
result := 5; Writeln (result);Sẽ viết ra màn hình 5
Giá trị của biểu thức
a := 5; b := 3; Writeln (a + b);Sẽ viết ra màn hình 8
Một lệnh Writeln có thể kết hợp cả 2 hay 3 loại. Ví dụ:
result := 5; Writeln('The Result is: ', result); { The Result is: 5 } index := 3; Writeln('A[', index, '] = ', result); { A[3] = 5 } a := 3; b := 5; c:= 7; Writeln('A[', index, '] = ', a + b + c); { A[3] = 8 }Cẩn thận với số thực
Khi giá trị của một biến hoặc một biểu thức là một số thực thì mặc định nó được ghi ra dưới dạng dấu phẩy động, ta cần định dạng lại số thực như sau:
Writeln('The Result is: ', 4 / 3); { The Result is: 7.5000000000000000E-001 } Writeln('The Result is: ', 4 / 3 :0:2); { The Result is: 0.75 }:0:2 là dùng để định dạng số. Trong đó :0 là chừa 0 khoảng trống để in phần nguyên và :2 là in 2 chữ số ở phần thập phân. Muốn 4 số phần thập phân thì dùng :0:4
Có thể dùng Writeln;
Lệnh Writeln có thể được dùng mà không cần chỉ định các giá trị cần được in ra! Khi không chỉ định các giá trị cần in ra thì lệnh Writeln sẽ in ra 1 dấu xuống dòng
Nhập dữ liệu
Nhập dữ liệu tức là đưa một thông tin nào đó vào chương trình. Cú pháp cơ bản để nhập dữ liệu từ bàn phím vào Pascal như sau:
Read(<Danh sách biến>);Trong đó <Danh sách biến> là danh sách các biến cần được nhập dữ liệu từ bàn phím và được ngăn cách với nhau vởi dấu phẩy , Lệnh Read xử lý đầu vào dưới dạng một chuỗi các kí tự với các dòng ngăn cách nhau bởi một kí tự kết thúc dòng. Các biến được đọc bằng Read có thể nằm trên 1 hoặc nhiều dòng, miễn sau chúng được ngăn cách nhau bởi dấu cách trắng, dấu Tab hay dấu xuống dòng là được.
Pascal còn có lệnh Readln để đọc dữ liệu đầu vào mà mỗi biến nằm riêng trên 1 dòng. Nếu có nhiều giá trị nằm chung 1 dòng thì lệnh Readln sẽ chỉ đọc giá trị đầu tiên. Readln có cú pháp như sau:
Readln(<Danh sách biến>);Giả sử khi chạy chương trình người ta nhập dữ liệu đầu vào như sau: 45 97 3 1 2 3
Ví dụ như a, b, c, d đều là số nguyên thì các lệnh Read và Readln sẽ đọc được nội dung như sau:
Read(a); { a = 45 } Read(b); { b = 97 } Readln(a); { a = 45 } Read(b); { b = 1 } Read(a, b, c, d); { a = 45, b = 97, c = 3, d = 1 } Readln(a, b); {a = 45, b = 97 } Readln(c, d); { c = 1, d = 2 }Khi đọc bằng số nguyên, tất cả các khoảng trống được bỏ qua cho đến khi tìm thấy một số. Sau đó, tất cả các số tiếp theo sẽ được đọc, cho đến khi chạm tới một ký tự không phải số.
Ví dụ người dùng nhập: 8352.38
Khi một số nguyên được đọc từ đầu vào ở trên, giá trị của nó sẽ là 8352. Nếu ngay sau đó, bạn đọc một ký tự, giá trị sẽ là . Vì đầu đọc đã dừng lại ở ký tự không phải chữ số.
Giả sử ta cố gắng đọc hai số nguyên. Điều đó sẽ không thực hiện được, bởi vì khi máy tính tìm dữ liệu để lấp đầy biến thứ hai, nó sẽ thấy . Và dừng lại vì nó không thể tìm thấy bất kỳ số nào để đọc.
Với các giá trị thực, máy tính cũng bỏ qua các khoảng cách (cách trắng hoặc Tab) và sau đó đọc vào nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, nhiều trình biên dịch Pascal đặt một hạn chế bổ sung: nếu là số N và 0 < N < 1 thì nó phải có dạng 0.xxx. Vì vậy, .678 là không đọc được, nhưng 0.678 là đọc bình thường.
Hãy chắc chắn rằng tất cả các định danh trong danh sách đối số phải là các biến! Hằng không thể gán một giá trị.
Từ khóa » Câu Lệnh Dùng để Nhập Dữ Liệu Từ Bàn Phím
-
Để Nhập Dữ Liệu Từ Bàn Phím, Ta Sử Dụng Lệnh:
-
Cú Pháp Của Thủ Tục Nhập Dữ Liệu Vào Từ Bàn Phím:
-
Lệnh Nhập Dữ Liệu Từ Bàn Phím - Quê Hương
-
Để Nhập Dữ Liệu Từ Bàn Phím - Giải Bài Tập Tin Học Lớp 8 - Lazi
-
Câu Lệnh Nào Sau đây Dùng để Nhập Một Số Từ Bàn Phím Vào Biế
-
Câu Lệnh Nào Sau đây Dùng để Nhập Dữ Liệu Từ Bàn Phím - Thả Rông
-
Để Nhập Dữ Liệu Từ Bàn Phím Cho Mảng A Có 10 Phần Tử Là Số ...
-
Câu Lệnh Nào Sau đây Dùng để Nhập Một Số Từ Bàn Phím Vào Biến X ...
-
Top 14 Cú Pháp Nhập Dữ Liệu Từ Bàn Phím
-
Trong Pascal, Câu Lệnh Dùng để Nhập Dữ Liệu Từ Bàn Phím Là
-
Trong Pascal, để Nhập Dữ Liệu Từ Bàn Phím Ta Sử Dụng Thủ Tục:
-
Để Nhập Dữ Liệu Từ Bàn Phím Và Chuyển Về Dạng Số Nguyên Ta Dùng ...
-
Câu 13: Để Dừng Chương Trình Nhập Dữ Liệu Ta Dùng Lệnh A. Clrscr ...
-
Để Nhập Dữ Liệu Từ Bàn Phím Ta Dùng Lệnh