Nhau Cài Răng Lược: Chậm Trễ Rất Nguy! | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
|
Bé lọt lòng, nhau ở lại
Bánh nhau có vai trò là trạm trung gian trao đổi chất từ mẹ sang thai nhi và ngược lại. Máu mẹ đổ từ các mạch máu ở thành tử cung vào các hố máu sau bánh nhau (gọi là hồ máu). Mặt sau bánh nhau có cấu trúc như các gai, nhúng vào các hồ máu này. Máu con sẽ lưu thông trong các gai nhau. Chất dinh dưỡng và dưỡng khí đi từ máu mẹ qua gai nhau vào máu con; thán khí và chất thải đi từ máu con qua gai nhau đổ vào máu mẹ.
Sau khi thai nhi được sinh ra, sẽ có sự bong tróc gai nhau khỏi các hồ máu tạo nên sự bong toàn bộ bánh nhau khỏi thành tử cung và nhau thoát ra ngoài sau đó. Các gai nhau thường chỉ bám đến một phần nội mạc tử cung là lớp lót mặt trong của tử cung (tử cung có các lớp: nội mạc, lớp cơ, thanh mạc – là phần bao ngoài, hiểu nôm na là lớp lót mặt ngoài). Khi có nhau cài răng lược, tuỳ theo mức độ, các gai nhau sẽ bám chặt vào thành tử cung, xuyên hết phần nội mạc, xuyên đến lớp cơ, hay xuyên hết tất cả các lớp của thành tử cung và ăn lan ra các cơ quan nằm cạnh bên như ruột, bàng quang. Do đó, sau khi thai nhi ra đời, các gai nhau sẽ không bong được một cách tự nhiên khỏi thành tử cung. Để thoát nhau, lúc này, cần phải can thiệp bằng cách bóc nhau. Nếu nhau bám quá chặt, bóc nhau cũng không lấy được hoàn toàn nhau, có khi còn làm tổn thương thành tử cung (thủng, vỡ tử cung). Nếu nhau bám ra tới các cơ quan lân cận sẽ làm thủng cả các cơ quan này.
Nguyên nhân gây nhau cài răng lược, thường là do thành tử cung nơi nhau bám bị suy yếu, không đủ dinh dưỡng, nên các gai nhau phải tăng cường phát triển. Có thể gặp nhau cài răng lược trong nhau tiền đạo: nhau bám phần dưới của thân tử cung, vốn là nơi có lớp cơ mỏng; hoặc trên người nạo phá thai nhiều lần, trên người có vết sẹo ở tử cung (mổ sanh nhiều lần, mổ bóc nhân xơ tử cung), trên người có nhân xơ tử cung (làm cho thành tử cung có dinh dưỡng kém). Do vậy, có thể ngăn ngừa bằng cách tránh nạo phá thai nhiều lần, tránh mổ sanh nhiều lần.
Không dấu hiệu nên chủ động vẫn hơn
Hầu như không có dấu hiệu gì báo trước trong lúc mang thai, chỉ biết được khi sinh (sinh thường hay sinh mổ) mà nhau thoát ra chậm hay khó khăn dù có can thiệp bằng cách bóc nhau sau sinh.
Thường khi có chẩn đoán tình trạng nhau tiền đạo hay trên các nhóm nguyên nhân đã kể, bác sĩ sẽ cẩn thận xem xét có nhau cài răng lược không. Khi siêu âm thai khoảng ba tháng cuối thai kỳ, người siêu âm cũng thường quan tâm xem có tình trạng nhau bám quá sâu không, nhất là khi có nhau tiền đạo. Do vậy, sẽ có chẩn đoán nhau cài răng lược trước hay sau khi sinh; xử trí cũng theo đó mà khác nhau.
Khi có chẩn đoán chủ động trước lúc sinh, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán cụ thể mức độ bám chặt của nhau, mức độ tổn thương các cơ quan lân cận. Khi thấy nhau bám quá chặt, xâm lấn các cơ quan lân cận, bác sĩ sẽ đề nghị mổ lấy em bé, để nguyên bánh nhau và cắt tử cung cùng với bánh nhau, vì nếu cố bóc nhau sẽ làm mất máu trầm trọng và tổn thương tử cung lẫn cơ quan lân cận. Khi cài răng lược ít hơn (không quá thành tử cung), có thể chỉ mổ sinh, cố gắng lấy phần nhau bong được, phần nhau khó lấy sau đó sẽ dùng thuốc để diệt. Cuộc mổ sinh có nhau cài răng lược là cuộc mổ khó, đòi hỏi tay nghề người mổ phải cao, khả năng mất máu nhiều (đã có cuộc mổ cần đến 5 – 6l máu, bằng cả lượng máu vốn có của một người bình thường), cũng như có khả năng ảnh hưởng việc mang thai lần sau.
Khi chẩn đoán nhau cài răng lược sau lúc thai nhi ra đời, tuỳ theo sinh mổ hay sinh thường, cần nghi ngờ có nhau cài răng lược nếu thấy nhau không bong tự nhiên sau khi em bé ra; sẽ cố gắng lấy phần nhau bằng cách bóc nhau, cầm máu khi có chảy máu quá nhiều (bằng thuốc hay bằng phẫu thuật), cũng có thể dùng thuốc tiêu diệt phần nhau còn lại. Nói chung, chẩn đoán lúc này là khá bị động, xử trí cụ thể tuỳ theo tình trạng nhau bám, tình trạng mất máu của mẹ.
Về phía phụ nữ, nên tránh nạo phá thai hay mổ trên tử cung nhiều lần dễ gây ra nhau cài răng lược. Khi đã được chẩn đoán tình trạng này, cần hết sức bình tĩnh và sáng suốt để chấp nhận các phương cách điều trị được đề nghị nhằm mang lại an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Nguồn: sgtt.vn
Từ khóa » Bám Chặt Là Gì
-
Từ điển Việt Anh "bám Chặt" - Là Gì?
-
BÁM CHẶT - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
BÁM CHẶT Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
Bám Chặt Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Bám - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Bám - Từ điển Việt
-
Rau Cài Răng Lược - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bám Chặt Trong Tiếng Nhật Là Gì? - Từ điển Việt-Nhật
-
Đặt Câu Với Từ "bám Chặt"
-
Nhau Thai Là Gì, Các Vấn đề Về Nhau Thai Mẹ Bầu Cần Biết
-
Hiện Tượng Nhau Tiền đạo - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Nhau Thai Bám Thấp: Dấu Hiệu, Nguy Cơ Và Cách điều Trị - Hello Bacsi